Thời tiết thay đổi, nhiệt độ giảm xuống thấp là nỗi ám ảnh lớn của những bệnh nhân thoái hóa khớp. Đây là thời điểm lý tưởng cho các yếu tố “phá hoại” xương khớp hoành hành. Lúc này, việc sử dụng thuốc tây được nhắc tới đầu tiên. Nhưng thuốc tây không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những tác hại khi người bệnh sử dụng thuốc tây để điều trị thoái hóa khớp.
1. Các triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính do thoái hoá tổ chức của khớp gần sụn khớp và xương ở một hay nhiều vị trí. Tuy tiến triển chậm, nhưng bệnh có thể nặng dần làm ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh nhân.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh:
- Cảm giác đau là triệu chứng điển hình nhất của thoái hóa khớp. Bệnh nhân thấy đau nhiều hơn khi vận động hoặc thay đổi tư thế và giảm khi nghỉ ngơi tại vị trí khớp hoặc đoạn cột sống bị thoái hoá, ít lan xa trừ khi có chèn ép rễ và dây thần kinh. Tính chất đau âm ỉ và không kèm theo sưng nóng đỏ (khác với đau đo viêm khớp). Cơn đau do thoái hóa khớp thường thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, nhưng cũng có thể đau liên tục tăng dần (thoái hóa khớp thứ phát).
- Hạn chế vận động: do đau hoặc do các phản ứng co cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như quay cổ, cúi sát đất, ngồi xổm...
- Biến dạng khớp: do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
- Triệu chứng khác: Teo cơ (do ít vận động), tràn dịch khớp (do phản ứng xung huyết và tiết dịch màng hoạt dịch).
2. Tác hại khi chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây
Hiện nay để điều trị thoái hóa khớp và giảm các cơn đau, rất nhiều bệnh nhân thường sử dụng các thuốc có chứa Corticoid như: prednisolone, dexamethasone, beta-methasone... hay các thuốc nhóm kháng viêm không steroid như aspirin, diclofenac, ketoprofen, ibuprofen... Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ gây nhiều ảnh hưởng và các tác dụng phụ rất nguy hiểm.
Sử dụng các thuốc có chứa corticoid rất phổ biến, thuốc giúp giảm đau nhanh nhưng tác dụng không lâu, do đó phải sử dụng liên tiếp và kéo dài, nếu ngưng thuốc, bệnh nhân sẽ bị đau lại. Sử dụng lâu dài, bệnh nhân sẽ bị béo phì (do giữ nước), tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, làm xương dễ gãy, ngoài ra còn xảy ra các biến chứng tiểu đường, tim mạch.
Các thuốc nhóm kháng viêm không steroid gây nhiều tác hại trên đường tiêu hóa như làm viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy. Ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.
Một số phản ứng có hại của thuốc rất dễ được phát hiện như: Dị ứng thuốc (tăng nhiệt độ, mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa) hoặc sốc phản vệ (ngứa toàn bộ cơ thể: nhất là ở bàn tay và bàn chân, phù ở mắt như bị bỏng nặng, phù cuống họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu…).
Ngoài các tác dụng phụ vừa kể, một số hội chứng không điển hình dưới đây người bệnh cần chú ý khi điều trị bệnh viêm khớp:
- Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng ngay.
- Tăng nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 38 độ C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 38 độ C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều thuốc trị viêm khớp đã làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: methotrexate, immuran, remicade, cyclosporine, cytoxan… Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm khuẩn sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.
- Tê hoặc cảm giác kiến bò: Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể làm tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Ðỏ mắt: Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu.
- Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do thuốc plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dừng uống thuốc ngay.
- Buồn nôn: Hầu hết các thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: ibuprofen, naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: azathiprine (immuran), prednisolone, methotrexate.
- Ho và đau ngực: Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Khả năng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị viêm khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời.
Trên đây là một số tác dụng phụ hay gặp khi bệnh nhân chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây. Bệnh nhân cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ điều để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng. Nhằm hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn, các bác sỹ chuyên khoa xươn khớp khuyên nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, vừa hiệu quả mà lại không gây tác dụng phụ với dạ dày và gan, thận như địa liền, phòng phong,…
Thúy An
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận