Đau vai trái là nguyên nhân của bệnh gì? Đau bả vai trái có nguy hiểm không

Đau vai trái là nguyên nhân của bệnh gì? Đau bả vai trái có nguy hiểm không


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau vai trái là một trong những thể bệnh xương khớp thường gặp, cơn đau có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung bệnh đều gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần và sức khỏe. Ngay khi phát hiện, nên có biện pháp can thiệp để giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng. 

🟢 Cấu tạo khớp bả vai 

Khớp bả vai được cấu tạo bởi ba xương: Xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay. Ba bộ phận này kết nối với nhau bằng bao khớp và các dây chằng, tạo thành một thể thống nhất. 

Bọc bên ngoài khớp bả vai là cơ tam giác và 4 gân cơ xoay. Giữa mỏm cùng xương bả vai và gân cơ chóp xoay có một túi hoạt dịch, giúp không bị cọ xát vào xương khi vận động. 

Khớp bả vai có các chức năng chính: 

  • Hỗ trợ các hoạt động, di chuyển của vai, cánh tay. 
  • Đệm và bảo vệ các khớp vai 
  • Cho phép vai hoạt động một cách nhịp nhàng

Khớp bả vai hỗ trợ các hoạt động của cánh tay

Khớp bả vai hỗ trợ các hoạt động của cánh tay

🟢 Bệnh đau vai trái là gì? Có nguy hiểm không? 

Đau vai trái là bệnh gì? Đây là biểu hiện của khớp, lớp sụn khớp bao quanh khớp vai trái bị tổn thương dẫn đến hiện tượng sưng tấy, đau nhức và phù nề. Các cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến vận động nửa phần phía trên bên trái của người bệnh. Nếu như tình trạng bệnh này không sớm được phát hiện cũng như can thiệp chữa trị, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Trong trường hợp để bệnh trở nặng, các dây thần kinh tại vùng khớp bả vai có thể bị chèn ép dẫn đến rối loạn vận động. Dần dần, có thể bị teo cơ, thậm chí là liệt tay suốt đời. Vì vậy, dù bệnh đau vai trái không đe dọa tính mạng nhưng lại rất nguy hiểm. 

🟢 Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau vai trái 

Đau khớp vai là bệnh lý phổ biến nhưng thực tế, không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh này. Chính vì vậy, bệnh này đang ngày càng có nguy cơ gia tăng và xuất hiện ở nhiều đối tượng. Dưới đây chúng tôi sẽ thông tin về nguyên nhân cũng như những triệu chứng điển hình của bệnh này. 

🔸 Nguyên nhân gây bệnh đau khớp vai

Đau khớp bả vai trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động phổ biến: 

  • Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Các đốt sống cổ khi bị thoái hóa sẽ có hiện tượng khô lại, dịch nhầy không còn được tiết ra để cọ xát với nhau, dẫn đến chèn ép rễ thần kinh và gây nên hiện tượng đau vai trái. Khi bị đau bởi nguyên nhân này, cơn đau dữ dội nhất thường xuất hiện về đêm. 
  • Vôi hóa khớp vai: Canxi ở thân khớp xương bị thiếu hụt kết hợp với vận động sai tư thế khiến cho sụn khớp bị tổn thương sẽ dẫn đến vôi hóa khớp vai, gây ra hiện tượng đau nhức. 
  • Trật khớp vai: Xương khớp vai bị lệch khỏi vị trí ban đầu do chấn thương sẽ khiến khớp vai trái đau nhức, tấy đỏ, khó khăn trong quá trình vận động. 
  • Chấn thương: Các tai nạn xảy ra gây chấn thương vùng vai, cổ đều có thể làm cho dây thần kinh bị chèn ép và gây đau khớp vai. 
  • Nguyên nhân khác: ngoài ra, việc sinh hoạt không khoa học, làm việc không đúng tư thế, vác nhiều vật nặng,... cũng có thể làm đau khớp vai. 

Có nhiều yếu tố gây viêm đau khớp vai

Có nhiều yếu tố gây viêm đau khớp vai

🔸 Triệu chứng của đau khớp vai 

Đau khớp vai ở mỗi giai đoạn và cá nhân người bệnh có thể được thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh thường sẽ gặp chung những triệu chứng như sau:

  • Khớp vai đau âm ỉ, kéo dài và có thể lan từ vai trái sang vai phải, lan xuống lưng và cổ. 
  • Thường bị cứng và khó cử động khớp vai khi mới ngủ dậy. 
  • Đau nhức khiến cho các hoạt động như co, duỗi, xoáy bả vai gặp khó khăn. Từ đó, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày như khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân, thay áo hoặc giơ tay lên trên cao. 
  • Ở giai đoạn nặng, các triệu chứng tê bì xuất hiện nhiều, cơn đau kéo xuống cả cánh tay và bàn tay. 

🟢 Chẩn đoán bệnh đau khớp vai 

Khi có hiện tượng đau khớp vai, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám chẩn đoán bệnh. Quy trình này rất quan trọng và cần thiết, giúp xác định đúng tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh, có như vậy mới đưa ra được giải pháp điều trị phù hợp. 

Hiện nay, chẩn đoán bệnh đau khớp vai có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể như: 

  • Chụp X-quang khớp vai: Thông qua máy chụp X-quang, có thể phát hiện được các khớp bị thoái hóa, canxi bị lắng đọng ở gân cơ trên vai. Tuy nhiên, phương pháp này không chẩn đoán được khớp vai có bị tổn thương hay không. 
  • Chụp MRI: Tỷ lệ chẩn đoán chính xác các chấn thương phần mềm ở khớp vai trái cao. 
  • Cách khác: Các bác sĩ khi có chuyên môn có thể chẩn đoán bệnh bằng cách thăm khám tại chỗ thông qua các câu hỏi liên quan và kiểm tra trực tiếp vùng khớp bả vai bị đau. 

Có nhiều cách chẩn đoán đau vai trái khác nhau

Có nhiều cách chẩn đoán đau vai trái khác nhau

Tùy vào cơ sở vật chất ở các bệnh viện, phòng khám mà phương pháp được áp dụng sẽ khác nhau. Nếu muốn kết quả chính xác, bạn nên tham khảo tìm đơn vị được đầu tư trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán bệnh đau khớp vai. 

🟢 Điểm danh các cách chữa đau vai trái hiệu quả

Bị đau vai trái có nhiều cách chữa khác nhau giúp làm giảm cơn đau cũng như ngăn chặn tiến triển của bệnh. Sau đây là một số cách được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao, mời bạn đọc tham khảo: 

🔸 Cách chữa đau khớp vai bằng mẹo dân gian 

Áp dụng mẹo dân gian chữa đau khớp vai thường rất đơn giản và cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ phù hợp với bệnh ở mức độ nhẹ và không có tác dụng chữa bệnh triệt để. Một số mẹo được áp dụng nhiều có thể kể đến như:

  • Chườm đá
  • Uống nước gừng đun với mật ong
  • Uống nước lá đinh lăng

Chườm lạnh giúp giảm cơn đau vai trái đáng kể

Chườm lạnh giúp giảm cơn đau vai trái đáng kể

🔸 Tây y chữa đau vai trái 

Các loại thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị đau vai trái nhanh chóng. Tuy nhiên, khi lựa chọn Tây y điều trị, bệnh nhân cần phải được bác sĩ tư vấn và chỉ định phác đồ phù hợp. 

Các loại thuốc Tây thường được dùng chữa đau vai trái: 

  • Thuốc giảm đau: Sử dụng kết hợp với thuốc chống viêm Steroid cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Thuốc giảm đau thường dùng là Acetaminophen và Naproxen. 
  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ phổ biến là Flexeril và Diazepam có tác dụng giải tỏa căng cứng và giãn cơ bắp. 
  • Thuốc tiêm: Chỉ sử dụng trong trường hợp đau dữ dội và dùng giảm đau không hiệu quả. Các thuốc giảm đau bằng hình thức tiêm thường được bác sĩ chỉ định là Depo Medrol và Hydrocortisone. 

Mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng thuốc Tây cũng dễ tái phát. Vì vậy, người bệnh thường có xu hướng lạm dụng, điều này rất dễ uống quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn. 

🔸 Ứng dụng Đông y điều trị đau khớp vai an toàn, hiệu quả lâu dài 

Đông y sử dụng các vị thuốc nam kết hợp với nhau cho hiệu quả chữa bệnh đau khớp vai an toàn, mang tính lâu dài. Những bài thuốc điển hình mọi người có thể sử dụng như:

  • Bài thuốc 1: Độc hoạt (12g), Đương quy (12g), Phòng phong (12g), Khương hoạt (12g), Bạch linh (12g), Bạch truật (12g), Xuyên khung (12g) và Ngưu tất (12g) mang sắc đặc và uống mỗi ngày. 
  • Bài thuốc 2:Cam thảo (8g), Ma hoàng (16g) Phòng phong (18g), Hạnh nhân (16g) và Bạch chỉ (22g) mang sắc và uống mỗi ngày. 

Kết luận: Đau vai trái nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mình bị đau khớp bả vai, đừng chần chừ hãy đến ngay các cơ sở y tế thăm khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp. 

*** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

👉 Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết