Đau xương khớp khác

Đau xương khớp khác

Đau khớp ngón chân cái là bệnh gì? Chữa đau khớp ngón chân

Đau khớp ngón chân cái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người có tâm lý chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Các cơn đau có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn đang có triệu chứng đau nhức ở vùng ngón chân cái và quan tâm đến bệnh lý này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Đau khớp ngón chân không thể coi thường🔶 Đau khớp ngón chân cái là bệnh gì? Đau khớp ngón chân cái là tình trạng ngón chân cái bị sưng đỏ, đau nhức. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý về xương khác nhau. Bất cứ ai cũng  có thể bị đau khớp ngón chân, tuy nhiên dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn: Người làm công việc nặng nhọc Người phải đứng quá nhiềuNgười mắc các bệnh xương khớp từ trước đóNgười ăn uống thiếu chất, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Đau khớp ngón chân cái gây đau nhức khó chịuThực tế, ngoài đau khớp ngón chân cái, nhiều người có thể gặp tình trạng đau khớp ngón chân giữa, đau khớp ngón chân trỏ và thậm chí là đau hết tất cả các ngón chân. Nhìn chung, việc bị đau nhức đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu không có biện pháp can thiệp để khắc phục tình trạng, bệnh có thể diễn tiến nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 🔶 Đau khớp ngón chân cái có biểu hiện như thế nào?Người bệnh khi bị đau khớp ngón chân cái thường sẽ gặp những triệu chứng sau đây:Đau nhức: Cảm giác đau nhức xuất phát từ vị trí ngón chân kéo dài, thậm chí lan ra bàn chân, cổ chân gây khó chịu vô cùng. Các cơn đau ở giai đoạn đầu có thể chỉ đau âm ỉ, đứt đoạn, dần dần trở nên nhói buốt hơn. Sưng đỏ, bầm tím: Nhiều trường hợp bị sưng và tím ngón chân khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Cứng khớp: Đau khớp ngón chân cái với một số trường hợp có thể bị viêm bao hoạt dịch, viêm khớp. Điều này khiến cho khớp ngón chân bị cứng, khó khăn khi co duỗi ngón chân và thường phát ra tiếng kêu lục cục. Đau khớp ngón chân kèm biểu hiện sưng tấy, cứng khớpNếu bạn gặp một trong những triệu chứng nêu trên, cần tiến hành đi thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác về tình trạng. Việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ giúp cho việc điều trị càng trở nên dễ dàng và cho hiệu quả cao hơn. 🔶 Nguyên nhân bị đau khớp ngón chân cái Đau khớp ngón chân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động khác nhau. Việc xác định được đúng căn nguyên sẽ góp phần giúp người bệnh tìm được cách khắc phục bệnh tốt nhất. Dưới đây là những yếu tố khiến cho bạn bị đau khớp ngón chân cái: Lao động quá sức: Bê vác vật nặng, đứng quá lâu có thể khiến trọng lực dồn ép xuống bàn chân, cơ quanh khớp ngón chân bị yếu dần. Chơi thể thao, bóng đá: Vận động sai hoặc khi va chạm mạnh có thể dẫn đến khớp ngón chân cái bị đau. Thậm chí là bị chấn thương. Lười vận động: Không vận động nhiều có thể khiến ngón chân cái bị sưng, đau nhức do khớp bị yếu dần và mất linh hoạt, dễ bị tổn thương. Ăn uống thiếu chất, sử dụng chất kích thích: Thiếu chất có thể khiến xương khớp kém phát triển, tăng nguy cơ bị sưng và đau nhức ở vùng khớp ngón chân cái. Do các bệnh lý xương khớp: Các bệnh như thoái hóa khớp, khô khớp, gout, viêm khớp dạng thấp,... cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau khớp ngón chân cái. Việc xác định được nguyên nhân gây đau nhức ngón chân là vô cùng quan trọng. Tuyệt đối người bệnh không nên chủ quan khi bị đau nhức ở vùng này mà nên đi thăm khám và tìm ra nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. 🔶 Đau khớp ngón chân có nguy hiểm không?Thực tế, các bệnh lý về xương khớp nói chung hay đau khớp ngón chân nói riêng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy  nhiên, nếu bệnh không được xử lý sớm, để cơn đau kéo dài quá lâu, người bệnh rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như:Khớp ngón chân bị biến dạng: Đau nhức lâu, xương bị thoái hóa có thể dẫn tới tình trạng biến dạng, khó khăn trong việc đi lại. Thậm chí, có những trường hợp phải phẫu thuật thay khớp. Bệnh kéo dài mãn tính: Cảm giác đau nhức khó chịu kéo dài dai dẳng cả ngày lẫn đêm, khiến cho cuộc sống tinh thần, thể chất của người bệnh bị đảo lộn, sức khỏe sa sút. Chính vì vậy, mọi người tuyệt đối không được quan với căn bệnh này và luôn phải trong tâm thế sẵn sàng điều trị. Đau khớp ngón chân có thể gây biến dạng khớp🔶 Điều trị đau khớp ngón chân cái như thế nào hiệu quả? Như đã đề cập ở trên, đau khớp ngón chân cái có nhiều nguyên nhân và triệu chứng, mức độ bệnh khác nhau. Tùy vào từng mức độ bệnh mà mọi người có thể áp dụng các biện pháp khác nhau: 🔸 Điều trị tại nhà Với các biện pháp điều trị tại nhà, mọi người có thể áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ đến vừa, vì các bài thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, giảm khó chịu trong thời gian ngắn. Các vị thuốc điển hình gồm:Trầu không và muối trắng: Giúp chống viêm, giảm đau, cải thiện lưu thông máu đến các khớp ngón chân. Dùng trầu không đun lấy nước, pha thêm muối trắng dùng để ngâm chân từ 15 - 20 phút mỗi ngày. Lá ngải cứu: Lá này có khả năng chống viêm, giảm đau tốt. Lấy lá ngải cứu giã nhuyễn và trộn cùng giấm trắng, làm nóng hỗn hợp và đắp lên khớp ngón chân cái bị sưng. Cây tầm ma: Sử dụng cây tầm ma khô vào ấm sứ, thêm nước nóng rồi ủ trà trong 10 phút, dùng trà uống thay nước uống trong ngày. 🔸 Điều trị bằng Tây y Thuốc Tây y thường cho khả năng giảm đau nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thuốc tân dược được các bác sĩ chỉ định kê đơn cho người đau khớp ngón chân cái:Thuốc chống viêm, giảm đau: Các loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen,... tác động đến hormone gây viêm, giảm tình trạng sưng đau khó chịu. Thuốc Steroid: Thuốc này giúp chống viêm hiệu quả, hạn chế đau nhức tức thì. Các loại thuốc phổ biến gồm có Codeine, Prednisone,... Thuốc ức chế axit nitric: Phổ biến nhất ở nhóm này phải kể đến thuốc Colchine, đẩy nhanh triệu chứng sưng tấy hiệu quả. Thuốc Tây cho tác dụng giảm đau nhanh chóngRiêng với thuốc Tây, người bệnh không nên tự ý mua thuốc ngoài hiệu thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không gặp tác dụng phụ và phù hợp với mức độ bệnh mà người bệnh đang gặp phải. 🔸 Điều trị đau khớp ngón chân cái bằng Đông y Đông y là giải pháp điều trị bệnh có tính an toàn cao bởi độ lành tính và cho hiệu quả mang tính lâu dài. Tuy nhiên, thường sẽ mất nhiều thời gian hơn so với những giải pháp trị bệnh khác. Người bệnh bị đau khớp ngón chân cái có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây: Bài thuốc 1: Chuẩn bị Cam thảo, Tri mẫu, Quế chi, Thạch cao, Bạch thược, Hải đồng bì, Ngân diệp, Xích thược, Phòng kỷ đun sắc uống hàng ngày. Bài thuốc này dùng cho các trường hợp sưng đau ngón chân do bị gout, giúp giảm sưng đỏ nhanh chóng. Bài thuốc 2: Chuẩn bị Huyền sâm, Xích thược, Hoàng kỳ, Hồng hoa, Một dược, Đan sâm, Hoàng bá, Ngân hoa, Đương quy, Đào nhân, Nhũ hương để đun sắc nước uống hàng ngày. Bài thuốc này dùng cho trường hợp đau khớp ngón chân út hay các ngón khác có liên quan. Bài thuốc 3: Dùng Bạch thược, Cam thảo, Xuyên khung, Nhục quế tâm, Tần cữu, Ngưu tất, Tang ký sinh, Can địa hoàng, Đương quy, Nhân sâm, Phòng phong, Độc hoạt, Phục linh, Tế tân, Đỗ trọng sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Thuốc này phù hợp dùng cho các trường hợp bị đau khớp ngón chân do các bệnh lý về viêm khớp, hỗ trợ khu trừ phong thấp, giảm đau, bồi bổ khí huyết. Thuốc Đông y chữa bệnh đau khớp ngón chân an toàn, lành tính🔶 Cách phòng tránh bệnh đau khớp ngón chân hiệu quảĐau khớp ngón chân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Do đó, mọi người nên có biện pháp phòng tránh bệnh: Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên ngón chân, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp.Sử dụng giày dép phù hợp với kích thước chân, êm ái. Nên có các thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao hoặc lao động để hạn chế những chấn thương có thể xảy ra. Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như canxi, vitamin nhóm B,... Hy vọng, với những thông tin về đau khớp ngón chân cái trong bài viết nêu trên có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về bệnh lý này. Nhắc lại một lần nữa, tuyệt đối mọi người không nên chủ quan với bệnh đau khớp ngón chân, hạn chế những tổn thương không đáng có. Xem thêm:ĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG KHỚP GỐIKhô khớp – Bệnh tuổi già nhưng người trẻ đã mắc phảiMỏi khớp gối – coi chừng các bệnh lý nguy hiểm4 bệnh gây đau nhức từ mông xuống bắp chân cần biếtĐau thắt lưng | Điểm danh 3 vị trí đau điển hình điển hình

Biểu hiện của bệnh đau cột sống cổ và cách phòng ngừa

Đau cột sống cổ là căn bệnh khiến nhiều người phải chịu đựng những cơn đau nhức dai dẳng này hàng ngày. PGS. TS Lê Minh Hà cho biết: Bệnh đau cột sống cổ có nhiều nguyên nhân và có thể bị mắc phải ở nhiều độ tuổi khác nhau. Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để trang bị thêm những thông tin hữu ích nhé. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau cột sống cổ 1. Đau cột sống cổ là biểu hiện của bệnh gì? Thoái hóa khớp sống cổ: là hiện tượng các đĩa đệm ở khớp sống cổ bị lão hóa và suy giảm chức nă...

Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, phương pháp chữa đau cổ tay hiện nay rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách chữa tại nhà, không cần dùng thuốc hoặc bệnh nhân có thể lựa chọn đông y, tây y, phẫu thuật, tùy từng tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói về những cách chữa đau khớp cổ tay phổ biến hiện nay để bạn đọc tham khảo.Lưu ý trước khi chữa đau cổ tayCách chữa đau cổ tayĐau cổ tay là một tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, như:Do một số bệnh lý: Hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp,...Do chấn thương dẫn đến viêm gân, bong gân, tổn thương dây chằng,...Do thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại ở cổ tay: Chơi cầu lông, tennis, đánh golf,...Vì thế, việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó.Thông thường, nếu bạn không bị đau nặng và bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác cho thấy bạn cần chăm sóc y tế, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chữa đau khớp cổ tay tại nhà.Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến phòng khám nếu:Cơn đau của bạn không trở nên tốt hơn sau khi điều trị tại nhà trong hai tuần;Cơn đau ngày càng trầm trọng;Cơn đau tái phát lại nhiều lần;Đau cổ tay cản trở bạn thực hiện các hoạt động thường ngày;Tay của bạn bị sưng, cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng và những triệu chứng này không tốt hơn sau nửa giờ;Tay của bạn bị đỏ, nóng ấm khi chạm vào;Bạn cảm thấy mệt mỏi, có thể kèm theo sốt;Bạn bị ngứa ran liên tục, tê hoặc yếu ở tay, ngón tay.Bạn cần tới phòng khám ngay lập tức, nếu:Bạn nghĩ rằng mình bị gãy xương;Cảm thấy đau đớn tột cùngBất cứ phần của bàn tay, cổ tay, ngón tay có hình dạng hay màu sắc bất thường;Bị mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ tay;Có tiếng lách tách khi bạn bị thương ở tay hoặc cổ tayBạn không thể di chuyển bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay của bạn đúng cách.Phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới các cách chữa đau cổ tay phổ biến hiện nay và các phương pháp điều trị cho một số nguyên nhân cụ thể thường gặp.Việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó (Ảnh minh họa)Chữa trị và phòng ngừa tại nhàTránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơnĐể hạn chế các cơn đau, bạn nên tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Đó là bất cứ hoạt động nào có tính chất lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: sử dụng tuốc nơ vít, sơn, nâng vật nặng,...Tạm ngừng các hoạt động này sẽ giúp giảm áp lực lên phần cổ tay của bạn và khiến cơn đau được cải thiện.Thuốc giảm đau không kê đơnCó một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để làm giảm các cơn đau khớp cổ tay, chúng có ở nhiều dạng khác nhau, như:Thuốc uống: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ibuprofen, naproxen natri, aspirin,...)Thuốc bôi: gel Voltaren, gel Salonpas, các loại dầu xoa bóp,...Miếng dán: Salonpas, Harikkusu 55EX, Kowa,...Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn luôn phải đọc các thông tin đi kèm, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là về liều lượng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để chữa đau khớp cổ tay (Ảnh minh họa)Liệu pháp nóng - lạnhĐể giảm sưng và đau, bạn có thể chườm một túi nước đá lên vùng tay và cổ tay. Chú ý không đặt đá trực tiếp lên da. Bạn có thể chườm 2-3 lần một ngày và chườm tối đa 20 phút mỗi lần.Nếu bạn bị đau và cứng khớp, bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm hoặc ngâm tay và cổ tay vào một bát nước ấm. Lưu ý, không chườm nóng nếu bạn có vết thương hở hoặc tay đang bị sưng.Đeo nẹp cổ tay Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay khi phải hoạt động mạnh. Nó cũng hỗ trợ quá trình điều trị sau chấn thương tốt hơn.Bạn có thể mua các loại băng nẹp cổ tay này trên tiki, shopee hay tại các cửa hàng thể thao, hiệu thuốc,...Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay (Ảnh minh họa)Thực hiện các bài tập chữa đau cổ tayViệc thực hiện các bài tập giúp cho cổ tay của bạn được linh hoạt hơn, hạn chế các cơn đau và phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là một số động tác đơn giản giúp chữa đau cổ tay mà bạn có thể thực hiện tại nhà.Lưu ý: Một chút đau đớn và khó chịu trong quá trình tập luyện là điều bình thường. Hãy cứ cố gắng luyện tập thường xuyên, bắt đầu nhẹ nhàng và sau đó tăng dần lên. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội trong và sau khi tập các bài tập này, hãy dừng lại và tới phòng khám gần nhất.Động tác 1. Uốn cong cổ tay lên | 30 giây mỗi bên Uốn cong cổ tay lênDuỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng lên trên;Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn;Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải;Giữ tư thế căng trong 30 giây;Lặp lại ở tay còn lại.Động tác 2. Uốn cong cổ tay xuống | 30 giây mỗi bên Uốn cong cổ tay xuốngDuỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng xuống dưới;Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn;Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải;Giữ tư thế căng trong 30 giây;Lặp lại ở tay còn lại.Động tác 3. Kéo ngón tay lên | 30 giây mỗi bênKéo ngón tay lênDuỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng lên trên;Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ;Giữ tư thế trong 30 giây;Lặp lại ở tay còn lại.Động tác 3. Kéo ngón tay xuống | 30 giây mỗi bênKéo ngón tay xuốngDuỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng xuống dưới;Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ;Giữ tư thế trong 30 giây;Lặp lại ở tay còn lại.Động tác 5. Đan tay sau lưng | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Đan tay sau lưngĐưa tay ra phía sau và đan các ngón tay vào nhau;Duỗi thẳng hai cánh tay và nâng lên khỏi cơ thể cho tới khi thấy một lực căng nhẹ;Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thả ra;Lắc cổ tay trong 5 giây;Lặp lại động tác 3 lần.Động tác 6. Tư thế cầu nguyện | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Tư thế cầu nguyệnChắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện;Hạ tay xuống hết mức có thể mà không để bàn tay tách ra;Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây;Lặp lại động tác 3 lần.Động tác 7. Palm Press Thumbs Out | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Palm Press Thumbs OutChắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện nhưng ngón tay cái quay ra ngoài và các ngón tay hướng xuống;Nâng tay lên hết mức có thể mà không để lòng bàn tay tách ra;Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây.Lặp lại động tác 3 lần.Động tác 8. Quỳ sàn gập cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Quỳ sàn gập cổ tayQuỳ trên sàn nhà;Đặt mu bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối;Ngồi mông lên gót chân và giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay.Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây;Lặp lại 3 lần.Động tác 9. Quỳ sàn mở rộng cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Quỳ sàn mở rộng cổ tayQuỳ trên sàn nhà;Đặt lòng bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối;Nghiêng người về phía trước và ngồi mông lên gót chân, giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay.Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây;Lặp lại 3 lần.Động tác 10. Side-to-Side | 5 hơi thở mỗi bên (thực hiện 4 lần)Side-to-SideQuỳ trên mặt đất và ngồi lên gót chân;Đặt hai bàn tay xuống đất cạnh hai bên đầu gối, các ngón tay chỉ ra ngoài;Nghiêng người sang trái và dồn trọng lượng lên tay trái. Giữ tư thế với 5 nhịp thở sâu;Tiếp tục nghiêng người sang phải và thực hiện như bên trái;Lặp lại hai bên trái - phải như vậy 4 lần.Chữa đau khớp cổ tay bằng thuốc Tây y kê đơnThuốc kê đơn là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng, thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.Các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau khớp cổ tay là các loại thuốc giảm đau, giảm viêm. Như:Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Đây là nhóm thuốc được kê toa phổ biến nhất, đặc biệt đối với bệnh nhân bị đau cổ tay do các vấn đề như: bong gân, viêm gân hay viêm khớp. NSAID không được sử dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay.Tiêm Cortisone. Cortisone là một loại thuốc giảm đau, giảm viêm mạnh. Những người bị viêm khớp cổ tay hoặc hội chứng ống cổ tay cũng được hưởng lợi từ việc tiêm cortisone.Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà:Thuốc giảm đau có thể gây hại cho thận và dạ dày. Bệnh nhân không nên dùng thuốc trong thời gian dài. Hãy bắt đầu uống với liều dùng thấp nhất với sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.Thuốc kê đơn chữa đau khớp cổ tay là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. (Ảnh minh họa)Thuốc Đông Y chữa đau cổ tayTheo Đông y, đau cổ tay là hậu quả của khí huyết lưu thông kém, khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và dễ lão hóa. Vì thế các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau.Cách chữa đau cổ tay bằng đông y không chỉ nhằm mục đích giảm đau nhất thời mà còn giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài, bổ thận tỳ, lưu thông khí huyết, thanh lọc, giải độc.Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên áp dụng bài thuốc xoa bóp, đắp/chườm nóng cổ tay kết hợp uống thuốc.Các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau (Ảnh minh họa)Bài thuốc xoa bópDùng kê huyết đằng, bạch chỉ, tế tân, xuyên khung, nhục quế, thiên niên kiện, trần bì, hoa hồi, thạch xương bồ: 10gNgâm tất cả các vị thuốc trên trong rượuLấy rượu thuốc vừa thoa vừa xoa bóp 2 -3 lần/ngàyBài thuốc đắpNgải cứu: 1 bóMuối: 1 bátRang hỗn hợp trên lửa cho nóng rồi đổ lên khăn, chườm giảm đau viêm khớp cổ tayRang đi rang lại nhiều lần rồi đắp lên tay để giảm sưng khớp, giảm đau, lưu thông tuần hoàn máu tốtBài thuốc uốngHy thiêm, đương quy, ngũ gia bì, rễ cúc tần, rễ cây gấc, cam thảo, lá tre: mỗi loại 12gKê huyết đằng, bồ công anh, nam tục đoạn: mỗi loại 16gNgải diệp, cẩu tích, lá lốt, trần bì: mỗi lại 10gCây xấu hổ: 20gTất cả các vị thuốc sắc chung trong 1 lít nước đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp, uống đều đặn mỗi ngày.***Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.Vật lý trị liệuVật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để tăng cường khớp cổ tay và giúp việc chữa đau khớp cổ tay đạt được hiệu quả cao hơn. Nếu bạn phải phẫu thuật cổ tay, các bài tập vật lý trị liệu còn giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật nhanh hơn.Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập phù hợp và sử dụng một số liệu pháp kết hợp khác để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa các cơn đau tái phát.Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để chữa đau cổ tay (Ảnh minh họa)Phẫu thuậtNếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số trường hợp cần thiết, phẫu thuật cổ tay có thể được chỉ định. Chẳng hạn như:Gãy xương. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để ổn định phần xương bị gãy, tạo điều kiện chữa lành.Hội chứng ống cổ tay. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng.Sửa chữa dây chằng. Phẫu thuật đôi khi là cần thiết để sửa chữa gân hoặc dây chằng bị tổn thương..v.v.Cách chữa đau cổ tay do một số nguyên nhân thường gặpHội chứng ống cổ tayĐeo nẹp cổ tay để giảm sưng và giảm đau cổ tay;Sử dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh;Dùng thuốc chống viêm, giảm đau;Phẫu thuật để sửa chữa dây thần kinh giữa trong trường hợp nặng.Hội chứng ống cổ tay xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay (Ảnh minh họa)Bệnh gútDùng thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc naproxen;Uống nhiều nước để giảm nồng độ axit uric;Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo và rượu;Uống thuốc bác sĩ kê toa để giảm nồng độ axit uric trong hệ thống tuần hoàn.Chấn thương cổ tayBó bột, đeo nẹp cổ tay;Hạn chế các hoạt động ở cổ tay;Dùng thuốc giảm đau nhẹ, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen;Chườm lạnh để giảm sưng và đau;Phẫu thuật (có thể được chỉ định nếu dây chằng bị rách, gãy xương phức tạp hoặc bong gân lặp đi lặp lại dẫn đến mất ổn định mãn tính).Chấn thương cổ tay xảy ra khi có một lực bất ngờ tác động vào cổ tay hoặc khi có những vận động lặp đi lặp lại ở cổ tay (Ảnh minh họa)Viêm khớp cổ tayKhông có cách chữa trị hoàn toàn bệnh viêm khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Để tránh các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bạn có thể:Tập thể dục (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu);Thay đổi một số thói quen để tránh gây tổn thương đến cổ tay;Sử dụng liệu pháp nóng - lạnh trên vùng khớp bị đau;Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc chống thấp khớp (DMARDs),... theo chỉ định của bác sĩ;Phẫu thuật (có thể được thực hiện nếu bệnh tiến triển và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả nữa)Kết luậnĐau khớp cổ tay là một triệu chứng rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.Không phải tất cả các loại đau cổ tay đều cần chăm sóc y tế. Đau cổ tay do bong gân hay chấn thương nhẹ thường đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu đau và sưng kéo dài nhiều ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đi khám bác sĩ, bởi chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả, giảm phạm vi chuyển động của cổ tay và gây ra tàn tật lâu dài.*** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Xem thêm 👉:Đau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Chữa11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhấtĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau khớp bàn chân: Nguyên nhân và cách điều trị cụ thể

Bàn chân là nơi chịu nhiều áp lực nhất trong các hoạt động thường ngày của chúng ta. Chính vì thế, khớp bàn chân rất dễ bị chấn thương, đau nhức. Theo thống kê, khoảng 77% dân số sẽ trải qua các cơn đau khớp bàn chân, nhức xương bàn chân vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Nguyên nhân Đau khớp bàn chân 🔵 Đau khớp bàn chân là gì? Đau nhức xương khớp bàn chân là cảm giác đau ở bất kỳ cấu trúc nào thuộc bàn chân. Bàn chân là một trong những bộ phận phức tạp nhất của cơ thể. Nó đ...

Đau khớp chân: Cách chữa bệnh đau khớp bàn chân

Khớp chân là vị trí nằm giữa hai xương, giúp con người dễ dàng di chuyển hơn. Các chấn thương, bệnh lý ở chân đều có thể làm đau khớp chân. Bệnh này thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Thậm chí, có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp xương nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị phù hợp, kịp thời.  🟢 Đau khớp chân là gì? Triệu chứng của bệnh Đau khớp chân là tình trạng đau nhức tại các vị...