Khương Thảo Đan

Viên xương khớp

hotline

Tư vấn miễn cước gọi:

1800.1156
  • Trang chủ
  • Khương
    Thảo Đan
  • Đau
    xương khớp
    • Đau vai gáy
    • Đau khớp gối
  • Thoái hóa
    khớp
    • Thoái hóa đốt sống cổ
    • Thoái hóa cột sống lưng
    • Thoái hóa khớp gối
  • Bệnh
    viêm khớp
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
    chuyên gia
  • Tin tức
Trang chủ » Bệnh viêm khớp

Viêm khớp cổ chân – Căn bệnh không hiếm gặp

Được chia sẻ: BTV Lê Ngần | Ngày chia sẻ: 23/09/2020 | Lượt xem: 2.744 views

Cổ chân là một trong những khớp khá quan trọng có vai trò tương tự với khớp gối. Khớp cổ chân có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể và duy trì hoạt động di chuyển. Chính vì vậy, khớp cổ chân cũng dễ bị tổn thương và gặp một số bệnh lý trong đó có viêm khớp cổ chân. Vậy viêm khớp cổ chân là bệnh gì? Có triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Mục lục

  • Viêm khớp cổ chân là gì?
  • Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân
    • Viêm khớp cổ chân ở người cao tuổi
    • Viêm khớp cổ chân ở người trẻ tuổi
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cổ chân
  • Vì sao viêm khớp cổ chân cần sớm được điều trị?
  • Điều trị viêm khớp cổ chân
  • Dinh dưỡng cho người bị viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân là gì?

Khớp cổ chân có kích thước không quá lớn nhưng lại có trách nhiệm gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Vì vừa phải chịu tác động từ áp lực bên trong lẫn bên ngoài nên khớp cổ chân rất dễ bị tổn thương và phát sinh bệnh lý, trong đó thường gặp nhất là căn bệnh viêm khớp cổ chân.

Viêm khớp cổ chân xảy ra khi phần dịch nhầy bị suy giảm làm cho sụn khớp không được bôi trơn dễ bị bào mòn, tổn thương và hư hỏng khiến cho hai đầu xương dễ bị cọ sát vào nhau. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như cứng khớp và đau nhức xương khớp ở vùng mắt cá chân. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà y học hiện đại chia viêm khớp cổ chân thành 2 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn khởi phát: Đây lúc bệnh mới phát triển nên người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi kèm theo đau nhói và sưng đỏ ở cổ chân. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra xung quanh khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Giai đoạn thứ phát: Đây là giai đoạn bệnh phát triển rất mạnh mẽ, phần xương dưới sụn bị tổn thương sẽ bắt đầu hình thành gai xương chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau nhức dữ dội. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp đúng cách ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh chuyển biến sang mãn tính và nguy cơ phát sinh biến chứng.

Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở những người đã bước qua độ tuổi trung niên do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên, tuổi tác càng cao thì khả năng mắc bệnh sẽ càng cao. Tuy nhiên, thống kê y khoa cho thấy hiện nay số người bị viêm khớp cổ chân ở giới trẻ đang có xu hướng ngày càng gia tăng, chiếm đến 35% trên tổng số các ca bệnh đang tiến hành điều trị các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất nhân viên văn phòng, vận động viên, những người phải thường xuyên lao động chân tay.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân là bệnh lý có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất là ở người già. Các chuyên gia xương khớp cho biết, viêm khớp cổ chân là bệnh lý xảy ra do tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp bạn cần lưu ý:

Viêm khớp cổ chân ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, lớp sụn khớp sẽ bị bào mòn dần theo thời gian nên các khớp sẽ dễ gặp tổn thương hơn lúc trước và khớp cổ chân cũng không ngoại lệ. Tình trạng mòn sụn khớp này còn được gọi là thoái hóa khớp và đồng thời cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp cổ chân ở người cao tuổi.

Ngoài ra, người cao tuổi còn có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cổ chân do những yếu tố sau:

  • Có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.
  • Đã từng bị thừa cân, béo phì trong thời gian dài
  • Mới bị tai nạn té ngã, trượt chân… gây tổn thương khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân ở người trẻ tuổi

Ngày nay, viêm khớp đang gia tăng ở những người trẻ tuổi. Người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh viêm khớp cổ chân do những nguyên nhân sau:

  • Chấn thương: Những chấn thương ở khớp cổ chân do các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày như đi bộ, chơi thể thao,… dẫn đến tính trạng gãy xương, bong gân, trật khớp sẽ tác động tiêu cực đến vùng khớp cổ chân, từ đó kích thích phản ứng viêm và gây ra bệnh.
  • Thừa cân, béo phì: Cùng như khớp gối, khớp cổ chân cũng gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên nếu bị thừa cân béo phì sẽ gây sức ép rất lớn lên hệ xương khớp và từ đó khiến chúng dễ bị tổn thương và dẫn đến viêm nhiễm.
  • Lười vận động: Lười vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất dịch bôi trơn ở khớp và cụ thể là dịch nhầy ở khớp bị suy giảm, kéo theo đó là gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Thói quen này còn làm suy giảm mật độ xương đáng kể và từ đó khiến chúng dễ bị tổn thương ngay cả khi gặp tai nạn nhỏ hoặc vận động mạnh. Lúc này nếu như người bệnh không có bất kỳ biện pháp can thiệp nào kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm sưng gây đau nhức và cứng khớp. Chính vì vậy, lười vận động là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm khớp cổ chân có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý về xương khớp như: viêm đa khớp, loãng xương, thoái hóa khớp, gout cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cổ chân.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được nói đến ở trên, bệnh viêm khớp cổ chân cũng có thể xảy ra do một số yếu tố ít gặp khác như di truyền, căng thẳng kéo dài, dị dạng bẩm sinh ở khớp,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cổ chân

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh trạng của mỗi người mà triệu chứng của bệnh viêm khớp cổ chân ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau nhói cổ chân khi vận động: Khi người bệnh thực hiện các vận động như chạy nhảy, đi lại, chơi thể thao… có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng khớp cổ chân bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau nhói rất khó chịu. Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, nếu thời tiết có sự thay đổi đột ngột sẽ khiến cơn đau trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Cứng khớp vào buổi sáng: Buổi sáng sau khi ngủ dậy, khớp cổ chân không vận động trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh có triệu chứng cứng khớp gây khó khăn cho việc di chuyển. Tình trạng này có thể xảy ra vào nhiều thời điểm khác trong ngày khi không vận động khớp thường xuyên nhưng thường gặp nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Cổ chân bị viêm sưng, tấy đỏ: Khi bị viêm khớp cổ chân sẽ khiến vùng khớp quanh cổ chân bị sưng tấy và nóng đỏ. Nếu bệnh kéo dài và người bệnh không có bất kỳ biện pháp can thiệp nào thì tình trạng viêm sưng sẽ dần lan rộng sang phần mắt cá chân.
  • Phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển: Khi người bệnh thực hiện các động tác di chuyển sẽ khiến vùng khớp cổ chân phát ra các tiếng kêu lắc rắc hoặc lạo xạo.

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng phổ biến ở trên do bệnh viêm khớp cổ chân gây ra, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng toàn thân khác như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, ngại vận động,…

Vì sao viêm khớp cổ chân cần sớm được điều trị?

Viêm khớp cổ chân không thể tự lành và cũng không thể khỏi hẳn được mà cần sử dụng các phương pháp chữa trị bằng thủ thuật y tế để giảm thiểu triệu chứng và giúp cho bệnh không tiến triển nguy hiểm. Do đó, ngay từ khi xuất hiện các biểu hiện hoặc nghi ngờ bản thân mắc viêm khớp cổ chân bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Đặc biệt, khi xuất hiện những biểu hiện sau bạn cần nhanh chóng đến trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám:

  • Cổ chân sưng đỏ và hơi nóng, thường cứng khớp vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
  • Cảm giác đau nhói ở cổ chân xuất hiện ở mỗi bước đi, đặc biệt rõ ràng khi người bệnh leo cầu thang.
  • Âm thanh lạ phát ra từ khớp cổ chân khi bệnh nhân cố gắng xoay hoặc di chuyển bộ phận này.

Nếu bệnh viêm khớp cổ chân không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Cụ thể là khi bị viêm khớp cổ chân trong thời gian dài sẽ gây hạn chế vận động và cản trở việc đi lại của người bệnh, khiến họ ngại vận động. Theo thời gian, thói quen lười vận động sẽ khiến lưu lượng hồng cầu đến khớp cổ chân bị giảm đi đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng oxy và dưỡng chất cần thiết sẽ không lưu thông được đến để nuôi dưỡng xương khớp ở vùng cổ chân và từ đó tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng hơn. Khi đó, bệnh nhân có nguy cơ cao mất khả năng di chuyển vĩnh viễn.

Điều trị viêm khớp cổ chân

Như đã chia sẻ ở trên, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm khớp cổ chân, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… để chẩn đoán mức độ bệnh chính xác nhất.

Sau khi đã xác định được chính xác tình trạng viêm khớp cổ chân của bạn, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để đưa ra cách điều trị phù hợp. Thông thường, khi bệnh ở giai đoạn nhẹ các bác sĩ sẽ chỉ định cho các bệnh nhân dùng thuốc để cải thiện cơn đau nhanh chóng, cụ thể như là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc panadol thường được nhiều người bệnh sử dụng để giảm đau nhanh.
  • Thuốc kháng viêm: Aspirin, etodolac, meloxicam,… những loại thuốc này không những có tác dụng giảm đau mà còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển nặng hơn.
  • Thuốc giãn cơ: Baclofen, Cyclobenzaprine được sử dụng để làm giảm tình trạng căng cứng cơ, giúp người bệnh giảm đau và có thể di chuyển dễ dàng hơn.
  • Các vitamin cần thiết: Vitamin D, vitamin E, vitamin C, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhằm tăng sức khỏe, sức đề kháng cần có và hỗ trợ tăng sức khỏe của xương, khớp.
  • Tiêm corticoid tại chỗ: Khi tình trạng viêm nghiêm trọng các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm corticoid ngay tại vị trí khớp bị viêm để giúp giảm đau nhanh.

Ngoài ra, điều trị viêm khớp cổ chân người ta còn sử dụng một số phương pháp đông y để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả như: Xoa bóp, châm cứu,…. Hoặc bạn cũng có thể dùng một vài bài thuốc cổ truyền như: Tỏi kết hợp cùng với rượu trắng hay bột quế kết hợp cùng với mật ong,…. những bài thuốc này đều có công hiệu nhất định chữa trị cho người bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc đông y, tây y hay các bài thuốc dân gian bạn đều cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện theo đúng chỉ định để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng thuốc thường chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, vì vậy bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh phối hợp thêm nhiều phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của bản thân như:

  • Trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu: Đây là phương pháp chữa bệnh rất an toàn và hiệu quả nếu được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Lúc này, bạn chỉ cần tiến hành các bài tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để có thể mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị bệnh cuối cùng cho những trường hợp nặng và đã thực hiện các biện pháp điều trị ở trên nhưng không mang lại hiệu quả. Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh phải tốn khoảng thời gian khá dài để tập luyện và phục hồi lại chức năng của khớp.

Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp các can thiệp nội khoa không đáp ứng điều trị. Hoặc trong trường hợp người bệnh quá đau đớn và có nguy cơ xảy ra biến chứng cao thì cần phẫu thuật cấp cứu kịp thời.

Dinh dưỡng cho người bị viêm khớp cổ chân

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng các thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, bạn có thể giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn, hỗ trợ thêm tác dụng của thuốc, giúp cho các triệu chứng của bệnh sớm được đẩy lùi. Vì vậy, bạn hãy bổ sung các dưỡng chất cần thiết sau vào bữa ăn hàng ngày nhé!

  • Vitamin và chất xơ: Vitamin và chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây tươi như: súp lơ, cải mầm, bắp cải, bưởi, đu đủ, chanh và dứa,….
  • Omega-3: Là dưỡng chất có tác dụng bảo vệ cho hệ thống cơ, xương, khớp trong cơ thể người. Giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh cơ, xương, khớp. Omega-3 có nhiều trong cá thu, cá hồi, cá trích, hào, cá mòi,…
  • Trà xanh: Trong lá trà có nhiều thành phần polyphenol có công dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và kháng viêm hiệu quả.
  • Cuối cùng là một số loại gia vị như: Gừng, tỏi và húng quế,…. Trong các loại gia vị này có chứa nhiều hoạt chất giảm đau và chống viêm hiệu quả. Giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, bạn cũng cần lưu ý tránh sử dụng những thức ăn không tốt cho sức khỏe xương khớp gây phá hủy sụn khớp như: đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích, tránh đồ ăn quá mặn, quá ngọt…

Lời khuyên của chuyên gia:

Bệnh đau khớp cổ chân ngày càng trẻ hóa. Độ tuổi mắc bệnh đã giảm xuống đáng kể. Bởi thế, nếu có bất kỳ dấu hiệu đau cổ chân, người bệnh không nên để kéo dài. Hãy thăm khám ở các bệnh viện xương khớp uy tín để được chữa trị kịp thời.

Viêm khớp cổ chân và cách chữa trị viêm khớp cổ chân cần có một liệu trình khoa học do bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân không nên tự ý kê đơn thuốc và sử dụng các loại thuốc dễ gây hại cho sức khỏe. Hãy kiên trì chữa trị để bệnh chóng khỏi và sức khỏe phục hồi.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến viêm khớp cổ chân hay các bệnh lý khác về xương khớp hãy comment câu hỏi ngay dưới chân bài viết này hoặc liên hệ tới HOTLINE 1800.1516 để được các chuyên gia của Khương Thảo Đan tư vấn kịp thời.

Tác giả: BTV Lê Ngần - 23/09/2020
Chia sẻ

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tin liên quan

  • 7 bài thuốc Nam chữa bệnh viêm khớp hiệu quả

  • Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  • Cách chữa viêm khớp gối – Tại nhà và điều trị y khoa

  • Kịp thời điều trị viêm khớp gối cấp – tránh biến chứng nguy hiểm

  • Những điều bạn cần biết về viêm khớp gối tràn dịch

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT?
Khương Thảo Đan mừng sinh nhật: Cào tem tích điểm, thấy chữ K là trúng quà!

Khương Thảo Đan mừng sinh nhật: Cào tem tích điểm, thấy chữ K là trúng quà!

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu, công dụng và cách dùng thế nào?

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu, công dụng và cách dùng thế nào?

Đánh giá Khương Thảo Đan có tốt không?

Đánh giá Khương Thảo Đan có tốt không?

Câu hỏi thường gặp
Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Hotline miễn cước 1800 1156

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

ĐẶT MUA KHƯƠNG THẢO ĐAN

- Giá bán:

  • 170.000đ/hộp 30 viên
  • 598.000đ/hộp 120 viên Tiết kiệm 82.000đ

Miễn phí giao hàng khi mua từ 6 hộp(30 viên) hoặc (1 hộp 120 viên + 2 hộp 30 viên)

Sản phẩm
Khương Thảo Đan (30 viên)
Khương Thảo Đan (120 viên)
Đơn giá
170.000đ/hộp
598.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
đ
đ
Phí vận chuyển:
Tổng:
↑