Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính, hình thành do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh thường gây ra hiện tượng sưng đỏ, đau và xơ cứng các bộ phận khớp, làm ảnh hưởng đến hệ thống cơ thể cũng như sức khỏe, vận động của người bệnh.
📌 Viêm khớp dạng thấp là gì? Thường gặp ở đối tượng nào
Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi với tên khác là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một bệnh lý mạn tính, do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra, xuất phát từ việc hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp bệnh học có thể làm ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng đau, thậm chí làm xói mòn xương, biến dạng khớp. Điều này khiến cho những hoạt động thường ngày như viết, mở chai lọ, mặc quần áo,... cũng trở nên khó khăn.
Viêm khớp dạng thấp còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng về giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, theo khảo sát và đánh giá từ phía chuyên gia, người trong độ tuổi từ 20 - 40 là nhóm đối tượng chính gặp viêm khớp dạng thấp. Trong số đó, bệnh nhân nữ giới chiếm phần lớn, đặc biệt là đối tượng phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, những người bị béo phì, hút thuốc nhiều, người làm trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp,... cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Theo đánh giá, bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp, bệnh có diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Mặc dù hiện nay, chưa có biện pháp nào khắc phục được hoàn toàn bệnh nhưng nếu được điều trị tích cực từ sớm, có thể cản trở bệnh diễn tiến và gây ra những hệ quả không đáng có.
📌 Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp là do sự tấn công của hệ miễn dịch vào màng bao quanh khớp, gây hiện tượng viêm, tổn thương. Tuy nhiên, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác cũng góp phần làm tăng cao nguy mắc bệnh này đã được các chuyên gia chỉ ra như sau:
- Do di truyền: Theo khảo sát, những gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong một số thống kê, có khoảng 40 - 60% người bệnh có nguyên nhân xuất phát từ di truyền.
- Do nhiễm khuẩn, virus: Bệnh nhân nếu tiếp xúc với những loại vi khuẩn, virus và bị tấn công có thể khiến cho khớp bị viêm nhiễm. Những loại virus điển hình nhất là Epstein - barr, virus Parvo,...
- Giới tính: Như đã nói ở trên, nữ giới là đối tượng chính mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Ước tính, có gần 70% nữ giới ở độ tuổi 30 trở lên mắc phải căn bệnh này.
- Do chấn thương: Những người bị chấn thương do tai nạn, chơi thể thao,... nếu không điều trị được dứt điểm rất dễ dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
- Tư thế ngồi sai: Ngồi làm việc trong thời gian dài với tư thế sai hoặc mang vác nhiều đồ nặng cũng là nguyên nhân khiến khớp bị tổn thương.
- Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh: Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống cafe… có thể khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ làm khớp bị viêm.
- Nguyên nhân khác: Môi trường sống thiếu lành mạnh, thường xuyên bị căng thẳng, stress, sau phẫu thuật,... cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nhìn chung, việc xác định chính xác nguyên nhân phục vụ rất nhiều cho việc điều trị viêm khớp dạng thấp. Dựa trên căn nguyên, đánh sâu vào đúng mục tiêu sẽ giúp tăng cơ hội điều trị triệu chứng, phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho người bệnh.
📌 Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp nhất định không nên bỏ qua
Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp là gì thường được xác định thông qua những dấu hiệu nhất định. Bệnh này thường được chia thành 2 giai đoạn tiến triển, ở mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau:
✔️ Giai đoạn đầu: Khởi phát
Ở giai đoạn này, người bệnh thường sẽ gặp những dấu hiệu viêm khớp dạng thấp như sau:
- Khớp tay, khớp gối và những khu vực bị tổn thương có tình trạng đau nhức âm ỉ và dần tự biến mất sau một thời gian ngắn.
- Cơn đau tăng lên khi vận động, di chuyển và giảm đi khi nghỉ ngơi.
- Toàn thân có cảm giác đau mỏi dù không vận động mạnh.
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ và toát nhiều mồ hôi dù đang không làm việc.
- Giai đoạn khởi phát thường diễn ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi sang giai đoạn nặng.
Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp tương đối đa dạng
✔️ Giai đoạn tiếp theo: Toàn phát
Trải qua giai đoạn khởi phát, tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn với những dấu hiệu dưới đây:
- Các khớp bắt đầu đau nhiều hơn, hiện tượng co cứng vào buổi sáng khi thức dậy
- Khớp tay, chân, gối,... bị sưng tấy, nóng rát, ấn vào thấy đau.
- Một số khớp có thể bị biến dạng nếu bị viêm.
- Vùng da ở khớp bị viêm sẽ có màu hồng nhạt, đỏ và ấm hơn những vùng da khác.
- Một số bệnh nhân có xuất hiện các nốt thấp khớp, nổi gồ lên ở vùng xương khuỷu tay, các đốt ngón tay, ngón chân,...
Bệnh viêm khớp dạng thấp để càng lâu càng nặng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, việc nắm được dấu hiệu viêm khớp dạng thấp rất quan trọng để bạn dễ phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.
📌 Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Mặc dù bệnh viêm khớp dạng thấp không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những biến chứng của bệnh lại gây ra nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu. Bên cạnh việc nắm được viêm khớp dạng thấp là gì, bệnh nhân cũng cần đặc biệt quan tâm đến những biến chứng của bệnh có thể xảy ra như:
- Nhiễm trùng
- Thấp khớp
- Loãng xương
- Ảnh hưởng phổi, tim mạch
- Thay đổi thành phần cơ thể
- Ung thư hạch
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng cho tới nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Các giải pháp điều trị chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp làm giảm triệu chứng bệnh, ngăn sự phát triển theo chiều hướng xấu.
Dù không chữa được triệt để nhưng nếu phát hiện bệnh càng sớm, khả năng đẩy lùi được bệnh sẽ càng cao.
Viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều biến chứng
📌 Viêm khớp dạng thấp nên ăn kiêng gì?
Chế độ ăn uống quyết định rất nhiều đến việc điều trị giảm triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp. Chính vì thế, rất nhiều người thắc mắc viêm khớp dạng thấp nên ăn kiêng gì. Dưới đây là một vài những gợi ý từ chuyên gia khuyên người bệnh nên ăn và nên tránh:
- Nên bổ sung nhiều rau có màu xanh như cải bó xôi, cải xoăn,... vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Ăn nhiều các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ,... vì bên trong chúng chứa nhiều Omega 3.
- Bổ sung nhiều trái cây sẽ giúp chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau sưng.
- Hạn chế ăn thịt đỏ vì có thể gây đau nhức thông qua việc kích thích phản ứng viêm.
- Nên loại đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ nhiều muối,... ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
- Không uống rượu bia, nước có ga, không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích,...
Viêm khớp dạng thấp cần kiêng đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ
📌 Cách phòng bệnh viêm khớp dạng thấp ai cũng nên biết
Như đã nói ở trên, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm. Vậy nên, với những ai chưa mắc bệnh, nên tìm cách để phòng ngừa bằng những giải pháp dưới đây:
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp các khớp và xương được vận động trơn tru bởi tránh được tình trạng giòn sụn, thoái hóa.
- Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn để giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt.
- Duy trì trọng lượng cơ thể, không để thừa cân, béo phì.
- Không mang vác vật nặng, không ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp khắc phục sớm.
Trên đây là những thông tin về viêm khớp dạng thấp bệnh học chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, đừng bỏ qua nguy cơ bạn đang mắc phải viêm khớp dạng thấp. Hãy can thiệp ngay từ sớm để hạn chế bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
👉 Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận