Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí thông thường để chèn ép lên ống sống hoặc các rễ thần kinh sống. Để giảm đau thoát vị đĩa đệm thì các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân làm theo một số phương pháp chính sau đây.
1. Các bài tập nằm giảm đau thoát vị đĩa đệm
Bài tập 1:
- Đầu tiên người bệnh nằm thẳng người trên phản, kê gối đầu và thả lỏng người.
- Sau đó co đồng thời hai chân lên và đặt 2 tay lên đầu gối, đẩy tay về phía chân, đồng thời gồng chân lại để chống lại lực đẩy.
- Giữ tư thế trong 10 giây và lặp lại động tác này khoảng 15 lần.
Bài tập 2:
- Tư thế chuẩn bị, người bệnh nằm thẳng, thoải mái trên giường hoặc thảm.
- Sau đó co chân trái lên rồi dùng tay phải để ấn vào đầu gối trái tương tự như bài tập 1. Động tác này sẽ giúp chúng ta gồng cơ vùng lưng. Chân còn lại để tự do, có thể duỗi thẳng hoặc hơi gấp gối
- Giữ nguyên động tác trong 10 giây rồi đổi phía còn lại.
Bài tập 3
- Người bệnh nằm thẳng trên giường, co đầu gối, áp hai lòng bàn chân xuống giường.
- Sau đó chống hai khuỷu tay xuống giường rồi từ từ nâng hông, ưỡn ngực đến khi thấy căng cơ vùng lưng, giữ lại trong khoảng 10 giây và tập 10 lần.
2. Sử dụng thuốc giảm đau
Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau tây y hoặc các bài thuốc nam để chữa bệnh. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng:
2.1 Thuốc tây
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Thuốc loại này có thể uống hoặc bôi trực tiếp lên chỗ đau. Một số loại thuốc giảm đau thông thường như: Paracetamol, thuốc chống viêm không có steroid như diclofenac, meloxicam…
- Nhóm thuốc giảm đau tác động sâu: Tùy theo cấp độ của cơn đau và diễn biến của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp. Tiêu biểu như: nhóm thuốc corticoid, dẫn xuất pethidin, dolargan…
Các loại thuốc này bệnh nhân không được tự ý sử dụng mà nên theo chỉ định của bác sĩ tránh gặp các tác dụng phụ của thuốc.
2.2 Thuốc nam
Sử dụng các loại thuốc nam tác dụng chậm nhưng cũng có khả năng chữa đau tốt, lại không gây tác dụng phụ như thuốc tây. Một số bài thuốc nam tiêu biểu bạn có thể tham khảo là:
- Dùng 40g lá lốt tươi giã nhuyễn rồi vắt nước. Đem nước này đun cùng với 300ml sữa bò để uống từ 1 đến 2 lần hằng ngày.
- Dùng lá tía tô xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt để uống còn phần bã để đắp lên chỗ đau.
- Dùng lá cây chìa vôi để vắt nước uống, đắp lên vết đau hoặc ngâm rượu dùng dần.
3. Day ấn huyệt để làm giảm đau thoát vị đĩa đệm
Bước 1: Làm mềm cơ lưng và mông
- Day dọc 2 bên của cột sống 3 lần, từ đốt cột sống D7 cho đến mông. Khi day dùng gốc bàn tay, mô của ngón út, mô ngón cái, dùng sức ấn rồi di chuyển theo đường tròn.
- Lăn 2 bên cột sống từ đốt sống D7 đến mông 3 lần. Dùng mu của bàn tay hay các khớp ngón để dồn lực tạo sức ép lên vùng đau của bệnh nhân.
- Bóp hai bên cột sống từ đốt sống D7 đến mông 3 lần. Dùng các đầu ngón tay vừa bóp vừa kéo da thịt lên.

Bước 2: Tác động lên đoạt cột sống bị thoát vị
- Dùng mô ngón cái để ấn – day – xoay theo chiều kim đồng hồ tại các huyệt thận du, đại trường du, giáp tích L1 – S1: thời gian 3 – 5 phút với mục đích làm mềm cơ và giải tỏa co cơ.
- Bấm các huyệt: huyệt Giáp tích L1 – S1, thận du, đại trường du, cách du, a thị huyệt. Dùng đầu ngón tay cái bấm các huyệt, khi bấm đốt 1 và 2 vuông góc với nhau. Phải bấm từ từ, tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút.
- Nắn chỉnh: Dùng ngón tay để ấn nắn vùng thoát vị theo nguyên tắc nghịch hướng, đối lực với vị trí thoát vị. Dùng lực nhẹ nhàng trong thời gian 3 tới 5 phút.
Vị trí huyệt:
- Thận du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 1,5 tấc về phía ngoài.
- Đại trường du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 1,5 tấc về phía ngoài
- Cách du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 6 1,5 tấc về phía ngoài.
Vừa rồi là một số phương pháp giảm đau thoát vị đĩa đệm tiêu biểu. Nếu như bạn không may gặp phải đau đớn do thoát vị gây ra thì hãy mau chóng tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa trị hiệu quả nhé.
Các bài viết liên quan đến thoát vị đĩa đệm:
- Thoát vị đĩa đệm triệu chứng
- Thoát vị đĩa đệm có chữa được không
- Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm