Mọi điều cần biết về bệnh ĐAU CỘT SỐNG

Mọi điều cần biết về bệnh ĐAU CỘT SỐNG


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau cột sống là biểu hiện rõ ràng và phổ biến nhất của những tổn thương.

PGS. TS Lê Minh Hà cho biết: Cột sống được coi như “cột trụ” nâng đỡ cơ thể. Mỗi người cần có nhận thức đầy đủ về đau cột sống để có thể tăng hiểu biết chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản thân và người thân.

Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này về bệnh ĐAU CỘT SỐNG. Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị căn bệnh này nhé!

🔶 Nguyên nhân đau cột sống

Nguyên nhân đau cột sống

🔸 Bệnh lý

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, 90% số bệnh nhân đau cột sống là do các bệnh như thoát vị đĩa đệm cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống, gai cột sống.

  • Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng đĩa đệm bị ép khiến nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống.
  • Thoái hóa cột sống: Là tình trạng khớp gần sụn và xương tại vị trí lưng bị thoái hóa gây đau nhức hoặc tê buốt trong thời gian dài.
  • Gai cột sống: Bệnh nhân sẽ bị đau cột sống ở vị trí có gai. Khi vận động nhiều, cấp độ đau tăng lên. Trường hợp đau nặng, sẽ bị mất cảm giác vùng cột sống liên quan.

🔸 Chấn thương

Những chấn thương nặng có thể gây căng giãn dây chằng quá mức thường xảy ra bởi tai nạn té ngã và va đập mạnh.

Do khuân vác hoặc nâng nhấc vật nặng sai tư thế. Khi xảy ra tổn thương, cơn đau có thể đến ngay lập tức nhưng có những trường hợp cơn đau đến chậm hơn, gây đau âm ỉ và cứng cơ.

🔸 Tuổi tác

Khi tuổi tác ngày càng cao, quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra càng nhanh, đĩa đệm khô dần sẽ dẫn đến các bệnh lý đau phần cột sống.

🔶 Biểu hiện của đau cột sống

Biểu hiện đau cột sống

Bệnh nhân cảm thấy những cơn đau nhói, tức hay nhức ở các vị trí dọc cột sống như cổ, lưng, đau cột sống vùng thắt lưng, xương cùng.

Các trường hợp đau cột sống do bệnh lý có thể xuất hiện đoạn xương sống bị gồ lên, nhìn và sờ thấy được.

Cơn đau đột ngột xuất hiện ở xương cùng khi nâng nhấc vật nặng. Đau lưng có thể kèm theo đau một bên đùi, tê và đau yếu bàn chân.

🔸 Đau cột sống lưng vì bị thoái hóa

Các cơn đau sẽ xuất hiện tại sụn và dưới sụn gây ra những cơn đau dai dẳng. Cơn đau có dấu hiệu tăng lên khi vận động, làm việc, thay đổi tư thế,…

Ngoài ra người bệnh sẽ còn bị biến dạng dáng đi, cong vẹo cột sống và nhức khớp.

🔸 Viêm cột sống dính khớp

Là tình trạng khớp trục như cột sống, khớp chậu bị cứng và dính khớp, biểu hiện là đau âm ỉ phần thắt lưng và mông.

Các triệu chứng đau sẽ tăng về đêm và sáng sớm, nếu để duy trì lâu sẽ làm mất khả năng cử động vùng cột sống thắt lưng. Khối cơ chung của thắt lưng sẽ bị teo, cột sống mất đi đường cong sinh lý.

Người bệnh thường có xu hướng ngồi sai tư thế để bớt cơn đau, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những chứng bệnh nguy hiểm khác.

🔸 Đau cột sống do thoát vị đĩa đệm

Bệnh biểu hiện ở các cơn đau nhức, tê cứng lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân.

Trường hợp khác đối với cột sống cổ đó là cơn tê nhức lan từ vùng cổ, gáy xuống cánh tay và bàn tay.

🔶 Cách điều trị đau cột sống

Biện pháp chữa trị đau cột sống

Không nên chủ quan khi bị đau cột sống

PGS. TS Lê Minh Hà khẳng định: Đau cột sống là bệnh gặp phải do nhiều nguyên nhân. Muốn chữa khỏi bệnh, phải điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Có thể có cách điều trị đau cột sống bằng đông y, tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng điều trị ngoại khoa với những trường hợp bệnh cấp hoặc bán cấp.

🔸 Điều trị nội khoa

Đau cột sống gây khó chịu

Có nhiều biện pháp chữa đau cột sống

  • Thuốc chống viêm không steroid: paracetamol kết hợp với codein hoặc piroxicam, meloxicam.
  • Thuốc giãn cơ: tolperisone hoặc tolperisone
  • Nếu đau cột sống có nguồn gốc thần kinh thì dùng thuốc gabapentin hoặc gabapentin
  • Nếu đau cột sống lưng mãn tính, dùng thuốc chống trầm cảm/chống lo âu: tricyclic antidepressant hoặc gabapentin

Lưu ý: Thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyêt đối không được tự ý dùng thuốc.

Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà:

Bệnh nhân nên nằm nghỉ trên giường nệm phẳng, vận động nhẹ nhàng, từ từ; có thể đeo đai vùng cột sống để hỗ trợ. Điều chỉnh lối sống và thói quen làm việc để tránh bệnh tái phát. Nên sử dụng thuốc ở liều thấp nhất để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

🔸 Điều trị bằng đông y

Bài thuốc 1:

  • Bưởi – 2 quả
  • Chanh – 1 kg
  • Ngải cứu khô – 200 g
  • Đường phèn – 200 g
  • Rượu trắng – 2 lít

Chanh thái miếng bỏ hạt phơi khô. Đem tất cả các nguyên liệu đã có đem sao vàng, hạ thổ

Ngâm rượu và đường phèn trong 2 tuần

Sau đó, mỗi ngày uống một chén nhỏ. Cơn đau cột sống sẻ giảm dần.

Bài thuốc 2:

  • Chế phụ tử, xích thược, đương quy, quế chi, tần giao, kỳ xà, – mỗi loại 9gr
  • Uy linh tiên - 15 gr
  • Sinh địa - 50 gr
  • Tàm sa - 30 gr

Sắc tất cả các vị thuốc với 1,5 lít nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn một bát nước thì uống được.

Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà:

Bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, chế độ tập thể dục điều độ. Để đạt kết quả tốt trong điều trị nên kết hợp với châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

🔸 Điều trị ngoại khoa

Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật khi đau thắt lưng cột sống do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống cấp độ nặng, có biểu hiện ép rễ thần kinh dễ gây ra teo cơ, rối loạn cảm giác,...

🔶 Phòng bệnh đau cột sống

Để tránh đau cột sống thắt lưng và bệnh không tái phát, bệnh nhân nên có tư thế ngồi làm việc thẳng lưng, không mang vác vật nặng quá sức, tốt nhất là bơi hàng tuần, tập luyện các động tác chắc khỏe cơ và tốt cho cột sống.

Ngoài ra, cũng cần để ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và canxi như rau củ quả, trái cây, cá, hải sản, trứng, sữa....Hạn chế tuyệt đối thức ăn nhanh, chất béo có cholesterol và đồ uống có cồn.

Đau cột sống gây bất tiện cho sinh hoạt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình làm việc, phát triển bản thân. Nếu có dấu hiệu đau cột sống, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh kịp thời và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết