Thoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnh

Thoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnh


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như đau đớn, khó khăn vận động thậm chí bại liệt. Dẫu biết đây là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nhiều người chưa có những kiến thức đúng và chính xác cần thiết. Trong bài này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn tất cả những thông tinh chính xác về thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay. Đúng theo nghĩa đen, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của phần đĩa đệm cột sống trượt lệch ra ngoài, khỏi vị trí bình thường, xuyên qua hoặc chèn ép dây chằng và các rễ thần kinh, từ đó gây tê bì, đau nhức. 

Có 2 loại thoát vị phổ biến nhất hiện nay là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ. 

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng đĩa đệm lệch khỏi cột sống, tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Do làm việc, vận động hoặc sinh hoạt sai tư thế, khiến cột sống và đĩa đệm chịu tổn thương. Một người làm việc nặng hoặc ngồi yên một chỗ trong suốt 8 - 10 tiếng sẽ tạo áp lực rất lớn lên cột sống, dễ dẫn đến thoát vị.

  • Lão hóa của cơ thể: Tỷ lệ mắc bệnh này ở người già rất cao. Khi tuổi tác cao, đĩa đệm cột sống dễ bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và dễ chịu tổn thương. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi từ 35 - 50 tuổi.

  • Chấn thương vùng lưng.

  • Dị tật, bệnh lý bẩm sinh, di truyền: Gù vẹo, biến chứng của thoái hóa cột sống.

  • Cân nặng, béo phì: Khung xương phải chịu áp lực trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là khu vực thắt lưng.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng phổ biến

Ở mỗi vị trí thoát vị mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Một số biểu hiện điển hình có thể kể như:

Đau nhức tay hoặc chân: Những cơn đau đột ngột vị trí cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ, tay chân, .. sau đó lan dần ra vùng vai gáy, tay, chân. Thời gian đầu chỉ đau âm ỉ vài ngày, nhưng khi trở nặng, những cơn đau sẽ rất dữ dội, có thể kéo dài vài tuần hoặc cả tháng. Đặc biệt đau khi hoạt động, di chuyển, ngồi một chỗ cơn đau sẽ giảm.

Tê bì chân tay: Đầu tiên sẽ tê bì vùng thắt lưng, cổ sau đó phát triển xuống mông, đùi, bẹn, gót chân. Người bệnh sẽ bị mất hoặc rối loạn cảm giác, cảm thấy trên người châm chích như có kiến bò.

Yếu cơ, bại liệt: Đây là những triệu chứng khi bệnh đã trở nặng, kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Người bệnh sẽ thấy khó vận động, dần teo cơ phần chân, khó di chuyển phải ngồi xe lăn.

Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều người bệnh không rõ những triệu chứng hoặc có dấu hiệu chung với các bệnh khác. Nếu người bệnh có một trong những biểu hiện sau, cũng cần lưu ý, đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời:

  • Đau, tê bì chân tay ngày càng nặng, sinh hoạt thường nhật bị ảnh hưởng nhiều

  • Tiểu són, tiểu rắt, khó đi tiểu 

  • Mất cảm giác vùng “yên ngựa” như bắp đùi trong, phía sau chân, quanh hậu môn,..

Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhân nhầy tràn vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống. Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bại liệt nửa người hoặc cả người.

  • Hội chứng rễ ngựa: Người bệnh đi vệ sinh không thể kiểm soát, do rễ thần kinh bị chèn ép, mất cảm giác.

  • Nếu không hoạt động lâu ngày (do đau, ngồi xe lăn), người bệnh có thể phải đối mặt với việc cơ suy yếu, teo cơ, chân tay bé lại, giảm dần và mất khả năng vận động.

  • Rối loạn cơ vòng: Rễ thần kinh chịu tổn thương ảnh hưởng cơ vòng của đường tiểu tiện: bí tiểu, tiểu dầm dề, nước tiểu rỉ thụ động không kiểm soát.

  • Tổn thương thần kinh tọa: Không nhấc được mũi hoặc gót chân

Phương pháp chẩn đoán tình trạng thoát vị

Nếu có những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể đến cơ sở y tế thực hiện những phương pháp sau, để xác định mức độ tổn thương của cương khớp:

  • Khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ thăm hỏi, kiểm tra, khám, xác định thực tế những triệu chứng của người bệnh. Bác sĩ có thể test về thần kinh như kiểm tra mức độ thả lỏng, lực cơ, khả năng đi lại, cảm nhận kích thích,...

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, CT, chụp MRI, chụp cản quang,... Những phương pháp này sẽ cung cấp hình ảnh chính xác về thực trạng hiện tại của đĩa đệm, giúp bác sĩ có kết luận đúng.

  • Test thần kinh: Đo điện cơ xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc theo mô thần kinh.

Chuẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Bệnh có nguy hiểm không? Có điều trị được không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nếu để lâu không chữa sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đã kể trên. Không chỉ gây đau đớn, mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, khiến người bệnh luôn trong trạng thái thần kinh căng thẳng, thậm chí suy sụp, u uất. 

Trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Các chuyên gia xương khớp đã chỉ ra rằng: Bệnh chữa được hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố kết thành, vì thế không thể trả lời chính xác. 

Tình trạng thoát vị: Mức độ tổn thương, lệch của đĩa đệm mà sẽ ảnh hưởng đến thời gian bình phục nhanh hay chậm

Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Các chuyên gia xương khớp đưa ra rất nhiều giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, hiện được áp dụng phổ biến như:

Nghỉ ngơi

Nếu được chẩn đoán bị thoát vị, người bệnh hãy hạn chế vận động, gác lại công việc một vài ngày hoặc hoạt động nhẹ nhàng hơn. Điều này giúp giảm sưng đau và hạn chế sự chèn ép của dây thần kinh. Tuyệt đối không mang vác đồ nặng, vận động quá sức.

Bên cạnh nghỉ ngơi, người bệnh cũng có thể sử dụng phương pháp chườm nóng, lạnh để giảm đau. Bạn có thể lựa chọn nóng lạnh - tùy vào khả năng chịu đựng của bản thân, miễn là thấy dễ chịu. 

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc là giải pháp phổ biến nhất hiện nay được người bệnh lựa chọn, có thể tây y hoặc đông y. 

Ưu điểm của tây y là hiệu quả nhanh, giảm đau hiệu quả, là phương pháp tức thời, tuy nhiên có thể gây ra những tác dụng phụ, có thể tái phát và nhờn thuốc. Đối với đông y, chủ yếu là thành phần tự nhiên nên hiệu quả sẽ chậm hơn nhiều so với đông y, không phải ai dùng cũng cảm thấy có kết quả, nhưng đổi lại an toàn, nếu cơ địa hợp có thể điều trị rất tốt. Tùy vào nhu cầu và thể trạng mà người bệnh có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Đối với tây y, 3 nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol, Neurontin,… thường được dùng cho những người bị đau đĩa đệm ở mức nhẹ

  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Meloxicam, Diclofenac… có thể thông qua tiêm, bôi hoặc uống

  • Vitamin cho thần kinh: Người bị thoát vị đĩa đệm cần bổ sung những loại vitamin tốt cho xương như B1, B6, B12, D, K, C,...

Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp không dùng thuốc hiện đang rất được ưa chuộng. Các chuyên gia trị liệu có thể hướng dẫn bệnh nhân động tác tăng cường cơ bắp, hỗ trợ vùng lưng, cổ,... 

Một số chương trình vật lý trị liệu bao gồm:

  • Tác động kéo giãn cột sống để đĩa đệm trượt về đúng vị trí

  • Sử dụng áo nẹp cố định tạm thời, ngăn chặn những lựa tác động lên vùng đĩa đệm.

  • Bài tập tăng sự linh hoạt của cơ bắp: Erobic, đi bộ, đạp xe,..

  • Các phương pháp mát xa, chườm nóng lạnh, sóng siêu âm, kích thích điện cơ, điện phân, sóng ngắn…

Phẫu thuật

Đây là phương pháp cuối cùng phải sử dụng nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm quá nghiêm trọng, bắt buộc phải can thiệp xâm lấn. Thường các chuyên gia sẽ chỉ định mổ nếu đã điều trị tích cực bằng thuốc, vật lý trị liệu trong suốt 6 tháng nhưng không đạt được kết quả mong muốn.

Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là: 

  • Phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm: ở mô hở lưng hoặc cổ, loại bỏ mảnh xương nhỏ ở cột sống,... Sau khi cắt bỏ, bác sĩ sẽ tiếp tục hợp nhất cột sống, ngăn chặn xương di chuyển ra bên ngoài, cắt cơn đau.

  • Thay đĩa đệm nhân tạo: Chỉ có số ít người tương thích với biện pháp thay đĩa đệm nhân tạo. Loại thay thế có thể được làm bằng nhựa hoặc kim loại, đặt ở nơi đĩa đệm bị hỏng.


Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Theo các bác sĩ của viện 108 chia sẻ, các bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật cần mất từ 2,3 tuần mới phục hồi và hoạt động bình thường. Đối với những người lao động chân tay có thể cần nhiều thời gian hơn, từ 4 - 6 tuần. Mặc dù đã được mổ thay thế hoặc cắt bỏ, đã giảm sự chèn ép của thần kinh nhưng vẫn có từ 10 - 25% trường hợp không thể phục hồi hoàn toàn. Trong đó, có đến 50% người vẫn còn cảm thấy đau đớn, chân tay tê bì, không thể phục hồi như trước khi phẫu thuật.

Những phương pháp phòng tránh bệnh

Dưới đây là những phương pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm đã được các chuyên gia khuyến cáo:

  • Với người cao tuổi ( trên 60): Bổ sung những nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho xương như canxi, vitamin D,...

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, nên lựa chọn những bộ môn phù hợp với khả năng của cơ thể như: Thái cực quyền, đạp xe, bơi lội, yoga, gym,.... điều này giúp ích rất nhiều tới sự dẻo dai của khớp 

  • Giữ cho cơ thể luôn ở mức cân đối, vóc dáng vừa phải. Nếu gặp tình trạng béo phì, hãy tìm cách giảm cân từ từ và an toàn.

  • Ngồi làm việc đúng tư thế, nhất là với nhân viên văn phòng, người ngồi nhiều: Thẳng lưng, giữ khoảng cách màn hình máy tính 50cm, cổ không nên cúi quá thấp trong thời gian lâu. Đứng lên vận động mỗi 1 tiếng/1 lần, hạn chế ngồi lì một chỗ.

  • Tránh mang vác, làm việc quá sức. Khi bê đồ cần có những động tác khởi động, đúng tư thế để tránh gây áp lực lên cột sống

  • Xây dựng lối sống khoa học, tránh xa hết mức với những chất có hại cho sức khỏe như rượu bia, đồ uống có cồn,...

  • Kiểm tra sức khỏe xương khớp 6 tháng/1 lần.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn đọc cần biết. Chỉ khi hiểu rõ bệnh, bạn mới có những giải pháp can thiệp thông minh nếu chẳng may gặp phải. Hi vọng bạn thích bài viết trên!

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết