Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay

Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, phương pháp chữa đau cổ tay hiện nay rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách chữa tại nhà, không cần dùng thuốc hoặc bệnh nhân có thể lựa chọn đông y, tây y, phẫu thuật, tùy từng tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói về những cách chữa đau khớp cổ tay phổ biến hiện nay để bạn đọc tham khảo.

Lưu ý trước khi chữa đau cổ tay

Cách chữa đau cổ tay

Cách chữa hết đau cổ tay

Đau cổ tay là một tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, như:

  • Do một số bệnh lý: Hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp,...
  • Do chấn thương dẫn đến viêm gân, bong gân, tổn thương dây chằng,...
  • Do thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại ở cổ tay: Chơi cầu lông, tennis, đánh golf,...

Vì thế, việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó.

Thông thường, nếu bạn không bị đau nặng và bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác cho thấy bạn cần chăm sóc y tế, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chữa đau khớp cổ tay tại nhà.

Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến phòng khám nếu:

  • Cơn đau của bạn không trở nên tốt hơn sau khi điều trị tại nhà trong hai tuần;
  • Cơn đau ngày càng trầm trọng;
  • Cơn đau tái phát lại nhiều lần;
  • Đau cổ tay cản trở bạn thực hiện các hoạt động thường ngày;
  • Tay của bạn bị sưng, cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng và những triệu chứng này không tốt hơn sau nửa giờ;
  • Tay của bạn bị đỏ, nóng ấm khi chạm vào;
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi, có thể kèm theo sốt;
  • Bạn bị ngứa ran liên tục, tê hoặc yếu ở tay, ngón tay.

Bạn cần tới phòng khám ngay lập tức, nếu:

  • Bạn nghĩ rằng mình bị gãy xương;
  • Cảm thấy đau đớn tột cùng
  • Bất cứ phần của bàn tay, cổ tay, ngón tay có hình dạng hay màu sắc bất thường;
  • Bị mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ tay;
  • Có tiếng lách tách khi bạn bị thương ở tay hoặc cổ tay
  • Bạn không thể di chuyển bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay của bạn đúng cách.

Phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới các cách chữa đau cổ tay phổ biến hiện nay và các phương pháp điều trị cho một số nguyên nhân cụ thể thường gặp.

Việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó (Ảnh minh họa)

Việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó (Ảnh minh họa)

Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả

Tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn

Để hạn chế các cơn đau, bạn nên tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Đó là bất cứ hoạt động nào có tính chất lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: sử dụng tuốc nơ vít, sơn, nâng vật nặng,...

Tạm ngừng các hoạt động này sẽ giúp giảm áp lực lên phần cổ tay của bạn và khiến cơn đau được cải thiện.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để làm giảm các cơn đau khớp cổ tay, chúng có ở nhiều dạng khác nhau, như:

  • Thuốc uống: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ibuprofen, naproxen natri, aspirin,...)
  • Thuốc bôi: gel Voltaren, gel Salonpas, các loại dầu xoa bóp,...
  • Miếng dán: Salonpas, Harikkusu 55EX, Kowa,...

Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn luôn phải đọc các thông tin đi kèm, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là về liều lượng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để chữa đau khớp cổ tay (Ảnh minh họa)

Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để chữa đau khớp cổ tay (Ảnh minh họa)

Liệu pháp nóng - lạnh

Để giảm sưng và đau, bạn có thể chườm một túi nước đá lên vùng tay và cổ tay. Chú ý không đặt đá trực tiếp lên da. Bạn có thể chườm 2-3 lần một ngày và chườm tối đa 20 phút mỗi lần.

Nếu bạn bị đau và cứng khớp, bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm hoặc ngâm tay và cổ tay vào một bát nước ấm. Lưu ý, không chườm nóng nếu bạn có vết thương hở hoặc tay đang bị sưng.

Đeo nẹp cổ tay 

Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay khi phải hoạt động mạnh. Nó cũng hỗ trợ quá trình điều trị sau chấn thương tốt hơn.

Bạn có thể mua các loại băng nẹp cổ tay này trên tiki, shopee hay tại các cửa hàng thể thao, hiệu thuốc,...

Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay (Ảnh minh họa)

Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay (Ảnh minh họa)

Thực hiện các bài tập chữa đau cổ tay

Việc thực hiện các bài tập giúp cho cổ tay của bạn được linh hoạt hơn, hạn chế các cơn đau và phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là một số động tác đơn giản giúp chữa đau cổ tay tại nhà mà bạn có thể thực hiện.

Lưu ý: Một chút đau đớn và khó chịu trong quá trình tập luyện là điều bình thường. Hãy cứ cố gắng luyện tập thường xuyên, bắt đầu nhẹ nhàng và sau đó tăng dần lên. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội trong và sau khi tập các bài tập này, hãy dừng lại và tới phòng khám gần nhất.

Động tác 1. Uốn cong cổ tay lên | 30 giây mỗi bên 

Uốn cong cổ tay lên

Uốn cong cổ tay lên

  • Duỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng lên trên;
  • Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn;
  • Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải;
  • Giữ tư thế căng trong 30 giây;
  • Lặp lại ở tay còn lại.

Động tác 2. Uốn cong cổ tay xuống | 30 giây mỗi bên 

Uốn cong cổ tay xuống

Uốn cong cổ tay xuống

  • Duỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng xuống dưới;
  • Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn;
  • Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải;
  • Giữ tư thế căng trong 30 giây;
  • Lặp lại ở tay còn lại.

Động tác 3. Kéo ngón tay lên | 30 giây mỗi bên

Kéo ngón tay lên

Kéo ngón tay lên

  • Duỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng lên trên;
  • Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ;
  • Giữ tư thế trong 30 giây;
  • Lặp lại ở tay còn lại.

Động tác 3. Kéo ngón tay xuống | 30 giây mỗi bên

Kéo ngón tay xuống

Kéo ngón tay xuống

  • Duỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng xuống dưới;
  • Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ;
  • Giữ tư thế trong 30 giây;
  • Lặp lại ở tay còn lại.

Động tác 5. Đan tay sau lưng | Giữ 30 giây (3 lần lặp)

Đan tay sau lưng

Đan tay sau lưng

  • Đưa tay ra phía sau và đan các ngón tay vào nhau;
  • Duỗi thẳng hai cánh tay và nâng lên khỏi cơ thể cho tới khi thấy một lực căng nhẹ;
  • Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thả ra;
  • Lắc cổ tay trong 5 giây;
  • Lặp lại động tác 3 lần.

Động tác 6. Tư thế cầu nguyện | Giữ 30 giây (3 lần lặp)

Tư thế cầu nguyện

Tư thế cầu nguyện

  • Chắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện;
  • Hạ tay xuống hết mức có thể mà không để bàn tay tách ra;
  • Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây;
  • Lặp lại động tác 3 lần.

Động tác 7. Palm Press Thumbs Out | Giữ 30 giây (3 lần lặp)

Palm Press Thumbs Out

Palm Press Thumbs Out

  • Chắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện nhưng ngón tay cái quay ra ngoài và các ngón tay hướng xuống;
  • Nâng tay lên hết mức có thể mà không để lòng bàn tay tách ra;
  • Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây.
  • Lặp lại động tác 3 lần.

Động tác 8. Quỳ sàn gập cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp)

Quỳ sàn gập cổ tay

Quỳ sàn gập cổ tay

  • Quỳ trên sàn nhà;
  • Đặt mu bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối;
  • Ngồi mông lên gót chân và giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay.
  • Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây;
  • Lặp lại 3 lần.

Động tác 9. Quỳ sàn mở rộng cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp)

Quỳ sàn mở rộng cổ tay

Quỳ sàn mở rộng cổ tay

  • Quỳ trên sàn nhà;
  • Đặt lòng bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối;
  • Nghiêng người về phía trước và ngồi mông lên gót chân, giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay.
  • Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây;
  • Lặp lại 3 lần.

Động tác 10. Side-to-Side | 5 hơi thở mỗi bên (thực hiện 4 lần)

Side-to-Side

Side-to-Side

  • Quỳ trên mặt đất và ngồi lên gót chân;
  • Đặt hai bàn tay xuống đất cạnh hai bên đầu gối, các ngón tay chỉ ra ngoài;
  • Nghiêng người sang trái và dồn trọng lượng lên tay trái. Giữ tư thế với 5 nhịp thở sâu;
  • Tiếp tục nghiêng người sang phải và thực hiện như bên trái;
  • Lặp lại hai bên trái - phải như vậy 4 lần.

Chữa đau khớp cổ tay bằng thuốc Tây y kê đơn

Thuốc kê đơn là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng, thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau khớp cổ tay là các loại thuốc giảm đau, giảm viêm. Như:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Đây là nhóm thuốc được kê toa phổ biến nhất, đặc biệt đối với bệnh nhân bị đau cổ tay do các vấn đề như: bong gân, viêm gân hay viêm khớp. NSAID không được sử dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay.
  • Tiêm Cortisone. Cortisone là một loại thuốc giảm đau, giảm viêm mạnh. Những người bị viêm khớp cổ tay hoặc hội chứng ống cổ tay cũng được hưởng lợi từ việc tiêm cortisone.

Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà:

Thuốc giảm đau có thể gây hại cho thận và dạ dày. Bệnh nhân không nên dùng thuốc trong thời gian dài. Hãy bắt đầu uống với liều dùng thấp nhất với sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc kê đơn chữa đau khớp cổ tay là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Thuốc kê đơn chữa đau khớp cổ tay là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Thuốc Đông Y chữa đau cổ tay

Theo Đông y, đau cổ tay là hậu quả của khí huyết lưu thông kém, khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và dễ lão hóa. Vì thế các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau.

Cách chữa đau cổ tay bằng đông y không chỉ nhằm mục đích giảm đau nhất thời mà còn giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài, bổ thận tỳ, lưu thông khí huyết, thanh lọc, giải độc.

Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên áp dụng bài thuốc xoa bóp, đắp/chườm nóng cổ tay kết hợp uống thuốc.

Các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau (Ảnh minh họa)

Các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau (Ảnh minh họa)

Bài thuốc xoa bóp

  • Dùng kê huyết đằng, bạch chỉ, tế tân, xuyên khung, nhục quế, thiên niên kiện, trần bì, hoa hồi, thạch xương bồ: 10g
  • Ngâm tất cả các vị thuốc trên trong rượu
  • Lấy rượu thuốc vừa thoa vừa xoa bóp 2 -3 lần/ngày

Bài thuốc đắp

  • Ngải cứu: 1 bó
  • Muối: 1 bát
  • Rang hỗn hợp trên lửa cho nóng rồi đổ lên khăn, chườm giảm đau viêm khớp cổ tay
  • Rang đi rang lại nhiều lần rồi đắp lên tay để giảm sưng khớp, giảm đau, lưu thông tuần hoàn máu tốt

Bài thuốc uống

  • Hy thiêm, đương quy, ngũ gia bì, rễ cúc tần, rễ cây gấc, cam thảo, lá tre: mỗi loại 12g
  • Kê huyết đằng, bồ công anh, nam tục đoạn: mỗi loại 16g
  • Ngải diệp, cẩu tích, lá lốt, trần bì: mỗi lại 10g
  • Cây xấu hổ: 20g

Tất cả các vị thuốc sắc chung trong 1 lít nước đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp, uống đều đặn mỗi ngày.

***Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để tăng cường khớp cổ tay và giúp việc chữa đau khớp cổ tay đạt được hiệu quả cao hơn. Nếu bạn phải phẫu thuật cổ tay, các bài tập vật lý trị liệu còn giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật nhanh hơn.

Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập phù hợp và sử dụng một số liệu pháp kết hợp khác để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa các cơn đau tái phát.

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để chữa đau cổ tay (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để chữa đau cổ tay (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số trường hợp cần thiết, phẫu thuật cổ tay có thể được chỉ định. Chẳng hạn như:

  • Gãy xương. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để ổn định phần xương bị gãy, tạo điều kiện chữa lành.
  • Hội chứng ống cổ tay. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng.
  • Sửa chữa dây chằng. Phẫu thuật đôi khi là cần thiết để sửa chữa gân hoặc dây chằng bị tổn thương.
  • .v.v.

Cách chữa đau cổ tay do một số nguyên nhân thường gặp

Hội chứng ống cổ tay

  • Đeo nẹp cổ tay để giảm sưng và giảm đau cổ tay;
  • Sử dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh;
  • Dùng thuốc chống viêm, giảm đau;
  • Phẫu thuật để sửa chữa dây thần kinh giữa trong trường hợp nặng.

Hội chứng ống cổ tay xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay (Ảnh minh họa)

Hội chứng ống cổ tay xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay (Ảnh minh họa)

Bệnh gút

  • Dùng thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc naproxen;
  • Uống nhiều nước để giảm nồng độ axit uric;
  • Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo và rượu;
  • Uống thuốc bác sĩ kê toa để giảm nồng độ axit uric trong hệ thống tuần hoàn.

Chấn thương cổ tay

  • Bó bột, đeo nẹp cổ tay;
  • Hạn chế các hoạt động ở cổ tay;
  • Dùng thuốc giảm đau nhẹ, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen;
  • Chườm lạnh để giảm sưng và đau;
  • Phẫu thuật (có thể được chỉ định nếu dây chằng bị rách, gãy xương phức tạp hoặc bong gân lặp đi lặp lại dẫn đến mất ổn định mãn tính).

Chấn thương cổ tay xảy ra khi có một lực bất ngờ tác động vào cổ tay hoặc khi có những vận động lặp đi lặp lại ở cổ tay (Ảnh minh họa)

Chấn thương cổ tay xảy ra khi có một lực bất ngờ tác động vào cổ tay hoặc khi có những vận động lặp đi lặp lại ở cổ tay (Ảnh minh họa)

Viêm khớp cổ tay

Không có cách chữa trị hoàn toàn bệnh viêm khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Để tránh các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bạn có thể:

  • Tập thể dục (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu);
  • Thay đổi một số thói quen để tránh gây tổn thương đến cổ tay;
  • Sử dụng liệu pháp nóng - lạnh trên vùng khớp bị đau;
  • Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc chống thấp khớp (DMARDs),... theo chỉ định của bác sĩ;
  • Phẫu thuật (có thể được thực hiện nếu bệnh tiến triển và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả nữa)

Kết luận

Đau khớp cổ tay là một triệu chứng rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Không phải tất cả các loại đau cổ tay đều cần chăm sóc y tế. Đau cổ tay do bong gân hay chấn thương nhẹ thường đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu đau và sưng kéo dài nhiều ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đi khám bác sĩ, bởi chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả, giảm phạm vi chuyển động của cổ tay và gây ra tàn tật lâu dài.

*** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Xem thêm 👉:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết