Bị đau bả vai trái thường gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người mắc. Vậy, cụ thể đây là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
💠 Đau bả vai trái là bệnh gì?
Đau bả vai trái hay còn gọi là đau khớp vai trái là tình trạng dây thần kinh cổ bị chèn ép, gây hiện tượng đau nhức. Các cơn đau thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến lạm dụng cơ bắp hoặc bị chấn thương.
Tình trạng đau bả vai trái có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người cao tuổi, người làm việc văn phòng, lao động chân tay,... là những đối tượng chính dễ mắc bệnh này nhất.
Đau bả vai trái là bệnh lý xương khớp điển hình
Đau bả vai trái dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, việc nhận biết triệu chứng và nguyên nhân hình thành bệnh là rất cần thiết.
💠 Nguyên nhân đau khớp vai trái
Bệnh đau khớp vai trái có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn tới hiện tượng đau bả vai trái bạn có thể tham khảo:
- Sai tư thế: Trong quá trình vận động hay ngồi làm việc sai tư thế, có thể khiến cho vùng vai gáy bị căng cứng, quá trình lưu thông máu bị gián đoạn. Từ đó, dây thần kinh bị tắc nghẽn, dẫn đến hiện tượng đau nhức vùng vai.
- Làm việc nặng quá sức: Những người phải mang vác, bưng bê vật nặng thường xuyên có thể làm cho dây chằng, cơ ở vùng bả vai, cổ, vai gáy bị tổn thương và xuất hiện tình trạng đau nhức khó chịu.
- Bị nhiễm lạnh: Cơ thể không được giữ ấm cũng có thể khiến cho hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, máu khó lưu thông. Lúc này, vùng cơ ở bả vai, cánh tay cũng sẽ bị co cứng, gây hiện tượng đau nhức lan xuống cả cánh tay.
- Các chấn thương: Chơi thể thao, tham gia giao thông, làm việc,... đều có nguy cơ bị tai nạn gây chấn thương bất cứ lúc nào. Điều này có thể khiến cho cơ và dây thần kinh ở vai bị ảnh hưởng và bị đau nhức.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai trái
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai trái nêu trên, bạn đọc cũng có thể lưu tâm đến một số nguyên nhân khác như sau:
- Đau bả vai trái do bệnh lý: Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,... cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến xương bả vai, gây đau nhức khó chịu.
- Đau tim: Đau tim khiến máu lưu thông đến tim bị gián đoạn. Do một số dây thần kinh phân nhánh đến tim thường đi qua vai và cánh tay nên khi bị đau tim, người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau nhức ở vai và tay trái.
💠 Triệu chứng đau bả vai trái điển hình
Theo các chuyên gia về xương khớp, triệu chứng đau bả vai trái khá đa dạng, có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến có thể giúp người bệnh phát hiện bệnh:
- Vùng bả vai trái bị đau âm ỉ hoặc dai dẳng.
- Cơn đau tăng dần khi vận động, đau hơn vào thời điểm chiều tối và sáng sớm vừa ngủ dậy.
- Lực ở vai và tay yếu dần, khó nâng được vật nặng
- Đau bả vai trái sau lưng hoặc lan xuống cánh tay, hạn chế vận động.
- Đau bả vai trái khó thở, hơi thở trở nên nặng nề hơn mỗi khi đau nhức.
- Hoạt động nhấc tay, gập - duỗi tay trái cũng trở nên khó khăn hơn.
- Vùng bả vai trái có dấu hiệu bị sưng đỏ, nóng rát hơn các vùng da khác.
- Một số trường hợp có thể bị sốt, mất ngủ, chán ăn.
Nếu bất kỳ lúc nào cảm thấy có hiện tượng đau nhức ở vùng bả vai trái, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Việc phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế được tình trạng đau nhức cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.
Đau vai trái có nhiều dấu hiệu khác nhau mọi người cần chú ý
💠 TOP 5 cách chữa đau bả vai trái cho hiệu quả cao
Hiện nay, chưa có bất kỳ giải pháp nào có thể chữa được triệt để tình trạng đau khớp vai trái. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp khác nhau hỗ trợ giảm cơn đau và ngăn chặn tiến triển của bệnh hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể áp dụng các cách chữa đau bả vai trái khác nhau. Dưới đây là một số cách phổ biến nhất:
🔹 Chườm nóng hoặc chườm lại chữa đau bả vai trái
Khi bị đau khớp vai trái, bạn có thể áp dụng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh đều có tác dụng giảm cơn đau hiệu quả:
- Chườm lạnh: sử dụng đá sạch, bọc vào một lớp vải mỏng và chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tê dây thần kinh, chấm dứt cảm giác đau nhức.
- Chườm nóng: Bạn có thể chuẩn bị một túi chườm ấm, chai nước ấm hoặc khăn nóng và chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Nhiệt độ ấm giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ co thắt và làm dịu cơn đau vùng vai trái.
Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau nhức hiệu quả
Lưu ý rằng khi chườm nóng hoặc chườm lạnh đều không nên dùng nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng và không nên chườm trực tiếp lên vùng đau. Điều này có thể gây hiện tượng bỏng nóng hoặc bỏng lạnh. Mỗi lần chườm không nên chườm quá 20 phút.
🔹 Áp dụng bài tập giãn cơ
Các bài tập kéo giãn cơ tại nhà có tác dụng giảm đau khớp vai trái khá hiệu quả. Đây cũng là bài tập được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thực hiện. Bạn có thể thực hiện động tác xoay cổ từ trái sang phải và ngược lại, uốn cong, kéo dãn cổ để các cơ được giãn ra, máu lưu thông tốt hơn sẽ giúp ngăn chặn cơn đau kéo dài.
🔹 Chữa đau bả vai trái bằng vật lý trị liệu
Đây là cách chữa đau bả vai trái bằng Y học cổ truyền. Vật lý trị liệu bao gồm châm cứu và bấm huyệt. Tại vùng vai trái bị đau, châm cứu đúng các mạch máu có thể kích thích quá trình lưu thông máu diễn ra đều đặn hơn, không bị gián đoạn. Từ đó, giúp giảm đau hiệu quả.
Sau khi châm cứu, bạn có thể kết hợp với bấm huyệt, massage. Khi xác định đúng các huyệt, kéo giãn mô mềm xung quanh khớp có thể giúp tác động sâu vào hệ thần kinh, giảm đau nhanh chóng.
Vật lý trị liệu trị đau khớp vai trái cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm và kiến thức, tuyệt đối không được tự thực hiện tại nhà. Hiện nay, có nhiều đơn vị phòng khám và chẩn trị Y học cổ truyền có cung cấp dịch vụ này, bạn có thể đến đó để được hỗ trợ thực hiện tốt nhất.
Vật lý trị liệu tác động đúng huyệt mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhanh chóng
🔹 Dùng thuốc chữa đau bả vai trái
Các thuốc trị đau vai gáy nói chung và bả vai trái nói riêng đều có nhiều hoạt chất giúp giảm đau, giãn cơ, kháng viêm. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định và kê đơn gồm:
- Thuốc giảm đau: Gồm các loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen giúp giảm đau tình trạng đau bả vai trái lan xuống cánh tay.
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen,... là những loại thuốc được dùng nhiều, có tác dụng giảm đau, chống viêm, phòng ngừa các bệnh viêm khớp.
- Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc như cyclobenzaprine, tizanidine, baclofen,... giúp hạn chế căng cơ, cơ thắt xung quanh khớp vai.
Khi dùng thuốc Tây điều trị đau bả vai trái, người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều. Đặc biệt, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc ngoài hiệu thuốc sử dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.
🔹 Phẫu thuật giúp chấm dứt tình trạng đau khớp vai trái
Cách chữa đau bả vai trái này thường được chỉ định khi các biện pháp điều trị nêu trên không mang lại hiệu quả và bệnh đã tiến triển nặng. Việc phẫu thuật cần thời gian phục hồi lâu hơn nhưng đổi lại cho hiệu quả điều trị tốt hơn, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại hiệu quả.
Kết luận: Với những thông tin về đau bả vai trái nêu trên, chúng tôi hy vọng có thể giúp quý vị hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như biết cách điều trị phù hợp. Bệnh dù không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không có biện pháp can thiệp, xử lý. Do đó, mọi người tuyệt đối không được chủ quan.
👉 Có thể bạn quan tâm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận