Viêm khớp thiếu niên | Bệnh phổ biến ở trẻ dưới 16 tuổi

Viêm khớp thiếu niên | Bệnh phổ biến ở trẻ dưới 16 tuổi


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Viêm khớp thiếu niên với những dấu hiệu rất khó nhận biết đang là vấn đề gây lo ngại nhiều nhất cho các bậc cha mẹ hiện nay. Vậy viêm khớp ở thiếu niên có nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

🔴 Nguyên nhân viêm khớp thiếu niên

Viêm khớp thiếu niên là bênh mãn tính ở trẻ dưới 16 tuổi

Viêm khớp thiếu niên là bênh mãn tính ở trẻ dưới 16 tuổi

Viêm khớp thiếu niên là bệnh viêm khớp mãn tính ở trẻ em dưới 16 tuổi, đây là bệnh viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mãn tính kết hợp với một số biểu hiện ngoài khớp.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhất gây ra chứng viêm khớp thiếu niên. Tuy nhiên theo một số công trình nghiên cứu cho biết, căn bệnh này thường khởi phát sau khi cơ thể trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc sau một chấn thương thực thể ở khớp.

🔴 Đối tượng mắc bệnh viêm khớp thiếu niên

Bệnh viêm khớp ở thiếu niên xảy ra với trẻ ở trong độ tuổi từ 2 - 16 tuổi. Và đặc biệt tỷ lệ bé nữ trên 10 tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn bé nam và những độ tuổi khác.

Về tần suất mắc bệnh thì viêm khớp ở thiếu niên ít xảy ra hơn nhiều so với bệnh viêm khớp ở người lớn. Và thật may khi phần lớn các trường hợp mắc bệnh viêm khớp thiếu niên đều ở diễn biến nhẹ, có thể kiểm soát. Chỉ một số ít trường hợp bệnh tiến triển quá nặng (tỷ lệ 1/10.000).

🔴 Các triệu chứng thường gặp

Tổn thương khớp gối là triệu chứng của bệnh viêm khớp thiếu niên

Tổn thương khớp gối là triệu chứng của bệnh viêm khớp thiếu niên

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bệnh viêm khớp thiếu niên được chia thành 3 thể và mỗi thể có các triệu chứng riêng biệt như sau:

  • Thể viêm ít khớp (Pauciarticular): đây là thể viêm dưới 4 khớp và kéo dài trong 6 tháng.Thể viêm này thường xuất hiện tổn thương ở các khớp lớn như: khớp gối, khớp cổ chân, khuỷu, cổ tay khiến khớp sưng đau. Ít khi tổn thương này xuất hiện ở các khớp nhỏ, khớp cột sống và khớp háng.Các khớp sưng đau nhưng trẻ vẫn có thể đi lại và vận động được, không gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Thể viêm đa khớp (Polyarticular): là thể viêm với tổn thương từ 4 khớp trở lên với thời gian xuất hiện và phát triển trên 6 tháng.Ở thể viêm khớp này trẻ có biểu hiện cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, ngủ không sâu giấc, kèm theo những cơn sốt kéo dài.Đặc biệt ở các khớp cổ tay cổ chân, khớp đầu gối, khuỷu tay thường nổi đỏ, sưng tấy và đau nhức.
  • Thể hệ thống (systemic-onset): với thể viêm khớp này ngoài đặc điểm viêm khớp còn kèm theo sốt và phát ban. Thể hệ thống thường gặp phải ở trẻ từ 5 - 7 tuổi.Ở thể viêm này trẻ có biểu hiện sốt cao kéo dài. Ở các khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu, khớp ngón bị viêm sưng đi kèm với các cơn đau nhức, nóng đỏ khớp và có thể tràn dịch khớp. Những biểu hiện này khá giống thể viêm đa khớp.Và dấu hiệu nổi trội giúp phân biệt với hai thể viêm đa khớp và viêm hệ thống là: trên da của trẻ xuất hiện phát ban đỏ không gây đau, không gây ngứa và chỉ xuất hiện lúc sốt cao.

🔴 Phương pháp điều trị

Bài tập vật lý trị liệu tốt cho bệnh viêm khớp thiếu niên

Bài tập vật lý trị liệu tốt cho bệnh viêm khớp thiếu niên

Tùy vào tình trạng bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Thuốc Đông y: có nhiều bài thuốc từ thảo dược, đông y rất có hiệu quả trong việc chống viêm, kiểm soát tình trạng viêm, giảm các cơn đau nhức và ngăn ngừa những biến chứng nặng nề với khớp của trẻ.
  • Sử dụng thuốc Tây: Với sự phát triển của y học hiện đại thì có nhiều loại thuốc Tây được sử dụng giúp điều trị và phục hồi hiệu quả, tuy nhiên cần có sự chỉ định và kê đơn từ y bác sĩ.
  • Vật lý trị liệu: các bài tập vật lý trị liệu giúp tác động vào vùng xương khớp bị tổn thương của trẻ. Làm phục hồi và tăng cường chức năng hoạt động của khớp. Đặc biệt giúp ngăn ngừa teo cơ hiệu quả.
  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên hiệu quả. Đặc biệt nên bổ sung đủ hàm lượng Canxi, Vitamin D để hệ xương khớp của trẻ phát triển toàn diện, đẩy lùi được các bệnh lý về xương khớp. Cho trẻ ngủ đủ giấc đặc biệt để trẻ ngủ trước 22h vì đây là giấc ngủ sinh lý giúp trẻ phát triển chiều cao.

🔴 Khi nào nên đi khám?

Khi nhận thấy những dấu hiệu lâm sàng của trẻ như vừa nêu trên như có biểu hiện đau nhức khớp, phát ban đỏ, sốt kéo dài,... Các bậc phụ huynh nên đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn nhằm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh.

Đặc biệt với những trẻ dưới 16 tuổi các bậc cha mẹ càng cần phải lưu tâm và chú ý vì đây là lứa tuổi dễ mắc bệnh viêm khớp thiếu niên.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp thiếu niên mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng với bài viết này các bậc phụ huynh sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm khớp thiếu niên từ những dấu hiệu nêu trên.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết