Khương Thảo Đan

Viên xương khớp

Nghiên cứu từ INPC –

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

hotline

Tư vấn miễn cước gọi:

1800.1156
  • Trang chủ
  • Khương
    Thảo Đan
  • Đau
    xương khớp
    • Đau vai gáy
    • Đau khớp gối
  • Thoái hóa
    khớp
    • Thoái hóa đốt sống cổ
    • Thoái hóa cột sống lưng
    • Thoái hóa khớp gối
  • Bệnh
    viêm khớp
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
    chuyên gia
  • Tin tức
Trang chủ » Đau xương khớp

Đau khớp vai có nguy hiểm không? Cần xử trí thế nào?

Khớp vai có một phạm vi chuyển động rộng và linh hoạt. Vì thế, khi có vấn đề không ổn với khớp vai của bạn, nó cản trở khả năng di chuyển tự do và gây ra nhiều đau đớn, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau khớp vai. Bài viết đưới đây chúng ta cùng đề cập tới vấn đề này và cách xử trí.

Mục lục

  • 1. Đau khớp vai có nguy hiểm không?
  • 2. Xử trí thế nào khi bị đau khớp vai?
  • 3. Nguyên nhân đau khớp vai và triệu chứng kèm theo
    • 3.1. Viêm xương khớp vai
    • 3.2. Viêm khớp dạng thấp ở vai
    • 3.3. Viêm khớp vai sau chấn thương
    • 3.4. Hoại tử vô mạch
    • 3.5. Rách chóp xoay vai
    • 3.6. Viêm khớp nhiễm khuẩn
    • 3.7. Trật khớp vai
    • 3.8. Hội chứng khớp vai đông lạnh
    • 3.9. Gãy xương vai
    • 3.10. Các nguyên nhân khác
  • 4. Chăm sóc tại nhà cho đau khớp vai
    • 4.1. Sửa đổi lối sống
    • 4.2. Sử dụng thuốc không kê đơn
    • 4.3. Thử liệu pháp nhiệt nóng – lạnh
    • 4.4. Có chế độ ăn uống lành mạnh
  • 5. Điều trị y tế
    • 5.1. Thuốc kê đơn
    • 5.2. Vật lý trị liệu
    • 5.3. Châm cứu
  • 6. Phẫu thuật
  • 7. Kết luận

Đau khớp vai có nguy hiểm không?

Về mặt cấu trúc, vai được tạo thành từ 4 khớp, bao gồm: khớp Genohumeral, khớp Acromioclavicular, khớp xương ức và khớp Scapulothoracic (ít được biết đến và cũng ít bị tổn thương).

Các khớp này được cấu tạo từ dây chằng, cơ bắp, gân nối, sụn khớp vai, bao khớp (màng hoạt dịch), gân chóp xoay (rotator cuff),…

Bất kì vấn đề nào gây tổn thương các cấu trúc này đều có thể gây ra đau khớp vai.

Thông thường, chúng ta vẫn thỉnh thoảng bị đau khớp vai do một vài nguyên nhân như tư thế xấu hoặc lạm dụng khớp vai. Đôi khi, đau khớp vai cũng có thể là do chấn thương hay ngã nhẹ,… Hầu hết, chúng không phải là một tình trạng nghiêm trọng và cơn đau có thể thuyên giảm sau vài ngày tự chăm sóc tại nhà.

Nhưng trong một số trường hợp, đau khớp vai cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp nghiêm trọng hay do chấn thương nặng gây ra. Trong các trường hợp này, bạn cần tìm kiếm chăm sóc y tế hoặc đi khám càng sớm càng tốt. Bởi, nếu để bệnh tiến triển hoặc chấn thương nặng không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Biến chứng từ các bệnh lý xương khớp:

  • Sụn bị phá vỡ hoàn toàn dẫn đến khớp bị lỏng lẻo;
  • Chết xương (hoại tử xương);
  • Chảy máu trong khớp;
  • Nhiễm trùng khớp
  • Suy thoái hoặc đứt gân, dây chằng quanh khớp, dẫn đến khớp mất ổn định;
  • Chức năng vai suy giảm
  • .v.v.

Biến chứng do chấn thương xương khớp vai không được điều trị:

  • Suy giảm chức năng vai;
  • Nhiễm trùng vết thương;
  • Cứng khớp vai;
  • Tổn thương mô;
  • Biến dạng xương vai;
  • Gãy xương không tự liền (non-union bone fracture)
  • Đau khớp vai mãn tính
  • Viêm khớp vai sau chấn thương
  • Xương lành sai vị trí
  • Hoại tử vô mạch (một tình trạng có thể đe dọa tính mạng)
  • .v.v.
Hầu hết, đau khớp vai không phải là một tình trạng nghiêm trọng . Nhưng trong một số trường hợp, đau khớp vai cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lí xương khớp nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Xử trí thế nào khi bị đau khớp vai?

Chính vì những biến chứng có thể xảy ra khi bị đau khớp vai, bạn nên:

Thu xếp đi khám sớm trong trường hợp:

  • Cơn đau kéo dài vài tuần
  • Đau can thiệp vào các hoạt động hàng ngày
  • Tê hoặc yếu tay
  • Sưng tấy
  • Đỏ
  • Đau và ấm nóng xung quanh khớp vai

Gọi cấp cứu khẩn cấp trong trường hợp:

  • Đau vai kèm theo khó thở hoặc cảm giác tức ngực

Nhờ người đưa tới phòng cấp cứu ngay lập tức trong trường hợp đau khớp vai do chấn thương và kèm theo:

  • Một bên khớp vai bị biến dạng
  • Không thể sử dụng khớp vai hoặc di chuyển cánh tay
  • Đau nhức nhối
  • Sưng

Phần dưới, chúng ta cùng hiểu những nguyên nhân có thể gây ra đau khớp vai.

Bạn nên đi khám nếu bị đau khớp vai kéo dài vài tuần, can thiệp vào các hoạt động hàng ngày (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân đau khớp vai và triệu chứng kèm theo

Viêm xương khớp vai

Viêm xương khớp còn được gọi là bệnh thoái hóa khớp. Căn bệnh này liên quan đến sự hao mòn dần dần của sụn khớp và các mô khớp theo thời gian. Khi sụn thoái hóa và mất dần, ma sát trong khớp vai sẽ tăng lên, làm mất dần các bề mặt chịu tải thông thường, khiến khớp trở nên kém linh hoạt và đau đớn.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm xương khớp vai, bao gồm: tuổi tác, di truyền, giới tính, cân nặng, tiền sử trật khớp vai và chấn thương trước đó, một số nghề nghiệp nặng nhọc,…

Các triệu chứng chính của viêm xương khớp vai:

  • Đau khớp vai (người bệnh cảm thấy đau sâu ở phía sau vai, nếu tình trạng nặng, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau liên tục vào ban đêm, gây khó ngủ);
  • Cứng khớp hoặc mất chuyển động khớp vai (triệu chứng này có thể khiến việc tắm rửa, mặc quần áo và các hoạt động hàng ngày khác trở nên khó khăn);
  • Nghe thấy một âm thanh bật lên khi xoay vai (triệu chứng này cho thấy sụn đã bị mòn và không còn bảo vệ xương khỏi ma sát nữa);
  • Yếu và teo cơ (nhiều người bị viêm xương khớp vai thường tránh các cử động đau đớn, nâng đồ vật, từ đó có thể dẫn đến teo cơ và yếu cơ theo thời gian);
  • .v.v.
Một số bệnh lý có thể gây đau khớp vai (Ảnh minh họa)

Viêm khớp dạng thấp ở vai

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh của chính bạn, bao gồm cả lớp lót của khớp.

Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ hơn ở ngón tay, bàn tay và bàn chân, nhưng hơn 50% bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp cuối cùng cũng sẽ phát triển đến vai và nó có thể xuất hiện ở cả hai vai cùng một lúc.

Các triệu chứng chính của viêm khớp dạng thấp:

  • Đau khớp vai kèm theo sưng, đỏ;
  • Cảm thấy có sự ấm áp trong các khớp;
  • Bị cứng khớp vai, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy;
  • Có các nốt thấp khớp nổi ở dưới da, vai hoặc cánh tay;
  • Khớp vai bị giảm phạm vi chuyển động, làm bạn cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hành động xoay vai, nhấc tay;
  • Mệt mỏi, giảm cân hoặc sốt;
  • .v.v.

Viêm khớp vai sau chấn thương

Viêm khớp sau chấn thương (PTA) là một dạng viêm khớp phát triển sau một chấn thương trực tiếp ở khớp. PTA có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở mọi khớp và có thể phát triển từ bất kỳ loại chấn thương vật lý cấp tính nào, chẳng hạn như: chấn thương thể thao, tai nạn xe cộ, ngã hoặc chấn thương quân sự.

Trong số các bệnh nhân bị viêm khớp, có 12% trường hợp là viêm khớp sau chấn thương.

Thông thường, viêm khớp sau chấn thương có thể phục hồi tự nhiên sau 2-3 tháng. Nhưng cũng có những trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 6 tháng, và lúc này nó được coi là viêm khớp sau chấn thương mãn tính.

Cơ chế bệnh sinh của PTA mạn tính chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có một số yếu tố được cho làm làm tăng nguy cơ phát triển PTA mạn tính là: khuynh hướng di truyền, thay đổi biểu sinh, cơ chế sinh học và viêm.

Các triệu chứng viêm khớp vai sau chấn thương:

  • Đau khớp vai;
  • Sưng tấy;
  • Chất lỏng tích tụ trong khớp;
  • Cứng khớp;
  • Chảy máu nội khớp;
  • Mất khả năng thực hiện các hoạt động mang trọng lượng (đi bộ, mang vác vật, với tay lấy đồ,…);
  • .v.v.
Viêm khớp vai sau chấn thương có thể xảy ra do bất kỳ loại chấn thương vật lý cấp tính nào, chẳng hạn như: chấn thương thể thao, tai nạn xe cộ, ngã hoặc chấn thương quân sự (Ảnh minh họa)

Hoại tử vô mạch

Hoại tử vô mạch còn gọi là hoại tử xương, hoại tử vô trùng hay hoại tử xương thiếu máu cục bộ.

Đây là một căn bệnh xảy ra khi nguồn cung cấp máu tới một xương nào đó bị gián đoạn hoặc suy giảm, dẫn đến các tế bào mô xương ở đó bắt đầu chết đi, xương trở nên mỏng manh, dễ gãy.

Hoại tử vô mạch thường xảy ra ở xương vai, mắt cá chân, đùi, cánh tay, đầu gối, hông. Bệnh có thể ảnh hưởng tới một hoặc nhiều xương cùng một lúc hoặc có thể là nhiều xương ở những thời điểm khác nhau.

Nguyên nhân của hoại tử vô mạch thường là do chấn thương, mạch máu bị hẹp hoặc do biến chứng của một số bệnh như Legg-calve-Perthes, bệnh Gaucher,…

Triệu chứng hoại tử vô mạch khớp vai:

Nhiều người không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của hoại tử vô mạch. Khi tình trạng xấu đi, có thể có các triệu chứng như:

  • Cảm thấy đau khớp vai khi thực hiện các hoạt động mang trọng lượng (mang vác, với tay lên cao,…), khi bệnh tiến triển cơn đau sẽ gia tăng và có thể đau ngay cả khi nằm xuống;
  • Phạm vi chuyển động của khớp vai hạn chế do đau;
  • Nghe thấy tiếng lục khục khi cử động cánh tay;
  • .v.v.

Rách chóp xoay vai

Rách chóp xoay là hiện tượng rách một hay nhiều gân trong phức hợp gân chóp xoay ở vai, làm giảm hay mất hoàn toàn tầm vận động của khớp.

Rách chóp xoay vai thường do 2 nguyên nhân chính là chấn thương và thoái hóa.

Triệu chứng rách chóp xoay vai:

  • Đau nhiều tại khớp vai (cơn đau sẽ tăng lên khi vận động dang tay hoặc giơ tay lên cao, đau cũng tăng nhiều về đêm, đặc biệt nếu nằm nghiêng về bên bị tổn thương);
  • Cơn đau có thể lan xuống cánh tay cùng bên;
  • Cánh tay và khớp vai không còn khả năng vận động trong giới hạn bình thường, nhiều người còn cảm thấy bị yếu khớp vai;
  • Nếu bệnh kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng teo nhỏ các cơ quanh vai;
  • .v.v.
Rách chóp xoay vai gây đau nhiều tại khớp vai (Ảnh minh họa)

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khiễm trùng là một loại viêm khớp xảy ra do vi khuẩn, đôi khi do virus hoặc nấm. Vi khuẩn có thể lây lan vào các khớp thông qua máu từ một vết thương hở hoặc xâm nhập thông qua phẫu thuật, tiêm chích,…

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra ở các khớp lớn trong cơ thể, như khớp đầu gối, khớp hông, khớp vai.

Nếu điều trị bị trì hoãn, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể dẫn đến thoái hóa khớp và tổn thương vĩnh viễn.

Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn:

  • Ớn lạnh;
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể;
  • Sốt;
  • Không có khả năng di chuyển cánh tay;
  • Đau dữ dội ở khớp vai, đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động liên quan đến khớp vai;
  • Sưng khớp;
  • Đỏ khớp và cảm thấy ấm khi chạm vào vùng khớp vai;
  •  .v.v.

Trật khớp vai

Trật khớp vai là một chấn thương trong đó xương cánh tay trên của bạn bị trật ra khỏi vị trí bình thường của nó. Vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì thế nó cũng rất dễ bị trật khớp.

Nguyên nhân của trật khớp vai có thể là do chấn thương trong thể thao (bóng đá, khúc côn cầu, trượt tuyến, bóng chuyền, thể dục dụng cụ,…); chấn thương không do thể thao (tai nạn xe) hoặc do ngã từ trên cao, ngã do trượt chân.

Các dấu hiệu và triệu chứng trật khớp vai thường là:

  • Một bên vai bị biến dạng rõ ràng;
  • Sưng hoặc bầm tím vai;
  • Đau nhức nhối ở khớp vai;
  • Không có khả năng di chuyển khớp;
  • Trật khớp vai cũng có thể gây tê, yếu hoặc ngứa ran gần khu vực bị chấn thương, chẳng hạn như ở cổ hoặc lan xuống cánh tay;
  • .v.v.

Hội chứng khớp vai đông lạnh

Hội chứng khớp vai đông lạnh còn gọi là viêm nang lông dính, một tình trạng đặc trưng bởi triệu chứng cứng và đau khớp vai. Nếu không được điều trị, các triệu chứng này sẽ xấu dần đi và có thể tự khỏi sau 1 đến 3 năm.

Hội chứng vai đông lạnh thường phát triển chậm trong 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể kéo dài tới vài tháng cùng các triệu chứng tiến triển dần:

  • Giai đoạn đau khớp vai. Người bệnh bị đau khớp vai với tính chất của đau do viêm. Cảm thấy đau cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều về đêm, đôi khi cơn đau có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Khi vận động cánh tay, cơn đau tăng lên. Ban đầu thường đau nhẹ, sau đó mức độ tăng dần và dai dẳng.
  • Giai đoạn đông cứng. Khớp vai bị hạn chế vận động tăng dần, đến khi vai bị đông cứng lại, mất hoàn toàn chức năng. Bất kì vận động nào của tay đều kéo theo vận động của xương bả vai mà không có vận động của ổ chảo – cánh tay, người bệnh không thể với tay lấy đồ, chải tóc, gãi lưng. Khớp càng đông cứng, cơn đau khớp vai càng giảm dần nhưng không hết hẳn.
  • Giai đoạn tan đông. Tầm vận động của khớp vai tăng dần nhưng chậm chạp, có khi kéo dài tới hàng năm. Cuối cùng tầm vận động của khớp vai trở lại bình thường nhưng vẫn đau khi vận động.

Gãy xương vai

Gãy xương vai có thể xảy ra do tai nạn xe cơ giới, ngã với chấn thương trực tiếp lên vai, do chơi thể thao,… Tùy thuộc vào vị trí xương vai bị gãy mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương vai là:

  • Đau dữ dội, có thể tăng lên khi vận động
  • Sưng tấy
  • Bầm tím
  • Vai biến dạng
  • Không có khả năng xoay cánh tay
  • .v.v.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới đau khớp vai là:

  • Chấn thương đám rối cánh tay
  • Viêm burs vai
  • Ung thư
  • Loãng xương
  • Do các tư thế xấu (cúi đầu xem điện thoại, nằm dài trên ghế xem ti vi,…)
  • Do lạm dụng khớp vai vào các hoạt động thể thao hoặc nghề nghiệp
  • .v.v.

Lưu ý. Trên đây không phải là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân gây ra đau mỏi khớp vai. Ví dụ, một trong nhiều khả năng ít phổ biến hơn có thể là một khối u phát triển trong cột sống cổ tử cung đẩy vào một rễ thần kinh.

Chăm sóc tại nhà cho đau khớp vai

Sửa đổi lối sống

Nên:

  • Duy trì hoạt động nhẹ nhàng cho vai;
  • Thử các bài tập cho đau khớp vai trong khoảng 6 đến 8 tuần để ngăn ngừa đau khớp vai tái phát;
  • Đứng thẳng và thả lỏng vai;
  • Khi ngồi làm việc nên để một chiếc đệm ở lưng dưới và đặt tay lên một chiếc gối để ở đùi.

Không nên:

  • Ngưng hoàn toàn việc sử dụng khớp vai (điều này có thể làm cho tình trạng cứng và đau khớp vai trở nên tồi tệ hơn);
  • Không tập các bài tập nặng cho vai;
  • Không ngồi trượt xuống hoặc chúi đầu về phía trước;
  • Tránh hoặc giảm những hành động là nguyên nhân gây ra đau vai (ví dụ, nếu bạn bị đau khớp vai khi chơi golf, bạn nên cân nhắc xem có cần phải cắt giảm bộ môn này xuống còn 1 lần/tuần thay vì chơi hàng ngày không).
Duy trì tư thế đứng, ngồi đúng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đau khớp vai (Ảnh minh họa)

Sử dụng thuốc không kê đơn

Khi bị đau khớp vai nhẹ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn, như:

Thuốc dạng uống:

  • Thuốc chống viêm. Ibuprofen: Motrin, Advil; axit acetylsalicylic (ASA): Aspirin, Entrophen, Anacin, Novasen; naproxen: Aleve;
  • Thuốc giảm đau. Paracetamol, Panadol, Efferalgan;
  • Viên uống Khương Thảo Đan.

Thuốc dùng tại chỗ (bôi, dán, xịt, xoa bóp):

  • Kem bôi capsaicin
  • Cao dán Salonpas
  • Các loại dầu nóng xoa bóp
  • Bình xịt Air Salonpas Ex Hisamitsu

LƯU Ý: Bạn cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ bán thuốc. Bởi dù là thuốc không kê đơn, nhưng nếu sử dụng sai cách vẫn có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm. Chẳng hạn: Nếu bạn sử dụng quá liều ibuprofen có thể dẫn đến ù tai, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, mờ mắt, phát ban, đổ mồ hôi, co giật, hạ huyết áp, đau đầu dữ dội, hôn mê,…

☛ Chi tiết: Đau khớp vai uống thuốc gì hiệu quả?

Khi bị đau khớp vai nhẹ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn, chúng có ở nhiều dạng khác nhau như: thuốc uống, miếng dán, thuốc bôi, thuốc xịt,… (Ảnh minh họa)

Thử liệu pháp nhiệt nóng – lạnh

Liệu pháp nhiệt là phương pháp sử dụng nhiệt trong trị liệu, tùy theo nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt mà người ta chia thành liệu pháp nhiệt nóng (có nhiệt độ từ trên 37°C đến khoảng 45-50°C) và liệu pháp nhiệt lạnh (thường dưới 15 °C).

Liệu pháp nhiệt nóng thích hợp với các trường hợp đau khớp vai và co thắt cơ mãn tính; giúp tăng cường dinh dưỡng trong các trường hợp vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo. Phương pháp không thích hợp với các vùng vết thương hở, có mủ, viêm cấp, vùng đang chảy máu.

Để sử dụng nhiệt nóng tại nhà, bạn có thể sử dụng một túi chườm ấm rồi chườm lên vùng vai.

Liệu pháp nhiệt lạnh thích hợp với các cơn đau cấp sau chấn thương, giúp giảm sưng, hạn chế viêm, đau do co cứng cơ.

Để chườm lạnh tại nhà, bạn có thể sử dụng một túi chườm rồi cho nước đá vào, sau đó bọc một chiếc khăn bên ngoài, áp lên vùng vai. Phương pháp này chỉ nên sử dụng 2-3 lần/ngày và mỗi lần chườm không quá 20 phút.

Giảm các cơn đau khớp vai cấp sau chấn thương bằng chườm lạnh (Ảnh minh họa)

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là một trong những điều kiện quan trọng để có một sức khỏe tốt. Song song với đó, bạn nên chú trọng bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, bao gồm:

  • Omega-3
  • Vitamin D và canxi
  • Magie
  • Glucosamine
  • Vitamin K
  • .v.v.

☛ Chi tiết: Bị đau xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Điều trị y tế

Thuốc kê đơn

Nếu các loại thuốc OTC không mang lại kết quả giảm đau như mong đợi, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn các loại thuốc khác có tác dụng mạnh hơn, như:

Thuốc uống:

  • NSAID kê đơn;
  • Các loại thuốc giãn cơ. Cyclobenzaprine, tizanidine, baclofen;
  • Thuốc chống trầm cảm. Amitriptyline, desipramine (Norpramin), doxepin, imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pam Bachelor),…;
  • Thuốc chống co thắt. Clindium (Librax), dicyclomine (Bentyl), glycopyrrolate (Robinul), hyoscyamine (Levsin), propantheline (Pro-Banthine,…;
  • Thuốc chống co giật. Carbamazepine (Tegretol), gamotrigine (Lamictal), pregabalin (Lyrica),…;
  • Thuốc Opioids. Butanol (Stadol), hydrocodone (Vicodin), hydromorphone (Dilaudid), methadone (Dolophine),…
  • .v.v.

Thuốc tiêm: tiêm steroid, tiêm axit hyaluronic, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm tế bào gốc,…

Nếu các loại thuốc OTC không mang lại kết quả giảm đau như mong đợi, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn các loại thuốc khác có tác dụng mạnh hơn (Ảnh minh họa)

LƯU Ý: Tùy thuộc vào nguyên nhân đau khớp vai và tình hình sức khỏe chung của bạn mà bác sĩ có phác đồ điều trị cùng các loại thuốc phù hợp. Khi sử dụng các nhóm thuốc kê đơn này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Khi được kê đơn thuốc:

  • Nên hỏi bác sĩ về tác dụng của thuốc, chỉ nhãn thuốc và giải thích cách dùng thuốc;
  • Hỏi các hoạt động, thuốc OTC, thực phẩm hoặc chất bổ sung bạn nên tránh khi đang dùng thuốc này;
  • Hỏi về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc và cách đối phó

Tại nhà:

  • Đọc kỹ hướng dẫn chi tiết, các ghi chú trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào;
  • Tìm hiểu xem thuốc của bạn ở dạng nào (thuốc viên hay dạng lỏng) để tránh uống nhầm;
  • Thực hiện đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc, tăng hoặc giảm liều;
  • Bảo quản thuốc ở nơi an toàn, tránh xa tầm mắt của trẻ em hoặc những người có thể dùng nhầm;
  • Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và vứt bỏ thuốc cũ một cách an toàn (không xả vào cống hoặc vứt ở nơi chúng có thể được tìm thấy);
  • Không chia sẻ đơn thuốc với các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè;
  • Nếu bạn không chắc chắn về cách dùng thuốc an toàn, hãy gọi dược sĩ để được giúp đỡ;
  • Nếu bạn có phản ứng nặng với bất kỳ loại thuốc nào, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Thuốc kê đơn là nhóm thuốc có tác dụng mạnh, nếu sử dụng sai cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn dùng thuốc an toàn của bác sĩ.

Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn dùng thuốc an toàn của bác sĩ (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu

Song song với việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể giới thiệu bạn tới một bác sĩ vật lý trị liệu để nâng cao hiệu quả điều trị.

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập giúp giảm đau khớp vai, cách thay đổi các hoạt động hằng ngày để kiểm soát cơn đau và cải thiện sự linh hoạt của khớp vai. Số lần tập vật lý trị liệu mà bác sĩ đưa ra sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân đau khớp vai của bạn

Bác sĩ cũng có thể áp dụng nhiều phương pháp trị liệu thụ động khác để cải thiện tình trạng đau khớp vai của bạn, như: liệu pháp nhiệt, massage, sử dụng sóng âm, điện, từ trường, kéo nắn,…

Châm cứu

Châm cứu là một trong những phương pháp giúp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị đau xương khớp (bao gồm cả đau khớp vai) hiệu quả và ít tác dụng phụ.

Để việc điều trị an toàn và có hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở châm cứu – y học cổ truyền uy tín, như:

  • Bệnh viện Châm cứu Trung ương,
  • Viện Y học Cổ truyền Quân đội,
  • Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền,
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Đà Nẵng,…

☛ Tìm hiểu thêm: Châm cứu chữa đau vai gáy hiệu quả và an toàn

Phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không còn mang lại hiệu quả nữa, bạn có thể cần phẫu thuật. Lựa chọn phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, tình hình sức khỏe cũng như mức độ của bệnh lý của bạn.

Thông thường, một số phương pháp phẫu thuật khớp vai thường được thực hiện là:

  • Phẫu thuật nội soi để làm sạch các mảnh vụn của khớp vai;
  • Phẫu thuật thay thế khớp vai (giúp giảm đau hiệu quả cho viêm khớp vai);
  • Phẫu thuật nội soi khâu sụn viền bao khớp vai;
  • .v.v.

Kết luận

Đau khớp vai là triệu chứng phổ biến và thường không phải là dấu hiệu của điều gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm trong 2 tuần chăm sóc tại nhà, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bởi đau khớp vai cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp như: thoái hóa khớp vai, viêm khớp dạng thấp ở vai, hoại tử vô mạch,…

Tác giả: Hải Yến - 13/07/2020
Chia sẻ

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tin liên quan

  • Đau khớp vai uống thuốc gì hiệu quả nhanh?
  • Học người Nhật 4 cách chữa đau vai gáy đơn giản và hiệu quả
  • Tổng hợp: Các cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất
  • Hướng dẫn 2 bài tập yoga chữa đau vai gáy hiệu quả
  • Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả
Bài viết nổi bật
Điều trị đau khớp gối – Hé lộ những phương pháp hiệu quả

Điều trị đau khớp gối – Hé lộ những phương pháp hiệu quả

Mách bạn những mẹo giảm đau khớp gối mà không cần dùng thuốc

Mách bạn những mẹo giảm đau khớp gối mà không cần dùng thuốc

Đau khớp gối chân: Những điều cần biết

Đau khớp gối chân: Những điều cần biết

Thuốc trị đau khớp gối – Những loại thường dùng

Thuốc trị đau khớp gối – Những loại thường dùng

Điểm danh 12 triệu chứng đau khớp gối và các bệnh liên quan

Điểm danh 12 triệu chứng đau khớp gối và các bệnh liên quan

Câu hỏi thường gặp
Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu? Dùng được cho những trường hợp nào? Nên dùng bao lâu và có thể sử dụng cho người đau dạ dày hay không?

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu? Dùng được cho những trường hợp nào? Nên dùng bao lâu và có thể sử dụng cho người đau dạ dày hay không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Hotline miễn cước 1800 1156

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt mua Khương Thảo Đan

- Giá bán:

  • 170.000đ/hộp 30 viên
  • 598.000đ/hộp 120 viên Tiết kiệm 82.000đ

- Miễn phí giao hàng khi mua từ 6 hộp (30 viên) hoặc (1 hộp 120 viên + 2 hộp 30 viên)

SẢN PHẨM ĐƯỢC PHÂN PHỐI BỞI

Miền Bắc:

Công ty Dược phẩm Phú Khánh

Nhà thuốc liên hệ nhập hàng:

0243.2123.868

Miền Nam:

Công ty CP Dược phẩm Nam Khánh

Nhà thuốc liên hệ nhập hàng:

0868.368.356

  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách đổi trả và hoàn tiền
  • Phương thức mua hàng
  • Chính sách thanh toán
  • khuongthaodan@gmail.com
↑