Khương Thảo Đan

Viên xương khớp

hotline

Tư vấn miễn cước gọi:

1800.1156
  • Trang chủ
  • Khương
    Thảo Đan
  • Đau
    xương khớp
    • Đau vai gáy
    • Đau khớp gối
  • Thoái hóa
    khớp
    • Thoái hóa đốt sống cổ
    • Thoái hóa cột sống lưng
    • Thoái hóa khớp gối
  • Bệnh
    viêm khớp
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
    chuyên gia
  • Tin tức
Trang chủ » Đau xương khớp

Đau nhức xương khớp toàn thân – Dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm?

Được chia sẻ: Dược Sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh | Ngày chia sẻ: 09/03/2019 | Lượt xem: 2.613 views

Nhiều người thường chủ quan trước việc đau nhức xương khớp toàn thân mà không lường trước được các hệ lụy khôn lường của chúng. Vì thế, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin đến người đọc chi tiết về chứng đau nhức này.

Mục lục

  • 1. Tổng quan
    • 1.1. Đau nhức xương khớp toàn thân là thế nào?
    • 1.2. Biến chứng đau nhức xương khớp toàn thân
    • 1.3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh?
  • 2. Triệu chứng
  • 3. Đau nhức xương khớp toàn thân có thể là bệnh lý gì?
    • 3.1. Bệnh Gout
    • 3.2. Bệnh lao xương
    • 3.3. Thấp khớp
    • 3.4. Thoái hóa khớp
    • 3.5. Loãng xương
    • 3.6. Đau thần kinh tọa
    • 3.7. Ung thư xương
    • 3.8. Cúm, sốt
    • 3.9. Viêm tủy xương
  • 4. Đau nhức xương khớp toàn thân không do bệnh lý
  • 5. Nên làm gì nếu bị đau nhức xương khớp toàn thân?
  • 6. Điều trị
    • 6.1. Sử dụng thuốc Tây
    • 6.2. Vật lý trị liệu
    • 6.3. Châm cứu
    • 6.4. Hóa trị, xạ trị
    • 6.5. Phẫu thuật
    • 6.6. Chăm sóc tại nhà
  • 7. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân
  • 8. Kết luận

Tổng quan

Đau nhức xương khớp toàn thân là thế nào?

Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng nhiều xương khớp trong cơ thể cùng bị đau một lúc, như: đầu gối, tay, cổ, háng, lưng, đốt bàn tay, bàn chân,… Các cơn đau nhức có thể từ nhẹ đến nặng, khiến bạn cảm thấy toàn thân như ê ẩm, mệt mỏi, khó vận động, bạn chỉ muốn nằm trên giường và không còn hứng thú với bất cứ công việc gì.

Đây là một hiện tượng khá thường gặp. Theo thống kê, cứ 100 người sẽ có khoảng 2 tới 8 người mắc hiện tượng này. Tuy nhiên, rất nhiều người bị đau xương khớp toàn thân lại chủ quan với căn bệnh này. Họ cho rằng đây là triệu chứng bình thường, không nguy hiểm tới tính mạng và chỉ cần nghỉ ngơi là hết. Nhưng thực tế lại không phải vậy, đau nhức xương khớp toàn thân có thể là dấu hiệu của những căn bệnh xương khớp nguy hiểm hoặc nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng đau nhức xương khớp toàn thân

Nếu không điều trị, đau nhức xương khớp toàn thân có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Phải cắt cụt xương
  • Khuyết tật
  • Không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng và hoại tử
  • Ung thư lây lan rộng (nếu nguyên nhân là do bệnh ung thư);
  • .v.v.
Nếu không điều trị, đau nhức xương khớp toàn thân có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Những ai có nguy cơ mắc bệnh?

  • Một vài thống kê đáng tin cậy cho thấy, phụ nữ thường mắc bệnh đau xương khớp toàn thân cao hơn nam giới;
  • Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi từ 30 trở lên. Nhưng trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể gặp ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên;
  • Những người mắc bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp;
  • Nhân viên văn phòng, những người phải ngồi lâu tại một chỗ;
  • Những người thường xuyên phải mang vác hoặc lao động nặng nhọc;
  • .v.v.

Triệu chứng

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược HCM), các triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp toàn thân không có tính chất đơn lẻ, mà chúng thường xuất hiện cùng một lúc hoặc nối tiếp nhau, bao gồm các triệu chứng thường gặp là:

Đau mỏi. Đau nhức xương khớp toàn thân có thể là các cơn đau mỏi cấp tính hoặc mãn tính, cụ thể như sau:

  • Đau mỏi cấp tính. Là những cơn đau ngắn hạn, xuất hiện đột ngột và có nguyên nhân cụ thể. Thường là do thay đổi thời tiết, mang vác nặng hoặc thể thao quá độ,… Các cơn đau nhức xương khớp cấp tính thường có xu hướng khởi phát bằng cơn đau mạnh hoặc dữ dội, sau đó dần dần cải thiện.
  • Đau mỏi mãn tính. Là những cơn đau kéo dài hơn sáu tháng và có thể kéo dài trong nhiều năm. Mức độ cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng và xuất hiện vào bất kì ngày nào, ngay cả khi chúng ta đã nghỉ ngơi. Đau nhức xương khớp mãn tính thường diễn ra âm ỉ, người bệnh cảm giác như kim châm, rất khó chịu, bức bối.

Cứng khớp. Người bệnh cảm thấy các khớp đột nhiên không thể di chuyển hoặc di chuyển rất khó khăn, đau đớn. Sau khi xoa bóp 15 đến 20 phút, các khớp mới trở lại bình thường.

Tê buốt toàn thân. Người bệnh cảm giác toàn thân tê bì, buốt nhói như kiến cắn, rất khó chịu và mệt mỏi. Triệu chứng này thường xảy ra khi một số hoặc một nhánh dây thần kinh bị tổn thương, kích thích hoặc chèn ép.

Triệu chứng khác. Khi bị đau nhức, khó chịu, hệ quả kéo theo thường là người bệnh chán ăn, suy nhược cơ thể, mất ngủ kéo dài, da sạm, mặt kém sắc, tâm trạng suy sụp, hay cáu gắt,…

Các triệu chứng ít phổ biến hơn:

  • Sốt hoặc ớn lạnh;
  • Mệt mỏi;
  • Giảm cân mặc dù không ăn kiêng, không thay đổi chế độ ăn;
  • Đổ mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Rùng mình
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể
  • .v.v.
Các triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp toàn thân không có tính chất đơn lẻ mà thường xuất hiện cùng một lúc hoặc nối tiếp nhau (Ảnh minh họa)

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể là bệnh lý gì?

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể là do một số bệnh lý xương khớp phổ biến dưới đây.

Bệnh Gout

Bệnh Gout là một bệnh lý do rối loạn chức năng chuyển hoá purin làm hàm lượng Acid Uric tăng trong máu, dẫn đến việc ứ đọng các tinh thể muối Urat tại sụn khớp gây viêm. Bệnh biểu hiện bằng việc sưng tấy, nóng đỏ và đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Thường xuất hiện những triệu chứng đau, sưng đỏ đầu tiên ở các khớp ngón cái.

Bệnh lao xương

Lao xương khớp là chứng bệnh do hệ thống xương khớp của bạn bị nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB). Các vi khuẩn này đi theo đường máu hoặc bạch huyết đến lưu trú tại vị trí xương khớp gây ra bệnh.

Bệnh có biểu hiện là sốt nhẹ về chiều, gầy sút cân, da xanh xao, đau cột sống liên tục và đau tăng dần về đêm. Nặng hơn, bệnh lao xương có thể gây ra xẹp đốt sống gây gù, bại liệt các chi và làm tăng nguy cơ tử vong.

Lao xương khớp là chứng bệnh do hệ thống xương khớp của bạn bị nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (MTB) (Ảnh minh họa)

Thấp khớp

Thấp khớp hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp. Đây là một căn bệnh viêm đặc hiệu, xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương.

Đây là bệnh lý mà biểu hiện rõ rệt nhất là sưng, đau khớp, xuất hiện cứng khớp vào buổi sáng và thường đau đối xứng hai bên. Ngoài ra bệnh còn gây ra các triệu chứng mệt mỏi kéo dài, người xanh xao, sút cân và hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc trung niên. Tình trạng bệnh xảy ra do sự thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây nhiều đau đớn.

Bệnh thoái hóa khớp gây đau khu trú ở đoạn khớp bị thoái hóa chứ ít lan rộng. Tuy nhiên, nếu khi dây thần kinh ở khu vực thoái hóa bị chèn ép, cơn đau sẽ lan rộng gây ra hiện tượng đau nhức xương khớp toàn thân. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều vào buổi chiều, giảm đau về đêm và sáng sớm.

Loãng xương

Loãng xương là hiện tượng mật độ chất trong xương giảm dần, khiến xương giòn hơn, dễ bị gãy và tổn thương hơn bình thường.

Hay nói cách khác loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương trong cơ thể người, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Loãng xương có biểu hiện là xuất hiện cơn đau và hạn chế vận động ở các phần cột sống, xương chậu, bả vai…

Loãng xương là hiện tượng mật độ chất trong xương giảm dần, khiến xương giòn hơn, dễ bị gãy và tổn thương hơn bình thường (Ảnh minh họa)

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa chạy dọc từ hông đến chân của bạn bị kích thích. Cơn đau thường chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh này, bắt đầu từ hông và lan xuống đến vùng thắt lưng, bắp chân, chân và bàn chân. Ngoài đau nhức, bạn cũng có thể cảm thấy tê yếu, ngứa ran như bị kim đâm.

Các triệu chứng đau nhức có thể trở nên tồi tệ hơn mỗi khi người bệnh khi di chuyển, hắt hơi hoặc ho.

Ung thư xương

Ung thư xương được chia thành ung thư xương nguyên phát và thứ phát. Ung thư xương nguyên phát là một loại ung thư hiếm gặp. Nó bắt đầu trong các tế bào tạo nên xương, khi các ttế bào bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát, ung thư sẽ xảy ra. Ung thư xương thứ phát (hoặc di căn) là tình trạng người bệnh mắc một bệnh ung thư khác và nó di căn sang xương.

Ung thư xương có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương nào, nhưng hầu hết nó phát triển ở xương dài của chân hoặc cánh tay trên, gây ra tình trạng đau nhức xương dai dẳng và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Cúm, sốt

Bị cảm cúm, cảm lạnh do virus hoặc vi khuẩn, bạn cũng có thể bị đau nhức xương khớp và cơ thể.

Bởi khi bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch trong cơ thể chúng ta sẽ gửi đi các tế bào bạch cầu để chống lại các vi khuẩn, virus này. Quá trình bạch cầu tiêu diệt những kẻ xâm nhập lạ mặt sẽ gây ra tình trạng viêm, dẫn tới các cơ xương khớp trong cơ thể bị đau và cứng.

Bị cảm cúm, cảm lạnh do virus hoặc vi khuẩn, bạn cũng có thể bị đau nhức xương khớp và cơ thể (Ảnh minh họa)

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một bệnh nhiễm trùng xương hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Nguyên nhân của nhiễm trùng tủy xương có thể là do nhiễm trùng ở một bộ phận khác của cơ thể, sau đó vi khuẩn lây lan qua máu vào xương, hoặc do gãy xương hở, phẫu thuật khiến xương bị nhiễm trùng.

Đau nhức xương khớp toàn thân không do bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, đau nhức xương khớp toàn thân cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân cơ giới như:

  • Lười vận động, không tập thể dục, ngủ nhiều
  • Thay đổi thời tiết
  • Bê vác và làm những công việc nặng nhọc
  • Ngồi làm việc sai tư thế
  • Thừa cân, béo phì
  • Nằm ngủ sai tư thế
  • Do sử dụng một số loại thuốc (một số loại thuốc chẳng hạn như statin và thuốc huyết áp có những tác dụng phụ khiến cơ thể cảm thấy cứng và đau nhức)
  • Do sử dụng rượu, cocain, thuốc phiện và các loại ma túy.
  • .v.v.

Nên làm gì nếu bị đau nhức xương khớp toàn thân?

Nếu gặp tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, đầu tiên bạn không được chủ quan coi thường bệnh mà nên theo dõi để ý xem bệnh diễn ra như thế nào.

Sau đó, cần tuyệt đối tránh những loại thuốc đông y, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc. Những bài thuốc này thường được bán theo lời truyền miệng của người xung quanh, trên các hội nhóm không uy tín hoặc từ những lời quảng cáo thái quá của người bán. Chưa kể tới việc, nếu sử dụng phải các thuốc trôi nổi, nhập lậu, bạn còn có thể uống phải các loại hóa chất ngâm tẩm độc hại, thuốc quá hạn sử dụng hay thuốc bị trộn các biệt dược nguy hiểm. Hậu quả để lại khi sử dụng các loại thuốc này là cực kì nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Nếu các triệu chứng đau nhức kéo dài trên 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu gặp tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, đầu tiên bạn không được chủ quan coi thường bệnh mà nên theo dõi để ý xem bệnh diễn ra như thế nào (Ảnh minh họa)

Điều trị

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với bệnh ấy và tình trạng sức khỏe của bạn. Nhưng về cơ bản, có một số phương pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc tây
  • Vật lý trị liệu
  • Châm cứu
  • Hóa trị, xạ trị
  • Phẫu thuật
  • Giảm đau tại nhà

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc uống. Các loại thuốc này giúp giảm đau, chống viêm hỗ trợ quá trình điều trị. Nhưng về lâu dài, chúng có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc. Vì thế người bệnh cần có chỉ định từ bác sĩ nếu sử dụng phương pháp này.

Các loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm hỗ trợ quá trình điều trị. Nhưng về lâu dài, chúng có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc (Ảnh minh họa)

Một số loại thuốc uống thường được sử dụng là:

  • Acetaminophen chỉ định cho những cơn đau nhẹ, không viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau, chống viêm. Chỉ định trong trường hợp đau từ trung bình đến nặng.
  • Opioids được chỉ định trong các trường hợp đau nghiêm trọng, thuốc NSAID đã không còn đủ hiệu quả.
  • Mifamurtide. Một loại thuốc dùng để điều trị ung thư xương cụ thể. Nó kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Các loại thuốc khác có thể giúp giảm đau: Thuốc giãn cơ để điều trị co thắt cơ bắp (có thể được sử dụng cùng với NSAID để tăng hiệu quả), một số thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh (cả hai đều can thiệp vào tín hiệu đau).

Thuốc bôi. Có một số loại thuốc bôi có chứa Capsaicin hoặc Methyl salicylate, giúp giảm đau hiệu quả trong thời gian ngắn.

Tiêm. Đối với những người sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi mà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét việc tiêm để giảm đau. Việc tiêm thuốc mang lại hiệu quả giảm đau rõ rệt nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và nhiều tác dụng phụ.

Các lựa chọn tiêm bao gồm:

  • Tiêm Hyaluronic
  • Tiêm steroid
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
  • Tiêm tế bào gốc

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được thực hiện song song cùng với các phương pháp điều trị đau nhức toàn thân khác. Những bài tập này cần sự hỗ trợ của kỹ thuật viên hoặc bạn có thể học để thực hiện ngay tại nhà.

Kỹ thuật viên sẽ sử dụng các kỹ thuật như siêu âm, trị liệu nóng hoặc lạnh, kích thích thần kinh điện hoặc một số thao tác xoa bóp để giúp bạn giảm đau.

Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh lâu đời của y học cổ truyền, nó đã được chứng minh là giúp giảm đau hiệu quả. Vì thế, đây được coi là một phương pháp bổ sung hữu ích cho điều trị đau nhức xương khớp toàn thân.

Châm cứu được thực hiện bằng cách sử dụng kim mỏng châm vào các điểm cụ thể trên cơ thể của chúng ta.

Châm cứu được coi là một phương pháp bổ sung hữu ích cho điều trị đau nhức xương khớp toàn thân (Ảnh minh họa)

Hóa trị, xạ trị

Hóa trị và xạ trị là hai phương pháp được dùng để điều trị bệnh ung thư.

  • Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào và mô ác tính.
  • Xạ trị: Sử dụng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Phẫu thuật

Nếu bạn bị ung thư xương hoặc tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng, các phương pháp điều trị khác đã không còn mang lại hiệu quả thì phẫu thuật có thể được xem xét.

Chăm sóc tại nhà

Nếu bạn bị đau nhức, một số phương pháp giảm đau ngắn hạn mà bạn có thể thực hiện tại nhà là:

  • Chườm đá vào các khớp bị đau trong khoảng 15 phút, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày;
  • Tắm nước ấm;
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không nên ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu;
  • Nếu bạn thừa cân, bạn nên tìm cách giảm cân an toàn. Tromg đpó, tập thể dục là một cách hiệu quả. Tuy nhiên hãy lưu ý thực hiện các bài tập tác động thấp để không gây nhiều áp lực lên khớp nữa. Bơi lội và đạp xe là một trong những bài tập tốt nhất vì cả hai đều cho phép bạn tập luyện các khớp mà không gây ảnh hưởng đến chúng.

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân

Để phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân, mỗi người đều phải tự ý thức và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học và hợp lý. Cụ thể là nên tăng cường các loại thực phẩm:

  • Bơ: bơ có nhiều vitamin B3 giúp cải thiện tình trạng viêm và cứng khớp.
  • Trà xanh: trà xanh chứa hoạt chất EGC, ức chế tình trạng oxi hóa và các enzym có hại dẫn đến lão hóa xương.
  • Đậu nành: đậu nành nhiều chất chống oxi hóa, chất xơ và giàu protein, không chỉ tốt cho cơ thể mà còn rất tốt cho xương khớp.
  • Cá nước lạnh, nước hầm xương, một số loại sữa và sản phẩm từ sữa.

Kết luận

Đau nhức xương khớp toàn thân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của người bệnh. Vì thế thông qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về cách điều trị cũng như phòng tránh chứng bệnh này.

Để được tư vấn miễn phí về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800 1156

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Tác giả: Dược Sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh - 09/03/2019
Chia sẻ

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tin liên quan

  • [Bật mí] 3 cách tự xoa bóp đau vai gáy tại nhà hiệu quả

  • [GIẢI ĐÁP] Châm cứu đau vai gáy có thực sự hiệu quả?

  • Đau vai gáy có nguy hiểm không? Cách ứng phó

  • Đau đầu gối khi chạy bộ – Tình trạng nguy hiểm bạn chớ xem thường!

  • Bấm huyệt chữa đau vai gáy có thực sự hiệu quả?

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT?
Khương Thảo Đan mừng sinh nhật: Cào tem tích điểm, thấy chữ K là trúng quà!

Khương Thảo Đan mừng sinh nhật: Cào tem tích điểm, thấy chữ K là trúng quà!

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu, công dụng và cách dùng thế nào?

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu, công dụng và cách dùng thế nào?

Đánh giá Khương Thảo Đan có tốt không?

Đánh giá Khương Thảo Đan có tốt không?

Câu hỏi thường gặp
Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Hotline miễn cước 1800 1156

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

ĐẶT MUA KHƯƠNG THẢO ĐAN

- Giá bán:

  • 170.000đ/hộp 30 viên
  • 598.000đ/hộp 120 viên Tiết kiệm 82.000đ

Miễn phí giao hàng khi mua từ 6 hộp(30 viên) hoặc (1 hộp 120 viên + 2 hộp 30 viên)

Sản phẩm
Khương Thảo Đan (30 viên)
Khương Thảo Đan (120 viên)
Đơn giá
170.000đ/hộp
598.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
đ
đ
Phí vận chuyển:
Tổng:
↑