Đau khớp tay, đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?

Đau khớp tay, đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau khớp tay là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người mắc. Sở dĩ vậy bởi mọi hoạt động trong cuộc sống của chúng ta đều phải dùng đến tay. Do đó, nếu thấy có hiện tượng đau nhức, cần tìm hiểu lý do cũng như cách để điều trị tốt nhất. 

🟢 Đau khớp tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau khớp tay là bệnh gì? Bệnh đau khớp tay là tình trạng đau, sưng vùng khớp tay, làm cho quá trình cử động trở nên khó khăn hơn. Để càng lâu, khớp tay có nguy cơ bị bào mòn, các sụn khớp bị tổn thương, ổ khớp có thể bị nhiễm trùng.

Đau khớp tay thường xảy ra ở các vị trí và có tên gọi như sau: 

  • Đau khớp bàn tay
  • Đau khớp khuỷu tay (tỷ lệ mắc cao nhất)
  • Đau khớp ngón tay. 

Đau khớp tay có nhiều loại khác nhau

Đau khớp tay có nhiều loại khác nhau

Khi gặp tình trạng đau khớp ở bất kỳ vị trí nào nêu trên, không chỉ ảnh hưởng ở bàn tay mà có thể tác động lan lên cả cánh tay. Đa phần, mọi người cảm thấy khó khăn khi cử động do khó xoay, co duỗi, cứng khớp. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau: 

  • Gây biến dạng ngón tay: Các khớp ngón tay khi bị thoái hóa, tỷ lệ bị biến dạng rất cao. Thường các khớp sẽ bị hướng về phía ngón út do lệch xương trụ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó khăn trong việc dùng lực. 
  • Biến dạng các khớp liên đốt ngón tay: Khi gập duỗi tay quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng khớp liên đốt ngón tay. 
  • Chèn ép dây thần kinh: Điều này có thể làm tê liệt bộ phận tay, mất khả năng cử động. 

Tình trạng đau khớp tay thường xảy ra ở đối tượng người cao tuổi, phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa không gặp ở các đối tượng khác. Thực tế, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc căn bệnh này. 

🟢 Nguyên nhân bị đau khớp tay

Bị đau khớp tay có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình có thể kể đến như: 

  • Tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu, những người trên 70 tuổi, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Thông thường, tuổi tác càng cao, xương càng dễ bị lão hóa gây mất cân bằng mật độ canxi. Từ đó, xương dễ bị bào mòn, xuất hiện tình trạng gai xương và viêm khớp. 
  • Chấn thương: Khi tay cử động liên tục, cường độ cao hoặc gặp tai nạn có thể dẫn đến chấn thương gây viêm khớp, gãy hoặc rạn xương. Do đó, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện. 
  • Tư thế ngồi, nằm sai: Tư thế nằm đè lên tay, ngồi chống tay dưới cằm, bẻ ngón tay,... đều khiến cho nguy cơ mắc bệnh đau khớp tay cao hơn. 
  • Di truyền: Một số bệnh về đau khớp có khả năng bị ảnh hưởng từ gen di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người từng bị bệnh về xương khớp, hãy nên cẩn trọng. 
  • Giới tính: Theo nghiên cứu, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh đau khớp tay, đau khớp khuỷu tay cao hơn so với nam giới. Đặc biệt, nữ giới khi mang thai, sau sinh rất dễ gặp hiện tượng này. Nguyên nhân chủ yếu do xương của nữ giới yếu hơn, khi thay đổi nội tiết tố hoặc lao động quá sức đều có thể gây tổn thương cho xương. 
  • Hội chứng ống cổ tay: Các dây thần kinh trong ống cổ tay bị  chèn ép khiến cho phần gân gấp bị sưng. Điều này làm dịch khớp tiết ra quanh dây thần kinh, gây sưng viêm, đau nhức. 

Nguyên nhân đau khớp tay có thể do hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân đau khớp tay có thể do hội chứng ống cổ tay

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, đau khớp tay cũng có thể hình thành do nhiễm khuẩn  hoặc các bệnh như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp. Mọi người cần quan sát phần tay bị viêm để phát hiện triệu chứng cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp. 

🟢 Bị đau khớp tay có triệu chứng như thế nào?

Thực tế, nhiều người không biết chính xác mình có đang bị đau khớp tay. Bạn có thể nhận biết qua một số triệu chứng dưới đây: 

  • Đau nhức ở khớp tay: Hiện tượng đau nhức xảy ra phổ biến ở mọi mức độ của bệnh. Ban đầu, cơn đau có thể chỉ đau âm ỉ và tăng dần. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể bị đau dữ dội, thậm chí là đau đến mất ngủ. 
  • Sưng đỏ: Ở vị trí khớp, ngoài đau nhức có thể xuất hiện thêm hiện tượng sưng đỏ. Kèm theo đó, khi sờ vào vị trí sưng, người bệnh có thể cảm nhận được độ cứng và bị đau nhiều hơn. 
  • Cứng khớp: Các khớp khi bị đau sẽ dần cứng lại, gây cảm giác đau đớn và khó vận động. Phần cổ và cánh tay cũng gặp khó khăn khi xoay vòng, gập mở. Các ngón tay khó co duỗi, vị trí đầu ngón có cảm giác đau nhiều hơn. 
  • Kêu lạo xạo tại vị trí khớp: Khi cử động các khớp tay, người bệnh dễ dàng nghe được tiếng lạo xạo do các đầu xương va vào nhau, xuất phát từ việc khớp thiếu dịch bôi trơn. 

Nhìn chung, bệnh đau khớp tay có nhiều biểu hiện khác nhau. Ở mỗi tình trạng bệnh sẽ có diễn tiến khác. Ở một số trường hợp, nếu để viêm nặng có thể làm ảnh nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

Đau khớp khuỷu tay là tình trạng đau điển hình

Đau khớp khuỷu tay là tình trạng đau điển hình

🟢 Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì tốt nhất?

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc điển hình có tác dụng điều trị viêm khớp tay bạn đọc có thể tham khảo về tên thuốc, cách dùng của thuốc được khuyên dùng bởi các bác sĩ: 

🔸 Thuốc Acetaminophen 

Đây là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị đau khớp khuỷu tay cũng như các loại đau khớp khác. Thuốc này mọi người có thể dễ dàng mua ở ngoài các hiệu thuốc bởi không cần phải kê đơn từ bác sĩ. 

Công dụng: 

  • Acetaminophen hỗ trợ giảm đau, hạ sốt.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có đau khớp tay. 
  • Sử dụng điều trị đau mỏi vai gáy, đau răng, đau đầu. 

Cách sử dụng: Có hai liều sử dụng khác nhau đối với Acetaminophen: 

  • Dạng phóng thích nhanh: Uống 325mg/lần. Các lần uống cách nhanh 4 - 6 tiếng. Mỗi ngày uống tối đa 4g. 
  • Dạng phóng thích kéo dài: Uống 1300g/lần. Uống cách nhau 8 tiếng, mỗi ngày uống tối đa 3900g. 

Acetaminophen có tác dụng giảm đau chống viêm nhanh chóng

Acetaminophen có tác dụng giảm đau chống viêm nhanh chóng

🔸 Đau khớp tay uống thuốc gì? Ibuprofen cho tác dụng cao 

Ibuprofen là thuốc kháng viêm không chứa steroid. Thuốc hoạt động thông qua việc ngăn ngừa cơ thể sản xuất các chất tự nhiên có khả năng gây viêm, từ đó giúp giảm viêm và giảm đau. 

Công dụng: 

  • Có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt.
  • Thích hợp sử dụng cho người bị đau khớp tay ở mức độ nhẹ và vừa. 
  • Điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp hiệu quả. 
  • Giảm đau sau phẫu thuật. 

Cách sử dụng: Mỗi ngày uống tối đa 3,2g chia thành các liều nhỏ, mỗi liều uống cách nhau 4 - 6 tiếng. 

🔸 Thuốc Codein điều trị đau khớp khuỷu tay 

Thuốc sử dụng cho những trường hợp bị đau khớp khuỷu tay mức độ trung bình. Codein nằm trong nhóm thuốc giảm đau có gây nghiện Opioid. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn. 

Công dụng: 

  • Thuốc có khả năng chuyển hóa thành morphin, hỗ trợ giảm đau tức thì. 
  • Đau nhức sau chấn thương, phẫu thuật có thể được giảm đau nhanh chóng khi dùng Codein. 
  • Những người bị bệnh lý về xương khớp đều có thể sử dụng. 

Cách sử dụng: Dùng từ 30mg - 60mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 - 6 tiếng. Liều dùng tối đa khoảng 240mg mỗi ngày. 

Codein có thể giảm đau tức thì sau uống

Codein có thể giảm đau tức thì sau uống

🔸 Thuốc Diclofenac 

Nếu bạn băn khoăn đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì, không nên bỏ qua Diclofenac. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng. 

Công dụng: 

  • Ức chế hoạt tính của cyclooxygenase, giúp chống viêm hiệu quả. 
  • Giảm đau khớp khuỷu tay và hạ sốt nhanh chóng. 
  • Hỗ trợ điều trị thống kinh nguyên phát. 

Cách sử dụng: Uống 100 - 200mg mỗi ngày, uống vào lúc đói. 

Thuốc Diclofenac giúp điều trị đau khớp tay

Thuốc Diclofenac giúp điều trị đau khớp tay

🔸 Thuốc Naproxen 

Đây là loại thuốc chống viêm được dùng để chữa bệnh đau khớp khuỷu tay cho những trường hợp bệnh nặng. 

Công dụng:

  • Giảm đau, chống viêm cho trường hợp đau khớp tay từ nhẹ đến trung bình.
  • Giảm đau đầu, giảm đau sau phẫu thuật.

Cách sử dụng: Dùng 250 - 500mg mỗi ngày, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về đau khớp tay. Nếu mọi người có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy là bệnh đau khớp tay, hãy đến ngay các cơ sở thăm khám để xác định nguyên nhân và sử dụng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được chủ quan bởi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chúng tôi đã có đề cập phía trên. 

👉 Có thể bạn quan tâm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết