Bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp

Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm là một trong những bệnh lý dễ gặp ở hầu hết mọi đối tượng độ tuổi và giới tính. Triệu chứng của bệnh khiến tinh thần người bệnh sa sút, mệt mỏi và làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, việc phát hiện bệnh và can thiệp sớm để khắc phục triệu chứng là rất cần thiết. Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm là gì?Rối loạn khớp thái dương hàm là một thuật ngữ để chỉ hiện tượng rối loạn chức năng ở khớp thái dương hàm hoặc đau ở vùng khớp mặt, đau đầu. Các cơn đau thường xảy ra trong phạm vi trong hoặc xung quanh khớp thái dương hàm và đau lan ra các vùng cơ đầu, cổ, cân cơ. Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý gây đau khó chịu vùng khớp mặtBất kỳ ai cũng có thể bị rối loạn khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những người ở trong khoảng độ tuổi 20 - 40 tuổi và thường xuất hiện nhiều ở nữ giới. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dươngRối loạn khớp thái dương hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do các chấn thương hàm, khớp hay cơ ở vùng đầu cổ. Ngoài ra, có một số tác nhân khác tác động vào khiến bệnh hình thành là: Răng mất khiến cho hàm bị mất cân bằng. Khi một vị trí răng bị trống, các răng khác sẽ bị mọc lệch và phải chịu tác động lực mạnh từ việc ăn nhai. Điều này khiến cho biên độ dao động của khớp thái dương hàm bị thay đổi. Nếu để tình trạng mất răng kéo dài mà không trồng bù lại có thể làm ảnh hưởng đến khớp thái dương ngày một nặng hơn. Do trật đĩa khớp hoặc sau nhổ răng, nhất là các răng số 7 và số 8. Răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn. Sử dụng miếng trám, răng giả, hàm giả bán phần hoặc toàn phần không vừa khiến cho việc vận động của cơ hàm không được linh hoạt. Tổn thương do thoái hóa khớp, các viêm ở khớp nhỏ - nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối. Tinh thần thường xuyên căng thẳng, stress. Thói quen nghiến răng có thể khiến cơ hàm mặt bị căng, gây rối loạn khớp thái dương. Nguyên nhân khác: Do nội tiết (ở nữ giới), thiếu chất dinh dưỡng (điển hình là magnesium,...)Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, nếu dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm cũng đều cần được can thiệp sớm. Việc đầu tiên nếu bạn nhận thấy bất thường là chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp. Triệu chứng bệnh rối loạn khớp thái dương hàmCác chuyên gia răng - hàm - mặt cho biết, bệnh rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra khá âm thầm, ngay cả khi bệnh chuyển biến mãn tính cũng khó nhận biết được thông qua triệu chứng. Dù vậy, việc chú ý và nghi ngờ ngay khi có dấu hiệu bất thường dưới đây là điều rất cần thiết: Cơn đau hình thành âm ỉ ở hai bên thái dương và dọc xương hàm dưới, đau ở mặt trong và xung quanh tay, toàn bộ vùng mặt. Khó mở/đóng miệng, ăn nhai. Phát ra tiếng kêu lách cách khi nhai, ngáp hoặc mở miệng. Khớp thái dương hàm bị kẹt hoặc khóa khớp khiến cho việc căn, nhai đột ngột bị khó khăn, cảm  giác không thoải mái khi răng trên và răng dưới không khớp với nhau. Một bên mặt của người bệnh có thể bị sưng phù. Các triệu chứng khác: đau răng, đau mỏi cổ, đau đầu, đau vai, ù tai, chóng mặt và các vấn đề về thính giác khác,...Có nhiều triệu chứng khác nhau khi bị rối loạn khớp thái dương hàmCác triệu chứng bệnh nhìn chung làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp nhất. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh Nếu ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ bệnh rối loạn khớp thái dương, mọi người nên nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị kịp thời. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một số kỹ thuật sau để chẩn đoán bệnh: Chụp X-quang: Giúp quan sát tình trạng xương hàm cũng như khớp thái dương hàm, răng. Chụp cộng hưởng từ MRI: Hỗ trợ quan sát vị trí đĩa thái dương hàm để nhận biết đĩa thái dương có bị lệch khi hàm di chuyển hay không. Chụp CT Scan: Cho hình ảnh chi tiết các xương của khớp thái dương hàm. Các kỹ thuật chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm cho kết quả chính xácĐiều trị rối loạn khớp thái dương hàmTùy vào từng trường hợp bệnh có mức độ nặng hay nhẹ, có nhiều giải pháp khác nhau có thể can thiệp để điều trị rối loạn khớp thái dương hàm. Dưới đây là một số cách phổ biến: Điều trị không phẫu thuậtChườm lạnh: Sử dụng một túi đá chườm lên vùng bị đau mỏi thái dương trong khoảng 10 phút. Nhiệt lạnh giúp kéo giãn cơ hàm, giảm đau hiệu quả. Xoa bóp khớp thái dương hàm: Xoa bóp giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp, giảm căng cơ và cải thiện cơn đau hiệu quả. Dùng thuốc: Các thuốc có tác dụng giảm đau và giảm sưng tấy như chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc giãn cơ giúp thư giãn cơ hàm đang căng thẳng. Một số trường hợp có thể dùng thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm,... Tùy thuộc vào tình trạng mà các bác sĩ có thể chỉ định thuốc phù hợp. Mang nẹp hoặc dụng cụ bảo vệ: Vào ban đêm, bạn có thể dùng nẹp và miếng bảo vệ để điều chỉnh khớp cắn. Các phương pháp điều trị nha khoa: Với trường hợp bị rối loạn khớp thái dương hàm do mất răng, bạn nên trồng răng mới hoặc làm cầu răng để đưa khớp cắn về đúng vị trí cân đối, thẳng hàng. Một số giải pháp khác: Kích thích dây thần kinh điện qua da, siêu âm giảm đau nhức, tiêm điểm kích hoạt bằng thuốc giảm đau,.. Chườm lạnh giúp cải thiện cơn đau nhanh chóngMỗi giải pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm không dùng thuốc tồn tại cả những ưu và nhược điểm. Để chọn được giải pháp phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn. Phẫu thuật điều trị rối loạn khớp thái dương hàmPhẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng được các biện pháp kể trên, tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Hiện có 3 loại phẫu thuật chính: Chọc dò khớpNội soi khớpPhẫu thuật mở khớpPhẫu thuật thường tốn kém, thời gian phục hồi lâu nên nhiều người e ngại phải chọn điều trị bằng phương pháp này. Bạn hãy cân nhắc kỹ và đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Cách phòng ngừa bệnhRối loạn khớp thái dương hàm làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của người bệnh. Theo đó, thay vì chờ bệnh đến mới chữa, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau: Tạo thói quen ăn thức ăn mềm để tránh hàm làm việc quá sức. Không nên giữ thói quen nghiến răng Cần bổ sung răng ngay nếu trong trường hợp bị mất răng. Khi chơi các môn thể thao, hãy đeo dụng cụ bảo vệ miệng để đảm bảo an toàn. Ngay khi có dấu hiệu bất thường ở vùng khớp thái dương hàm, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời (nếu có). Trên đây là thông tin về bệnh rối loạn khớp thái dương hàm và một số giải pháp điều trị. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và áp dụng được vào thực tế. Xem thêm:Tổng Hợp Chi Tiết: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Viêm Sụn SườnBệnh viêm quanh khớp vai là gì? Viêm khớp vai uống thuốc gì?Viêm Khớp Thái Dương Hàm: Tổng Hợp Thông Tin Chi Tiết NhấtBệnh Thấp Khớp Hình Thành Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Điều TrịTổng Quan Về Bệnh Viêm Cột Sống Dính Khớp Chi Tiết Nhất

Tổng Hợp Chi Tiết: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Viêm Sụn Sườn

Viêm sụn sườn là tình trạng bệnh lý gây đau ngực khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và phù hợp, các triệu chứng của bệnh có thể tiến triển nặng với những cơn đau dữ dội. Viêm sụn sườn là gì? Viêm sụn sườn chỉ tình trạng viêm của sụn và xương ở vị trí lồng ngực. Các cơn đau thường xuất hiện ở vị trí tiếp giáp giữa xương sườn và xương ức. Ở mỗi giai đoạn của bệnh, các triệu chứng của bệnh có sự khác nhau, thường đi từ nhẹ tới nghiêm trọng. Khi mới bị viêm, chủ yếu các cơn đau tức vùng ngực nhiều khi chạm vào. Khi bệnh nghiêm trọng hơn, các cơn đau có thể xuất hiện như điện giật, kéo dài từ vùng ngực xuống cánh tay làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt. Viêm sụn sườn xảy ra ở sụn và xương lồng ngựcNguyên nhân gây viêm sụn sườnHiện nay, các chuyên gia xương khớp cho biết chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm sụn sườn. Tuy nhiên, có một số yếu tố về sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ bị viêm ở vùng này: Người thường xuyên phải lao động nặng, vận động ở cường độ nặng. Tiền sử chấn thương ở vùng ngực. Đột ngột nâng vật quá nặng làm đau vùng ngực. Người bị ho nhiều, ho kéo dài làm ảnh hưởng đến xương ngực. Nhiễm trùng khớp do vi khuẩn, virus làm ảnh hưởng, lây nhiễm đến khớp sụn sườn. Thành ngực xuất hiện các khối u chèn ép leep vùng khớp sụn sườn, gây viêm đau. Ngoài ra, còn có một số tác nhân khác làm xuất hiện tình trạng đau sụn sườn: Người bị béo phì, tăng cân mất kiểm soát dễ bị viêm sụn sườn. Người thường xuyên hút thuốc lá. Người mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi. Người có sức đề kháng yếu, mắc các bệnh rối loạn tự miễn hoặc bệnh về khớp Người có tiền sử mắc bệnh đau cơ sợi. Triệu chứng viêm sụn sườn là gì?Bệnh lý viêm sụn sườn có thể được nhận biết qua một số triệu chứng như: Đau nhức, khó chịu ở một hoặc hai bên ngực. Cảm giác đau nhức, khó chịu ở một hoặc hai bên ngực. Các cơn đau có dấu hiệu kéo dài trong một vài ngày, thậm chí lâu hơn. Cơn đau tăng lên dữ dội khi bạn ho hoặc hắt hơi, hít thở sâu. Khó thở, thở gấp hoặc thở ngắn. Viêm sụn sườn gây đau nhức khó chịu cho người bệnhTrong số những triệu chứng kể trên, tình trạng đau ngực xảy ra phổ biến và dễ nhận biết nhất. Vị trí đau thường gặp là ở xương sườn trên và giữa, hai bên ức. Mức độ đau do viêm sụn sườn gây ra ở mỗi thời điểm là khác nhau, đôi khi chỉ là cảm giác nhói nhẹ nhưng có khi là những cơn đau dữ dội, ngực căng tức, cơn đau lan sang cả các bộ phận khác. Thậm chí, có thể đau lan sang vùng sau lưng, xuống cả vùng bụng. Cơn đau nhiều hơn khi bạn di chuyển. Viêm sụn sườn có nguy hiểm không? Theo đánh giá từ các chuyên gia, viêm sụn sườn không gây nguy hiểm nhiêu. Thời gian xảy ra bệnh phổ biến thường kéo dài từ 6 - 8 tuần và tự cải thiện, không cần điều trị. Tuy nhiên, nó nguy hiểm với những trường hợp bệnh không tự khỏi và kéo dài trên 6 tháng. Lúc này, cần thiết phải đến cơ sở y tế thăm khám và can thiệp khắc phục. Bệnh nhân viêm  sụn khớp là thanh niên thường có nguy cơ bị chuyển thành mãn tính cao hơn. Bệnh kéo dài quá lâu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của mọi người bệnh. Cách chẩn đoán bệnh viêm sụn sườnQua thăm khám triệu chứng, tiền sử y tế gia đình và tình trạng bệnh lý của người bệnh, các bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh viêm khớp sụn sườn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể thực hiện xác định mức độ nghiêm trọng của cơn đau thông qua cách ấn vào khung sườn. Đồng thời, đánh giá các dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng khác. Bên cạnh đó, có một số xét nghiệm giúp xác định và đánh giá chính xác tình trạng bệnh viêm sụn sườn: Chụp X-quangXét nghiệm máuĐiện tâm đồ. Có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm sụn sườn khác nhauMột số giải pháp điều trị viêm sụn sườnNhư đã đề cập ở trên, hầu hết các trường hợp viêm sụn sườn đều có thể tự khỏi. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh kéo dài, người bệnh cần có biện pháp xử lý và chăm sóc phù hợp để hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh, Tự chăm sóc tại nhàNếu có dấu hiệu viêm sụn sườn, bạn có thể tham khảo cách chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng như: Nghỉ ngơi: Khi bị viêm sụn khớp, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gây đau và khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chườm nóng: Nhiệt độ ấm có thể làm giảm các triệu chứng đau của bệnh viêm sụn sườn. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Những loại thuốc như ibuprofen, naproxen,... được sử dụng nhiều trong mục đích giảm đau tại nhà. Bạn có thể mua thuốc này ở ngoài hiệu thuốc nhưng vẫn cần chú ý về cách sử dụng và liều lượng cụ thể. Áp dụng mẹo dân gianCác mẹo dân gian thường là truyền tai nhau từ đời này sang đời khác, áp dụng từ thảo dược quanh nhà nên rất dễ tìm và tối ưu chi phí. Đây là cách mà mọi người bệnh thường áp dụng ở giai đoạn đầu của bệnh, khi các triệu chứng chưa trở nặng. Một số mẹo phổ biến là: Dùng cà tím Sử dụng 1 quả cà tím lớn rửa sạch bằng nước loãng, cắt thành từng khúc mỏng. Đun một nồi nước lớn vừa đủ đến khi vừa sôi lăn tăn thì tắt bếp, cho toàn bộ cà tím đã cắt khúc vào nồi nước và đậy nắp lại. Ngâm cho đến khi nước nguội thì chắt lấy nước uống đều đặn hàng ngày đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Dùng gừng tươi Chuẩn bị khoảng 200gr gừng tươi rửa sạch, đem giã nát lấy vải mùng bọc lại. Đun khoảng 2 lít nước đến khi sôi thì bỏ bã gừng đã giã vào, vặn nhỏ lửa để nước luôn ấm. Sử dụng một chiếc khăn sạch thấm vào nồi nước để đắp lên chỗ đau. Mỗi lần nên đắp từ 30 - 45 phút, thực hiện khoảng 3 lần một ngày. Gưng tươi có tác dụng giảm đau cho người bệnh viêm sụn sườnDùng lá lốtChuẩn bị lá lốt già, to và con nguyên vẹn, mang đi rửa và để khô ráo. Bật bếp vặn nhỏ lửa, cho lá lốt lên hơ đến khi lá nóng. Dùng phiến lá lốt được hơ nóng đắp trực tiếp lên vị trí sưng đau, thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần. Mẹo dân gian chữa viêm sụn khớp chỉ nên áp dụng ở trường hợp bệnh nhẹ. Khi bào chế, bệnh nhân cần chú ý đảm bảo khâu vệ sinh. Dùng thuốc Tây điều trị Thuốc tây dễ mua, dễ dùng và cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng nên hiện nay có nhiều người chuyển sang dùng thuốc tây điều trị viêm sụn khớp. Dưới đây là một số thuốc thường được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa: Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc này thường an toàn, cho hiệu quả chống viêm và giảm đau hiệu quả. Thuốc giảm đau gây nghiện: Các loại thuốc có chứa codein như hydrocodone, acetaminophen, oxycodone,... giúp cải thiện cơn đau. Tuy nhiên, thuốc này cần được sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không lạm dụng. Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng kiểm soát các cơn đau mãn tính, nhất là đau vào ban đêm. Thuốc chống động kinh: Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát cơn đau mãn tính. Thuốc kháng sinh: Thường áp dụng trong các trường hợp nhiễm trùng. Thuốc tây chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và nên được hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng hoặc lạm dụng điều trị bệnh viêm sụn khớp bằng thuốc tây có thể gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe. Vật lý trị liệu Các bài tập vật lý trị liệu thường có khả năng làm giảm đau hiệu quả cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo: Thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để làm căng cơ ngực và cải thiện cơn đau do viêm sụn sườn gây ra. Kích thích thần kinh giúp làm gián đoạn và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể dùng một miếng dán trên da và gửi một dòng điện đến khu vực bị đau. Cách này nên được thực hiện bởi người có chuyên môn và trang thiết bị thực hiện. Dùng thuốc Đông y Thuốc đông y thường điều trị bệnh từ căn nguyên nên có độ an toàn cao, hiệu quả chuyên sâu. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì khi dùng phương pháp này do thuốc tác dụng chậm. Đông y chữa bệnh chậm nhưng chắc, cho hiệu quả lâu dàiBài thuốc 1: Kết hợp các vị thuốc hồng hoa, xuyên sơn giáp, sài hồ, đương quy, đại hoàng, cam thảo, đào nhân, qua lâu căn sắc cùng 6 bát nước. Sắc đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp trong 20 phút. Chắt lấy nước thuốc uống khi còn ấm, sử dụng mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc 2: Chuẩn bị nguyên liệu: Bột linh hương, tang chi, xích thược, nhẫn đông đằng, bạch thược, quế chi, tri mẫu, phòng phong,... Sử dụng tất cả nguyên liệu sắc với 6 bát nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút. Lấy nước uống khi còn ấm, mỗi ngày uống 2 lần. Thuốc chỉ dùng uống trong ngày. Với thuốc đông y, bệnh nhân cần chú trọng trong việc tìm kiếm địa chỉ khám chữa uy tín, nên được cấp phép hoạt động đầy đủ. Đặc biệt, phác đồ điều trị cần đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm sụn khớpĐể ngăn chặn nguy cơ bị viêm sụn sườn, mọi người nên đề cao tinh thần chủ động phòng ngừa bằng một số cách sau:Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, cung cấp đầy đủ chất thiết yếu, nhất là canxi và vitamin D. Tránh dùng những thực phẩm có nguy cơ làm kích hoạt phản ứng viêm, làm tình trạng viêm khớp thêm trầm trọng. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên cần lưu ý áp dụng các bài tập cường độ nhẹ, tránh áp lực nặng lên vùng ngực và xương sườn. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh gây đau nhức. Tránh mang vác đồ nặng, ngồi sai tư thế. Thăm khám xương khớp định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, hạn chế thức khuya. Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm sụn sườn chúng tôi tổng hợp gửi đến quý vị bạn đọc. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tinh thần. Mọi người tuyệt đối không được chủ quan nếu có các triệu chứng bệnh xuất hiện, hãy nhanh tay đến cơ sở y tế thăm khám và tiếp nhận giải pháp điều trị phù hợp. Xem thêm:Viêm khớp gối là gì? Viêm khớp gối có nguy hiểm khôngBệnh viêm quanh khớp vai là gì? Viêm khớp vai uống thuốc gì?Viêm Khớp Thái Dương Hàm: Tổng Hợp Thông Tin Chi Tiết NhấtBệnh Thấp Khớp Hình Thành Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Điều TrịTổng Quan Về Bệnh Viêm Cột Sống Dính Khớp Chi Tiết Nhất