Đau thắt lưng bên trái và những nguyên nhân gây bệnh không ngờ tới

Đau thắt lưng bên trái và những nguyên nhân gây bệnh không ngờ tới


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau thắt lưng bên trái đang là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến gần 70% người trưởng thành ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời họ. Thông thường bệnh chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi, nhưng hiện nay do thói quen sinh hoạt không khoa học dẫn tới tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải đang có xu hướng tăng cao. Vậy nguyên nhân nào khiến đau thắt lưng biến thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Và cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Tìm hiểu về tình trạng đau ngang thắt lưng trái

Tìm hiểu về tình trạng đau ngang thắt lưng trái

Đau thắt lưng bên trái là bệnh gì?

Đau thắt lưng trái có thể mang tới cảm giác như đau nhức liên tục hoặc cơn đau thỉnh thoảng bùng phát rồi giảm dần. Cơn đau ở vị trí này khá đa dạng, người bệnh đôi khi sẽ cảm thấy đau nhói, đau như dao đâm, dữ dội hoặc âm ỉ khiến bản thân khó di chuyển và đặc biệt giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi không vận động hoặc trầm trọng hơn nếu cử động và gây áp lực lên lưng. 

 Hình ảnh đau thắt lưng bên trái

Hình ảnh đau thắt lưng bên trái

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý, vùng xương ở thắt lưng và đốt sống thường là vị trí bị di căn tế bào ung thư nhiều nhất. Nên dù nhóm đối tượng là người trẻ hay người cao tuổi khi đột ngột xuất hiện từng cơn đau nhức ở thắt lưng thì cần phải tới ngay bệnh viện để chụp cắt lớp kiểm tra kịp thời. 

Triệu chứng của đau thắt lưng trái

Bệnh lý này điển hình nhất là cơn đau ngang thắt lưng bên trái có thể bùng phát từng đợt hoặc kéo dài dăng dẳng. Ngoài ra các biểu hiện khác cũng rõ ràng, giúp người bệnh nhận biết sớm và tới bệnh viện kiểm tra ngay:

  • Đau thắt lưng lan xuống chân trái, đau nhói âm ỉ ở bả vai và lưng.

  • Có biểu hiện của tình trạng căng cơ.

  • Tính linh hoạt của xương bị giảm, vùng lưng và thắt lưng bị cứng.

  • Vùng chân, cánh tay thường xuyên tê bì, yếu rõ rệt so với trước.

  • Bàng quang bị mất kiểm soát, ảnh hưởng từ xương chậu đến bàng quang.

  • Bàng quang có cảm giác ngứa, tê thường xuyên.

Tình trạng mức độ đau, tần suất bị của mỗi người là khác nhau nhưng cơn đau thường xuyên xảy ra sẽ gây bất tiện đến vận động, công việc và sinh hoạt hằng ngay. Do đó bệnh nhân cần phải chú ý kỹ tới các biểu hiện mà mình đang gặp phải để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bị đau thắt lưng bên trái phổ biến

Đau thắt lưng dưới bên trái do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể đến từ bệnh lý xương khớp hoặc là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn ở các cơ quan nội tạng như thận, đại tràng, tử cung hoặc tuyến tụy.

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống thắt lưng có chức năng như bộ giảm xóc bảo vệ cơ thể, hạn chế tổn thương theo dọc trục cột sống khi vận động. Tuy nhiên khi làm việc sai tư thế, gặp chấn thương cột sống hay thực hiện lối sống ít vận động sẽ dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm, thường được gọi là trượt đĩa đệm. Đĩa đệm nhô ra hoặc phình to rồi gây chèn ép lên các dây thần kinh dẫn đến tê và đau bên trái lưng dưới.

 Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thắt lưng

Trong một số trường hợp, đĩa đệm có thể bị vỡ khiến người bệnh đau dữ dội và phải phẫu thuật sớm để ngăn ngừa tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Sỏi thận

Sỏi thận là sự tích tụ cứng của các khoáng chất và axit được tạo thành từ các hóa chất trong nước tiểu. Đau thắt lưng và bụng dưới bên trái do sỏi thận có thể xảy ra khi sỏi di chuyển vào bên trong thận hoặc khi cơ thể cố gắng đào thải (loại bỏ) sỏi thận bằng cách đẩy từ thận đến bàng quang.

 Chuyển động này không chỉ khiến lưng dưới bên trái bị đau nhức mà còn gây ra các triệu chứng khác như buồn nôn, đau khi đi tiểu, buồn tiểu dai dẳng cùng với có máu trong nước tiểu.

Nhiễm trùng thận 

Nhiễm trùng thận trái có thể dẫn đến tình trạng đau thắt lưng dưới bên trái, từ đau âm ỉ đến khó chịu và dữ dội. Bệnh lý này thường bắt nguồn từ đường tiết niệu và bàng quang, rồi tiến triển nhanh và lan đến thận, dẫn tới viêm và đau cục bộ. 

 Nhiễm trùng thận trái có thể làm đau nhức vùng thắt lưng bên trái

Nhiễm trùng thận trái có thể làm đau nhức vùng thắt lưng bên trái

Bên cạnh biểu hiện đau nhức mỏi lưng, hông hoặc háng, các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng thận còn bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu. Cơn đau thường nằm cạnh cột sống phía trên hông, thường trở nên rõ rệt hơn khi cử động hoặc chịu áp lực.

Viêm tụy

Viêm tụy là một tình trạng xảy ra khi tuyến tụy bị viêm, dẫn đến khó chịu ở vùng bụng trên và lan xuống vùng phía dưới bên trái của lưng. Sự khó chịu này có thể trở nên trầm trọng hơn khi ăn, đặc biệt là lúc tiêu thụ thực phẩm béo. 

Trong trường hợp viêm tụy cấp tính, cơn đau có thể kéo dài hàng giờ hoặc nhiều ngày, trong khi viêm tụy mãn tính sẽ gây khó chịu kéo dài rõ rệt hơn. Các triệu chứng khác liên quan đến viêm tụy có thể bao gồm sốt, buồn nôn hoặc nôn.

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là thường dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, khó chịu ở trực tràng, sụt cân và đau bụng. Đặc biệt, cơn đau quặn bụng có thể biểu hiện dưới dạng đau cấp tính ở lưng và bụng, ảnh hưởng đến phía bên trái của lưng.

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu là tình trạng khớp nối xương hông với phần lưng dưới của cột sống di chuyển bất thường và bị viêm, gây đau nhức âm ỉ ở vùng lưng dưới bên trái. Ngoài ra, một cú ngã mạnh vô tình ở phía bên trái cũng có thể làm thay đổi vị trí của khớp và gây đau nhức vùng này. Cùng với tình trạng viêm, cơn đau có thể lan từ lưng dưới xuống mông và mặt sau của đùi trên bên trái.

Khối u

Mặc dù trường hợp này khá là hiếm gặp nhưng ung thư cột sống hoặc khối u cột sống có thể gây đau lưng ở bên trái hoặc bên phải của lưng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt, tê, yếu hoặc đi lại khó khăn. 

Nguyên nhân đau thắt lưng trái ở phụ nữ 

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cơn đau thắt lưng do các cơ quan nội tạng như thận, đại tràng hoặc tuyến tụy gây ra, nhưng có một số loại đau thắt lưng bên trái ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ. Chúng có thể là kết quả của những bệnh lý sau đây:

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng bệnh lý mãn tính, phát bệnh khi mô tương tự như niêm mạc tử cung phát triển một cách bất thường bên ngoài tử cung và khiến cơ thể thường xuyên gặp phải cơn đau nhức khó chịu tại vùng bụng và thắt lưng. Mô này có thể được tìm thấy trên buồng trứng, ống dẫn trứng và niêm mạc khoang chậu. 

 Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gặp nhiều ở nữ giới

Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gặp nhiều ở nữ giới

Và trong một số trường hợp hiếm gặp, thậm chí chúng còn nằm ngoài các cơ quan vùng chậu. Đặc việt đau thắt lưng lan bên trái là triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung, cùng với đó là biểu hiện đau nhức khi quan hệ và đau vùng chậu mãn tính. 

U xơ

U xơ thường lành tính nhưng có thể khiến cho chị em phụ nữ đối mặt với cơn đau lưng dưới bên trái thường xuyên. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm như đau lưng dưới bên trái, kinh nguyệt bất thường hay đi tiểu thường xuyên.

Mang thai

Mang thai thường dẫn đến tình trạng đau lưng vì một số lý do như tăng cân, thay đổi tư thế, thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, một nguyên nhân ít được biết đến gây ra chứng đau lưng dưới bên trái ở phụ nữ là do cơ bị tách ra khi tử cung (cơ quan sinh sản của phụ nữ) mở rộng, các cơ dọc theo bụng bị tách ra, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ cho lưng. Điều này dẫn đến cường độ đau lưng khi mang thai của phụ nữ có thể dai dẳng hoặc nghiêm trọng hơn so với người không mang bầu. 

Nguyên nhân đau thắt lưng trái ở nam giới

Như đã thảo luận ở trên, tình trạng đau lưng dưới bên trái có thể đặc trưng cho từng giới tính. Do đó, ở nam giới triệu chứng này cũng có thể là kết quả của một số bệnh lý sau: 

Viêm tuyến tiền liệt

Đau lưng dưới bên trái ở nam giới còn liên quan đến các vấn đề về tuyến tiền liệt, một tuyến chỉ có ở nam giới. Đặc biệt tình trạng đau thắt lưng hông bên trái là triệu chứng phổ biến của bệnh. 

 Viêm tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp ở nam giới

Viêm tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp ở nam giới

Ung thư tuyến tiền liệt

Đau lưng dưới bên trái ở nam giới còn là biểu hiện của ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt nếu các tế bào ác tính đã tiến triển và lan sang khu vực khác hoặc vùng xương lân cận. Cơn đau phát sinh do ung thư có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ ở vùng lưng dưới. Cùng với cơn đau cục bộ này, các triệu chứng phổ biến khác bao gồm khó tiểu, dòng nước tiểu yếu hoặc gián đoạn; thường xuyên muốn đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm; có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch; rối loạn cương dương; sụt cân không rõ nguyên nhân. 

Chẩn đoán đau thắt lưng bên trái

X-quang

Đây là phương pháp giúp chẩn đoán chứng đau thắt lưng trái phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh sau khi được chẩn đoán lâm sàng sẽ thực hiện chỉ định chụp X-quang để rõ hơn về tình trạng xương khớp vùng thắt lưng trái.

MRI

Chẩn đoán đau thắt lưng dưới bên trái bằng MRI cũng là một trong những phương pháp hiện đại và phổ biến trong hiện nay. MRI sử dụng một loại sóng vô tuyến từ trường nhằm cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ về hình ảnh trong vùng thắt lưng và bụng của người bệnh để giúp chẩn đoán chính xác hơn.

Chụp CT

Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính, là một phương pháp chẩn đoán đau bằng hình ảnh gần giống với MRI.

Tuy nhiên, chụp CT sẽ sử dụng tia X với hình ảnh lát cắt hoặc cắt ngang. Thông thường bác sĩ sẽ áp dụng cách này trong trường hợp nghi ngờ bị rối loạn cơn, nhiễm trùng, gãy xương hoặc để phát khối u bất thường.

Điều trị đau ngang thắt lưng bên trái

Để giảm đau thắt lưng bên trái hiệu quả, còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng hiện tại mà người bệnh đang gặp phải. Nếu cơn đau lưng xảy ra do một số vấn đề với các cơ quan nội tạng nằm ở bên đó thì việc xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể loại bỏ được vấn đề này. Các phương pháp điều trị tiềm năng đối với một số bệnh lý liên quan đến cơ quan nội tạng bao gồm:

  • Sỏi thận: Bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị hoặc dùng liệu pháp sóng xung kích để phá vỡ sỏi thận. 

  • Lạc nội mạc tử cung: Dùng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật để loại bỏ mô thừa.

  • Viêm tụy: Trong trường hợp tắc nghẽn ống mật, phẫu thuật sẽ được chỉ định nhằm loại bỏ chất lỏng hoặc dẫn lưu nó ra khỏi tuyển tụy.

Nếu cơn đau lưng dưới bên trái xảy ra do một số vấn đề về cơ xương hoặc cột sống, thì người bệnh có thể áp dụng biện pháp dưới đây:

Nghỉ ngơi

Nếu đau thắt lưng sau bên trái là do một tai nạn nhỏ, chẳng hạn như ngã cầu thang, va chạm với xe cộ hoặc chơi thể thao thì hãy hạn chế cử động ở lưng và thư giãn cơ thể, dành thời gian nghỉ ngơi một chút.

Liệu pháp nhiệt và lạnh

Chườm lạnh hoặc chườm đá lên vùng thắt lưng bị đau nhức nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 20 phút có thể làm giảm đau và viêm hiệu quả. Lạnh có thể giúp sưng tấy, khó chịu và co thắt cơ bằng cách làm chậm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng. Điều cần thiết là cần bọc túi đá trong một miếng vải hoặc khăn trước khi chườm lên da để bảo vệ da.

Bên cạnh đó, dùng miếng đệm nóng chườm lên vùng lưng bị đau nhức cũng là 1 cách khá hữu ích. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau trong khoảng 20 phút cũng như làm dịu và thư giãn các cơ hoặc dây chằng đang căng. Đồng thời, liệu pháp dùng nhiệt cũng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và tăng cường tính linh hoạt của cơ, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các mô bị tổn thương và loại bỏ các chất kích thích hóa học tích tụ ở vùng viêm, đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Thuốc giảm đau

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen có thể giúp giảm viêm gây đau ở phía dưới bên trái của lưng. Tuy nhiên, khi không sử dụng được NSAID, Acetaminophen sẽ được dùng để thay thế để giảm bớt sự khó chịu ở lưng. 

 Thuốc giảm đau NSAID không kê đơn thường được bác sĩ chỉ định

Thuốc giảm đau NSAID không kê đơn thường được bác sĩ chỉ định

Nếu loại thuốc này không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc theo toa mạnh hơn và thuốc giãn cơ để kiểm soát cơn đau mãn tính từ trung bình đến nặng.

Phòng ngừa đau thắt lưng bên trái hiệu quả

Tình trạng đau thắt lưng trái hiện nay chưa tìm được biện pháp chữa dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên chúng ta có thể giảm thiểu tối đa khả năng mắc phải hoặc tái lại nhiều lần và nặng hơn bằng cách sau:

  • Tăng cường rèn luyện sức khỏe bằng cách duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày.

  • Rèn thể lực cần tránh những động tác gây áp lực phần lưng.

  • Cần giữ đúng tư thế khi đứng, nằm, ngồi,...Đặc biệt, cần phải giảm áp lực lên cột sống, không bưng vác sai cách rất dễ ảnh hưởng tới thắt lưng bên trái.

  • Khi ngồi làm việc quá lâu mà muốn đứng lên thì phải đứng dậy từ từ.

  • Luôn phải làm việc ở tư thế thẳng lưng.

  • Thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện tình trạng bất thường trong cơ thể.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin về tình trạng đau thắt lưng bên trái và những nguyên nhân gây ra chúng. Đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng bất thường cần tới bệnh viện khám ngay, không được xem thường, tránh gây biến chứng nặng và khiến bệnh khó điều trị hơn. 

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết