Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau đầu gối là bệnh gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi đặc biệt được nhiều người quan tâm và muốn đi tìm câu trả lời. Đau nhức đầu gối là một dạng bệnh lý về xương khớp, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Chi tiết về căn bệnh này sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây. 

🟢 Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau đầu gối là bệnh gì? Đây là những dấu hiệu cho thấy ở trong và xung quanh khớp gối đang bắt đầu có những tổn thương. Thường là các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Vì là bộ phận có cấu tạo phức tạp, chịu nhiều áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, phải hoạt động nhiều nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. 

Đau nhức đầu gối thường xuất hiện ở những người phải vận động thường xuyên, cảm giác đau đớn diễn ra liên tục làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không phát hiện và có những biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm: 

  • Để lại những di chứng đau dai dẳng, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.
  • Bệnh kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược. 
  • Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm biến dạng khớp gối, khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn, teo cơ dẫn đến tàn phế suốt đời. 

Đau nhức đầu gối gây đau và hạn chế vận động

Đau nhức đầu gối gây đau và hạn chế vận động

🟢 Nguyên nhân đau nhức đầu gối đến từ đâu?

Đau nhức khớp gối có thể xuất phát từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động điển hình mà các chuyên gia chỉ ra: 

🔸 Chấn thương đầu gối 

Những chấn thương ở vùng đầu gối đều có thể gây nên những hệ quả nghiêm trọng. Những người thường chơi thể thao, lao động nặng, tham gia giao thông đều rất dễ gặp tai nạn, chấn thương. Các cơn đau khớp gối có thể xuất phát từ các sự cố như:

  • Bong gân: Khi bị bong gân, hiện tượng giãn dây chằng xuất hiện, khiến đầu gối rất đau, bầm tím xung quanh khớp vì có máu tụ. 
  • Tổn thương dây chằng: Việc giãn hoặc đứt dây chằng sẽ dẫn đến những cơn đau ở khớp gối, sưng nề, hạn chế vận động ở gối. 
  • Gãy xương: Bánh chè là vị trí dễ gãy nhất ở khớp gối. Khi ấn nhẹ ổ xương bị gãy, cảm giác đau nhói, bầm tím sẽ xuất hiện. 
  • Trật khớp: Đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy. 
  • Viêm bao hoạt dịch gối: Bao hoạt dịch chứa chất lỏng, lót đệm ở vị trí ngoài khớp gối, hỗ trợ gân và dây chằng phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn. Các  chấn thương có thể khiến cho bao hoạt dịch bị viêm, đau đớn, cơ cứng khớp gối. 

🔸 Cảnh báo các bệnh lý về xương khớp 

Nhức đầu gối ngoài ra cũng có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải những bệnh lý về xương khớp. Thường nó là biểu hiện của những bệnh dưới đây:

  • Thoái hóa khớp gối: Thường xảy ra ở người cao tuổi bởi đây là quá trình lão hóa tự nhiên. Các cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối khi bị thoái hóa thường xuất hiện tiếng kêu lục cục mỗi khi gập, duỗi chân và vận động. 
  • Viêm khớp gối: Xương sụn trơn khi bị viêm sẽ bị mòn đi, bị xù xì và thô ráp. Trong trường hợp các khớp xương ma sát nhiều sẽ gây đau và khó khăn khi vận động. Thường đau do viêm xuất hiện vào buổi sáng sớm, cứng khớp khi vừa ngủ dậy.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng bệnh lý tự miễn, nó gây tổn thương cho màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây hiện tượng đau, cứng khớp và dẫn đến biến dạng, dính khớp nếu để lâu mà không có biện pháp can thiệp. 

Có nhiều bệnh lý khác nhau dẫn đến đau khớp gối

Có nhiều bệnh lý khác nhau dẫn đến đau khớp gối

🔸 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đau khớp gối khác 

Ngoài những nguyên nhân nhức đầu gối nêu trên, còn có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây hiện tượng đau nhức đầu gối. Cụ thể: 

  • Lối sống kém lành mạnh, thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích
  • Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ. Khi tăng cân quá nhanh, trọng lực cơ thể lớn sẽ khiến đầu gối không kịp thích nghi, dễ làm cho khớp gối bị tổn thương. 
  • Ăn uống thiếu chất, thiếu những thành phần cần thiết cho xương khớp như canxi, các loại vitamin nhóm B cũng là yếu tố làm khớp bị tổn thương. 

🟢 Đau nhức đầu gối có triệu chứng như thế nào?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng và giai đoạn của bệnh, tình trạng đau nhức đầu gối sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng thường thấy:

  • Đau nhức khớp gối ngay cả khi vận động và nghỉ ngơi.
  • Hiện tượng sưng tấy đỏ ở vùng khớp
  • Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
  • Khớp gối bị cơ cứng, không thể duỗi thẳng. 
  • Có tiếng kêu lạo xạo ở khớp gối mỗi khi di chuyển, vận động. 

Triệu chứng đau khớp gối ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau

Triệu chứng đau khớp gối ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau

Nếu bạn đang gặp phải một trong bất kỳ những triệu chứng nào nêu trên, hãy nhanh chóng tiến hành đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Việc xác định được tình trạng bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy cơ để bệnh tiến triển nặng. 

🟢 Gợi ý cách giảm tình trạng đầu gối đau nhức

Tình trạng đầu gối đau nhức xảy ra ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày. Để đảm bảo an toàn, khi bị đau khớp đầu gối, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, kết hợp thực hiện các bài tập giảm đau, các mẹo để giảm đau. Cụ thể: 

🔸 Nghỉ ngơi điều độ 

Khi bị đau nhức, người bệnh nên hạn chế vận động và nghỉ ngơi điều độ. Điều này giúp cho khớp gối được phục hồi, giảm đau và tránh nguy cơ bị tổn thương trở lại. Tuy vậy, dù nghỉ ngơi nhưng không vì thế mà mọi người nằm một chỗ. Ít vận động có thể khiến tình trạng cứng khớp và yếu cơ. 

🔸 Tập các bài tập giảm đau đầu gối 

Các bài tập dành cho đầu gối có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp. Dưới đây là những bài tập quen thuộc, dễ thực hiện tại nhà: 

  • Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối. 
  • Bài tập squat giúp tăng cường sức mạnh ở cơ chân
  • Kéo giãn cơ đùi sau
  • … 

🔸 Chườm lạnh, chườm nóng

Các biện pháp chườm vào vị trí đau nhức đều có tác dụng rất tốt trong việc giảm cơn đau:

  • Chườm lạnh: Làm tê dây thần kinh, giảm cảm giác đau nhức. Đồng thời, làm chậm tốc độ bị viêm và sưng tấy. 
  • Chườm nóng: Nhiệt độ cao giúp khí huyết lưu thông, khớp gối giảm đau nhức. Với những cơn đau mãn tính, chấn thương sau 48h thường sẽ được áp dụng chườm nóng nhiều hơn. 

Chườm rất tốt trong việc giảm đau nhức khớp gối

Chườm rất tốt trong việc giảm đau nhức khớp gối

🔸 Thay đổi thói quen về tư thế vận động 

Dù bị đau nhức khớp gối hay không, việc điều chỉnh tư thế ngồi, đứng sẽ giúp hạn chế được bệnh về khớp gối hiệu quả và giảm đau trong trường hợp của người mắc bệnh. Dưới đây là một số lưu ý về tư thế: 

  • Ngồi thẳng lưng, hạn chế nghiêng sang hai bên. 
  • Không nên ngồi quá lâu, thường xuyên đứng lại thư giãn sau một khoảng thời gian ngồi để hạn chế tình trạng khớp bị cứng, khó vận động. 
  • Chọn các loại giày có hỗ trợ tư thế hoạt động. 

Ngoài những cách trên, người bệnh nên bổ sung canxi, Kali, Magie, Vitamin nhóm B, C, E,... để bồi bổ cho hệ xương khớp luôn vững chắc. Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thuốc để điều trị cho hiệu quả cao. Thuốc nên được các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn tư vấn và chỉ định, tuyệt đối mọi người không tự ý ra mua thuốc ngoài hiệu thuốc. 

Đau nhức đầu gối không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm chất lượng cuộc sống người mắc bệnh suy giảm. Việc tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh cũng là rất cần thiết. Hy vọng với những thông tin bên trên có thể giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này. 

👉 Có thể bạn quan tâm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết