Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến, rất nhiều người gặp phải. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn phát tác và khó điều trị dứt điểm khi chuyển sang mãn tính. Nếu như trước đây, căn bệnh này thường được nói là “bệnh tuổi già” thì những năm trở lại đây, đối tượng người mắc đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Đây là dấu hiệu đáng báo động, mọi người cần phải nâng cao cảnh giác để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời.
Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối
Đầu gối là một trong những khớp lớn, phức tạp và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cho toàn bộ cơ thể. Khớp gối tiếp giáp với xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Với chức năng nâng đỡ quan trọng, đây cũng là lý do khiến khớp gối dễ bị thoái hóa. Vậy cụ thể thoái hóa khớp gối là gì?
Tình trạng thoái hóa khớp gối là hiện tượng lớp đệm tự nhiên nối giữa khớp gối với các khớp khác bị mài mòn. Điều này khiến cho các xương dễ cọ xát với nhau trong quá trình vận động. Từ đó, gây đau đớn, sưng, cứng và hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh. Nếu để lâu dài có thể khiến cho nhiều biến chứng xuất hiện.
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phổ biến
Nguyên nhân hình thành bệnh thoái hóa khớp gối
Trước đây, thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến và gặp ở nhiều người trẻ tuổi do chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thiếu khoa học của phần lớn người trẻ.
Về nguyên nhân hình thành bệnh thoái hóa khớp rất đa dạng. Dưới đây là một số yếu tố tác động chính được các chuyên gia xương khớp chỉ ra:
Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, các tế bào sụn gần như mất đi khả năng sinh sản và tái tạo. Từ đó, quá trình tổng hợp của sụn cũng bị suy giảm theo, dẫn đến tình trạng thoái hóa.
Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh thoái hóa khớp gối là phụ nữ có phần cao hơn nam giới, đặc biệt trong độ tuổi sau 55. Nguyên nhân chính khiến cho phụ nữ bị bệnh nhiều hơn là do dây chằng trước của khớp gối ở nữ giới yếu hơn. Khi có thói quen đi giày cao gót, áp lực trực tiếp dồn lên sụn, từ đó tạo điều kiện cho khớp bị thoái hóa nhanh hơn.
Thừa cân: Những người béo phì, thừa cân sẽ vô tình tạo một áp lực lớn lên hai đầu gối khiến sụn khớp bị chèn ép và bào mòn nhanh hơn.
Chấn thương: Những tai nạn dẫn đến chấn thương xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng,.... có nguy cơ cao khiến sụn khớp bị tổn thương. Nếu như không điều trị kịp thời, các chấn thương sẽ làm lệch trục khớp, gây thoái hóa.
Di truyền: Theo đánh giá chung, những người có người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị từng mắc bệnh thoái hóa xương khớp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Vận động quá sức: Trong thời gian dài nếu bạn liên tục lao động nặng, chơi thể thao, tập luyện ở cường độ nặng cũng có thể tiếp tay cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Trong các bữa ăn hàng ngày bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho xương khớp có thể khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn. Hoặc nếu sử dụng rượu bia nhiều, lớp sụn khớp sẽ bị phá hủy nghiêm trọng.
Các bệnh lý khác: Ngoài những nguyên nhân nêu trên, các bệnh lý như gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp,... cũng là yếu tố tác động khiến bệnh thoái hóa khớp gối có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn. Nếu bạn đang gặp các chứng bệnh nêu trên cần chú ý nắm bắt tình hình.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thoái hóa khớp gối
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối rất quan trọng. Dựa trên căn nguyên, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chính xác hơn giúp nâng cao khả năng điều trị cũng như rút ngắn thời gian.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Dấu hiệu thoái hóa khớp tương đối phức tạp, ở mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thông thường, bệnh thoái hóa khớp gối được phát hiện khá muộn do triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Dưới đây là dấu hiệu ở mỗi giai đoạn bệnh:
Giai đoạn khởi phát: Sụn khớp gối bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, thỉnh thoảng người bệnh cảm thấy đau, khó chịu do đầu xương mài vào nhau. Tuy nhiên, cơn đau không đáng kể.
Giai đoạn giữa: Đây là giai đoạn nhẹ của bệnh, không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp nên hiện tượng cọ xát chưa nhiều. Các chất lỏng hoạt dịch được duy trì, đủ để khớp vận động. Dù vậy, đây cũng là thời điểm người bệnh bắt đầu gặp các triệu chứng của bệnh như đau khi đi bộ hoặc chạy nhiều, khớp bị cứng khi lâu không cử động.
Giai đoạn tổn thương: Thoái hóa khớp gối bắt đầu có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn, các sụn bị tổn thương, không gian giữa các xương thu hẹp lại. Người bệnh sẽ cảm thấy đau thường xuyên hơn, bị cứng khớp khi ngồi trong thời gian dài hoặc sau một đêm ngủ và thức dậy. Một số người có thể bị sưng khớp.
Giai đoạn nặng: Đây là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng rõ rệt và xuất hiện với tần suất dày hơn. Người bệnh thường cảm thấy đau đớn, khó chịu khi đi bộ, khớp cử động.
Việc phát hiện được bệnh thoái hóa khớp gối từ những giai đoạn đầu tiên sẽ giúp ích hơn trong việc điều trị bệnh. Do đó, mọi người ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên tuyệt đối không được chủ quan, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng tình trạng bệnh.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Biến chứng của bệnh
Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không là câu hỏi mà hầu hết người bệnh nào cũng mong muốn có câu trả lời. Vấn đề thoái hóa thường không có cách nào phục hồi được hoàn toàn do đây là tổn thương của xương khớp mang tính chất lão hóa. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà người bệnh bỏ qua những giải pháp điều trị bệnh có khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng đáng kể và ngăn chặn tiến triển của bệnh theo chiều hướng xấu.
Khi bệnh thoái hóa khớp không được can thiệp điều trị, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Hạn chế khả năng vận động, đi lại khó khăn.
Khớp gối bị biến dạng, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài.
Hiện tượng cứng khớp và teo cơ.
Vôi hóa sụn khớp.
Nặng nhất là gây tàn phế, bại liệt suốt đời.
Bệnh thoái hóa khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Ngoài những biến chứng cụ thể như trên, khi mắc bệnh trong thời gian dài người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm. Điều này cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày:
Giảm năng suất làm việc.
Rối loạn mất ngủ, lo âu.
Tăng cân.
Gặp các bệnh lý khác về tim mạch, tiểu đường.
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều cách trị thoái hóa khớp gối khác nhau, giúp giảm triệu chứng và khôi phục sức khỏe hệ xương khớp cho người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay:
Mẹo dân gian điều trị thoái hóa khớp gối
Đối với các mẹo dân gian điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh nên áp dụng vào giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, các triệu chứng của bệnh chưa nghiêm trọng, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Người bệnh có thể lựa chọn một trong hai phương pháp đều cho hiệu quả điều trị cơn đau thoái hóa khớp gối cao. Chườm nóng sẽ giúp tăng cường sự lưu thông máu và chất dinh dưỡng chuyển đến khớp giúp giảm đau. Chườm lạnh giúp làm chậm tuần hoàn và giảm sưng nhanh chóng.
Sử dụng mật ong và bột quế: Hai nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch và chống viêm. Khi kết hợp với nhau, mật ong và bột quế giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối hiệu quả. Bạn có thể dùng bằng cách pha 1 muỗng mật ong và 1 muỗng bột quế với nước ấm, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Sử dụng nghệ: Trong nghệ có nhiều chất curcumin giúp làm lành vết thương, kháng khuẩn nên được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối. Bạn có thể bổ sung nghệ vào thành phần thức ăn trong ngày.
Xoa bóp - bấm huyệt: Đây là phương pháp của Y học cổ truyền, tạo áp lực trực tiếp vào gân cơ, khớp, kinh mạch… để giải quyết các điểm ứ tắc, giúp giảm đau, giảm căng cơ, khớp. Các huyệt chủ đạo có thể kể đến Huyệt hải, Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Ủy trung,...
Liệu pháp dân gian giúp giảm đau thoái hóa khớp gối hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây thường cho hiệu quả giảm đau tức thì, khôi phục chức năng vận động. Chính vì vậy, đây là một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường có trong đơn thuốc của người bệnh thoái hóa khớp gối:
Thuốc chống viêm giảm đau: paracetamol, Acetaminophen,... là những loại thuốc giảm đau dùng cho trường hợp thoái hóa khớp gối nhẹ đến trung bình.
Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc Naproxen, Ibuprofen,... thuộc nhóm chống viêm không steroid được sử dụng nhiều. Thuốc này thường dùng khi người bệnh không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Các loại thuốc Glucosamine, Chondroitin, Diacerein,.... hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển.
Thuốc tiêm khớp: Các thuốc tiêm trực tiếp vào vị trí khớp bị đau như Corticosteroid, Acid Hyaluronic…. giúp bôi trơn và giảm sưng, cứng khớp vùng gối hiệu quả, nhanh chóng.
Thuốc tây dù cho hiệu quả nhanh nhưng lại chỉ có tác dụng cắt triệu chứng trong một thời điểm nhất định, không điều trị được bệnh chuyên sâu. Do đó, người bệnh tuyệt đối không lạm dụng bởi thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng lâu dài. Mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
Phẫu thuật
Nếu các liệu pháp nêu trên không mang lại hiệu quả và tình trạng thoái hóa khớp gối đã tiến triển nặng, không thể can thiệp bằng thuốc, phẫu thuật là giải pháp cuối cùng. Các loại phẫu thuật phổ biến hiện nay gồm:
Điều trị dưới nội soi khớp.
Khoan kích thích tạo xương.
Cấy ghép tế bào sụn.
Mổ thay khớp.
Phẫu thuật thoái hóa khớp gối
Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp không được khuyến khích áp dụng nhiều bởi nó có nhiều rủi ro như biến dạng khớp, thời gian phục hồi lầu.
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Mặc dù không gây nguy hại đến tính mạng nhưng bệnh thoái hóa khớp gối lại gây ra nhiều tổn thương và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, việc chủ động để phòng ngừa bệnh xuất hiện là rất cần thiết. Các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên có các biện pháp ngăn chặn bệnh như:
Tập thể dục đều đặn và đúng cách, nên tập các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe,...
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ canxi và khoáng chất.
Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì.
Xoa bóp khớp mỗi ngày để cơ bắp được thư giãn, máu lưu thông tốt hơn.
Chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến bệnh lý xương khớp.
Tiến hành khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời.
Thoái hóa khớp gối là tác nhân chính gây nên bệnh tàn phế. Vì vậy, người bệnh cần chủ động nhận biết tình trạng bệnh, can thiệp kịp thời trước khi xảy ra biến chứng. Hy vọng những thông tin nêu trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận