Đau khớp chân: Cách chữa bệnh đau khớp bàn chân

Đau khớp chân: Cách chữa bệnh đau khớp bàn chân


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Khớp chân là vị trí nằm giữa hai xương, giúp con người dễ dàng di chuyển hơn. Các chấn thương, bệnh lý ở chân đều có thể làm đau khớp chân. Bệnh này thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Thậm chí, có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp xương nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị phù hợp, kịp thời. 

🟢 Đau khớp chân là gì? Triệu chứng của bệnh

Đau khớp chân là tình trạng đau nhức tại các vị trí như bàn chân, đầu gối, cổ chân,... Bên cạnh đó, các vị trí đau cũng có thể bị viêm, sưng đỏ và cảm giác nóng hơn bình thường. Khi đứng lên và di chuyển, cơn đau sẽ càng nặng hơn. 

Tình trạng đau khớp chân có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn: 

  • Người cao tuổi có xương khớp bị yếu, dễ bị viêm.
  • Người thường xuyên đi đứng nhiều
  • Vận động viên bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ,... 
  • Những người thường phải mang giày cao gót. 

Đau khớp chân có thể xảy ra với bất kỳ ai

Đau khớp chân có thể xảy ra với bất kỳ ai

Khi bị đau khớp bàn chân, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không có biểu hiện, chỉ khi bệnh tình trở nặng mới phát hiện. Do đó, việc nắm bắt các dấu hiệu của bệnh là rất cần thiết, góp phần giúp nhận biết bệnh nhanh chóng: 

  • Khớp bàn chân bị đau, thời điểm đau nhiều nhất thường là buổi sáng sau khi vừa ngủ dậy. 
  • Vùng bàn chân có hiện tượng bị sưng đỏ, nóng hơn so với những vùng khác. 
  • Người bệnh có thể bị đau khớp chân trái hoặc đau khớp chân phải đi kèm với hiện tượng cứng, cần xoa bóp mới có thể đi lại được bình thường. 
  • Vùng đau có thể bị lan rộng ra cả chân, gây đau nhức và khó khăn trong di chuyển. 
  • Một số trường hợp có thể bị sốt, mệt mỏi. 

🟢 Nguyên nhân gây đau khớp bàn chân 

Đau khớp chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ điển hình mọi người nên tham khảo:

  • Chấn thương: Các chấn thương ở khớp chân như gãy xương, bong gân, trật khớp… sẽ gây đau, hạn chế di chuyển. 
  • Thoái hóa khớp: Người cao tuổi là đối tượng chính bị thoái hóa khớp. Khi xương khớp có dấu hiệu lão hóa, sụn khớp bị bào mòn khi di chuyển xương sẽ cọ xát vào nhau, dẫn đến hiện tượng đau nhức, khó chịu.
  • Các bệnh lý về viêm khớp: Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý điển hình dẫn đến tình trạng đau khớp bàn chân.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên các khớp chân, làm khớp dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ bị viêm, sưng đau. 

Thoái hóa khớp chân có thể gây nên hiện tượng đau nhức, khó chịu

Thoái hóa khớp chân có thể gây nên hiện tượng đau nhức, khó chịu

Ngoài ra, bệnh đau khớp chân còn có thể hình thành do một số bệnh lý khác như gout, nhiễm trùng, tật bàn chân,... 

🟢 Đau khớp chân có nguy hiểm không?

Khi bị đau khớp chân, đau khớp bàn chân nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như: 

  • Chức năng vận động bị suy giảm: Khi bị đau khớp chân sẽ khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Việc đi đứng trở nên khó khăn hơn, nếu không điều trị có thể bị tê liệt, thậm chí là mất chân. 
  • Mệt mỏi tinh thần: Cảm giác đau nhức thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. bệnh thường đau về đêm, dễ dẫn đến mất ngủ, căng thẳng. 
  • Khớp chân bị biến dạng: Vị trí khớp bàn chân, gối, cổ chân,... có thể bị biến dạng, teo, xiêu vẹo,... 

Có thể thấy, đau khớp chân cũng là một căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được xem nhẹ căn bệnh này. Hãy chú ý đi thăm khám sức khỏe định kỳ và nhanh chóng có biện pháp can thiệp điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh. 

🟢 Các cách chữa bệnh đau khớp bàn chân tốt nhất hiện nay 

Điều trị đau khớp bàn chân đòi hỏi thời gian nên cần có sự kiên trì. Dù vậy, hiện nay có rất nhiều biện pháp trị bệnh khác nhau cho tác dụng nhanh chóng, vượt trội. 

🔹 Chữa đau khớp chân theo dân gian 

Với người Việt, các bài thuốc dân gian là một trong những cách chữa bệnh không thể thiếu. Cách này thường được áp dụng bởi tính đơn giản, dễ làm mà hiệu quả cao. Một số bài thuốc dân gian điều trị đau khớp chân có thể kể đến như:

Cây lược vàng

Cây này có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, chữa lành các vết bầm tím. Vì vậy, cây lược vàng được dùng nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp.

Cách dùng: 

  • Nghiền nát thân cây lược vàng
  • Trộn hỗn hợp được nghiền nát với vaseline và một ít nước.
  • Ủ hỗn hợp trong khoảng một tuần ở nơi khô ráo, thoáng mát. 
  • Dùng một lượng vừa đủ để bôi vào vùng bị đau. 

Ngoài ra, cây lược vàng cũng có thể đem về ngâm rượu để xoa bóp vào vị trí đau. 

Cây Lược Vàng chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Cây Lược Vàng chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Dùng giấm táo trị đau khớp chân 

Giấm táo giúp giảm hàm lượng axit uric trong máu, hỗ trợ giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Hòa khoảng 3 thìa giấm táo với 250ml nước ấm.
  • Cho thêm mật ong vào hỗn hợp để uống dễ hơn.
  • Uống hàng ngày để nâng cao hiệu quả. 

Dùng ngải cứu chữa đau khớp bàn chân 

Ngải cứu nổi tiếng là vị thuốc dân gian giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả bởi hoạt chất absinthin và anabsinthine. 

Cách thực hiện: 

  • Giã ngải cứu đã rửa sạch thật nhuyễn
  • Trộn thêm ít giấm gạo
  • Hâm nóng ngải cứu cho ấm lên
  • Dùng túi vải để đựng hỗn hợp này và chườm nhẹ nhàng lên vùng chân bị đau.

Các biện pháp dân gian điều trị đau khớp chân này chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ cần cẩn trọng khi sử dụng. 

🔹 Điều trị bằng thuốc Tây 

Đau khớp bàn chân có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau như sau:

  • Thuốc chống viêm: Corticosteroid, Diclofenac, Indomethacin, Motrin IB,, Naproxen, Aspirin, Ketoprofen, Flurbiprofen, Valdecoxib, Piroxicam,…
  • Thuốc giảm đau: NSAIDs, Acetaminophen, Paracetamol, Aspirin, Tramadol, Hydrocodone, Glucosamine Sulfate…
  • Thuốc sinh học: Abatacept, Certolizumab pegol, Infliximab, Rituximab, Anakinra, Infliximab, Golimumab, Etanercept…

Các loại thuốc này cho tác dụng khá nhanh chóng nhưng dễ gặp tác dụng phụ và bị lạm dụng thuốc. Do đó, khi dùng, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và dùng. 

Thuốc Tây thường cho tác dụng giảm đau khớp chân nhanh chóng

Thuốc Tây thường cho tác dụng giảm đau khớp chân nhanh chóng

🔹 Điều trị đau khớp chân bằng Đông y 

Đông y có nhiều bài thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có đau khớp chân. Thường thuốc Đông y cho hiệu quả chậm nhưng chắc, đặc biệt rất an toàn và không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Một số bài thuốc Đông y phổ biến được nhiều người bệnh dùng gồm:

Bài thuốc 1: 

Nguyên liệu: Cây cỏ xước, cỏ nhọ nồi, rễ cây nhàu, cổ phục linh, ké đầu ngựa.

Cách thực hiện: Rửa sạch thuốc và cho vào nồi sắc với 300ml nước dùng để uống hàng ngày. 

Bài thuốc 2: 

Nguyên liệu: Cây dây đau xương, tang ký sinh, rễ cỏ xước, tục đoạn, tần giao, độc hoạt, đảng sâm, bạch thược, đương quy. 

Cách thực hiện: Rửa sạch thuốc và cho vào nồi sắc với nước, uống mỗi ngày 3 lần. 

Bài thuốc 3: 

Nguyên liệu: Đương quy, thược dược, phục linh, bạch truật, trạch tả, xuyên khung.

Cách thực hiện: 

  • Cho các vị thuốc trên vào cối tán đến khi mịn. 
  • Dùng 1 thìa cà phê bột thuốc đã được tán pha với rượu, uống mỗi ngày 3 lần.

Thuốc Đông y chữa bệnh chậm mà chắc

Thuốc Đông y chữa bệnh chậm mà chắc

Lưu ý: Thuốc Đông y mặc dù an toàn nhưng người bệnh cũng không nên tự ý bào chế mà nên được hướng dẫn bởi các lương y có kinh nghiệm. Liều lượng thuốc thường rất khắt khe để có thể tạo ra được bài thuốc có tác dụng vượt trội. 

🟢 Cách phòng bệnh viêm khớp chân 

Để không phải chịu những cơn đau do bệnh gây ra, mọi người nên có kiến thức để phòng bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bạn có thể tham khảo:

  • Vận động phù hợp: Kết hợp giữa đi lại và nghỉ ngơi điều độ, không nên để chân làm việc quá sức.
  • Duy trì tập thể dục: Các bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp chân khỏe mạnh, hạn chế được những tổn thương. 
  • Hạn chế mang vác nặng: Mang vật nặng, trọng lượng lớn có thể gây chèn ép chân, đau nhức, sưng tấy. 
  • Bổ sung các chất cần thiết: Omega-3. canxi, nước,... là những chất cần thiết cho cơ thể và hệ xương khớp. Mọi người nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây, trứng, sữa, đậu phụ, hải sản,... 
  • Không sử dụng chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá,... nên được hạn chế tối đa. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: việc khám sức khỏe sẽ góp phần phát hiện bệnh sớm hơn, tránh để bệnh tiến triển nặng và xuất hiện biến chứng. 

Với những thông tin nêu trên, hy vọng có thể giúp quý vị bạn đọc hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau khớp chân. Hãy luôn tạo thói quen chăm sóc sức khỏe của mình, không được chủ quan với mọi biểu hiện của bệnh và có can thiệp điều trị từ giai đoạn đầu. 

👉 Có thể bạn quan tâm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết