Giảm đau nhức xương khớp tại nhà an toàn, dễ thực hiện

Giảm đau nhức xương khớp tại nhà an toàn, dễ thực hiện


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết một số mẹo làm giảm đau nhức xương khớp tại nhà, không gây tác dụng phụ nhé.

Mẹo chữa đau nhức xương khớp nhanh

Trị liệu nóng lạnh

Trị liệu nóng và lạnh là hai phương pháp điều trị khác nhau nhưng đều mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm đau xương khớp.

Liệu pháp nhiệt nóng giúp tăng cường lưu thông máu, các chất trung gian gây đau như bradykinin, prostaglandin được hấp thu nhanh chóng, từ đó làm dịu các khớp bị cứng, các cơ bị đau. Còn liệu pháp nhiệt lạnh lại làm chậm sự lưu thông, giúp giảm sưng và tê.

Người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng hai phương pháp này xen kẽ với nhau, nhưng cần lưu ý theo dõi cẩn thận để tránh bị bỏng nhiệt và ngừng sử dụng ngay nếu xảy ra chấn thương.

Trị liệu nóng và lạnh đều mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm đau xương khớp (Ảnh minh họa)

Trị liệu nóng và lạnh đều mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm đau xương khớp (Ảnh minh họa)

Liệu pháp nhiệt nóng gồm :

  • Bắt đầu ngày mới bằng cách tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen để giảm bớt cứng khớp;
  • Sử dụng sáp parafin ấm để giảm đau khớp;
  • Đặt một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng vào các khớp bị đau.

Liệu pháp nhiệt lạnh gồm :

  • Bọc một túi nước đá trong một chiếc khăn và áp nó vào vùng khớp bị đau;
  • Ngâm các khớp bị đau trong nước đá;
  • Sử dụng túi chườm lạnh;

Lưu ý:

  • Nếu bạn lần đầu cảm thấy đau nhức, có thể áp dụng liệu pháp nhiệt lạnh khoảng 15 phút mỗi giờ. Nhưng ngày hôm sau chỉ nên áp dụng 4-5 lần và cũng không quá 15 phút/lần.
  • Phương pháp nhiệt nóng chống chỉ định với các vết đau, sưng viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da.

Massage

Theo Tổ chức viêm khớp, thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp có thể giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp.

Các chuyên gia cho rằng, massage giúp làm giảm sản xuất hormone cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến đau. Cùng với đó, việc xoa bóp cũng làm tăng mức serotonin, giúp người bệnh giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng.

Thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp có thể giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp (Ảnh minh họa)

Thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp có thể giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số phương pháp massage đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà:

Xoa mặt và đầu

Chuẩn bị: Xoa nhanh và mạnh hai bàn tay vào nhau để lòng bàn tay nóng lên.

Ngửa đầu về sau, đặt hai tay dưới cằm, áp vào mặt. Sau đó xoa mặt từ dưới lên đỉnh đầu, xuống hai bên cổ và áp lại vào cằm. Lúc xoa đầu đồng thời ngửa ra phía gáy. Tiếp tục động tác này từ 10 đến 20 lần.

Xoa vai tới ngực

Úp bàn tay lại rồi vòng tay qua vai đối diện (tay phải vòng qua vai trái hoặc ngược lại). Khi các ngón tay chạm tới huyệt đại thùy thì thẳng các ngón tay ra rồi đi lần lần từ ngoài vai tới trong cổ. Mỗi vùng xoa từ 10 đến 20 lần.

Huyệt đại chuỳ là huyệt ở dưới gai đốt sống cổ thứ 7. Để xác định đốt cổ 7: Ngồi hơi cúi đầu, quay cổ qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay chính là đốt cổ 7.

Vị trí huyệt đại chùy

Vị trí huyệt đại chùy

Xoa bóp chi trên

Đầu tiên, úp bàn tay, lấy tay còn lại xoa bóp từ vùng ngoài vai đến cánh tay, cẳng tay, bàn tay. Sau đó ngửa tay, tiếp tục xoa từ phía bàn tay ngược lên cẳng tay, cánh tay, vai. Thực hiện lần lượt mỗi bên tay 10 tới 20 lần.

Xoa bóp chi dưới 

Động tác: Để hai tay lên một bên đùi, xoa từ trên xuống dưới đùi trước, cẳng chân tới mắt cá. Giơ cao chân dần dần trong lúc xoa. Sau đó hai tay vòng ra phía sau cổ chân, tiếp túc xoa từ phía sau lên đùi, chân từ từ hạ xuống. Đến đây, tay trong vòng lên phía đùi trước, tay ngoài vòng ra phía sau, xoa vùng mông rồi vòng lên phía trên cùng với tay trong. Tiếp tục xoa như vậy 10 đến 20 lần rồi đổi sang chân tiếp theo.

Xoa bàn chân

Xoa lòng bàn chân: Chạm hai lòng bàn chân vào nhau rồi xoa mạnh khoảng 10 đến 20 lần.

Xoa phía trong bàn chân:

  1. Phía trong bàn chân bên này chạm vào phía trong bàn chân bên kia rồi chà xát vào nhau khoảng 10 đến 20 lần.
  2. Phía ngoài bàn chân bên này đặt lên mu bàn chân bên kia rồi chà tới chà lui 10 đến 20 lần. Sau đó đổi chân.

Bấm huyệt dũng tuyền: Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.

Vị trí huyệt dũng tuyền

Vị trí huyệt dũng tuyền

Xoa bóp vai gáy

Đầu tiên, chà xát vùng sau cổ bằng lòng bàn tay cho ấm nóng lên. Sau đó dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ và vai. Lưu ý: Khi xoa bóp thì ngón cái để ở một bên, các ngón tay còn lại thì bóp nắn nhẹ nhàng, đến khi vùng cổ và vai hơi ửng đỏ lên là được.

Nếu có điểm đau trên vai gáy: Dùng ngón tay day vào chỗ đau khoảng 1 phút. Nếu cơ ở quanh bả vai bị co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ. Mỗi lần xoa bóp khoảng 10-15 phút.

Tập vận động khớp cổ ở tư thế ngồi: Quay cổ qua lại, nghiêng sang hai bên trái phải, rồi cúi ngửa cổ ra trước - sau. Thực hiện mỗi động tác 3 đến 5 lần một cách nhẹ nhàng.

Xoa bóp vai gáy giúp giảm đau khớp vùng này (Ảnh minh họa)

Xoa bóp vai gáy giúp giảm đau khớp vùng này (Ảnh minh họa)

Xoa bóp lưng

Xoa lưng: Đầu tiên xoa vùng lưng cho nóng lên. Sau đó dùng gốc bàn tay cùng mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn lên chỗ đau. Tiếp tục dùng bàn tay chà xát mạnh vùng lưng, xát ngang dọc, hai tay ngược chiều nhau. Mỗi động tác xoa xát thực hiện 2 phút.

Day vùng lưng đau hoặc nhiều thịt:

  • Dùng sức của gốc bàn tay, mô ngón tay út và ngón tay cái ấn xuống da, di động theo đường tròn. Sau đó đấm 2 bên thắt lưng 3 lần.
  • Lăn: Dùng mô ngón tay út cùng 4 ngón tay lăn dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống xuống hông trong thời gian 2-3 phút, sau đó lăn tiếp từ hông xuống chân.
  • Dùng cả hai bàn tay, ngón cái và các ngón khác bóp vào cơ lưng, trọng tâm nơi bị co cứng.

Nguyên tắc là làm nhẹ nhàng, tăng dần mức độ. Thời gian thực hiện xoa bóp lưng khoảng 20 phút.

Lưu ý: Việc xoa bóp lưng cần có sự trợ giúp từ người khác, còn các bài xoa bóp phía trên bạn có thể tự thực hiện được nhé!

Ngâm chân bằng gừng và muối

Nếu bạn bị đau nhức xương khớp vào mùa đông, bạn có thể ngâm chân với gừng và muối. Phương pháp này giúp thư giãn các cơ, khớp giúp giảm đau nhức khớp chân rất hiệu quả.

Cách làm như sau: Gừng rửa sạch, thái lát rồi đem đun cùng 2 lít nước đến khi sôi. Sau đó vặn lửa nhỏ đun thêm 15 phút nữa. Cuối cùng pha thêm với nước ấm rồi ngâm chân khoảng 15 tới 20 phút mỗi lần vào buổi sáng và tối.

Ngâm chân với gừng và muối giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa)

Ngâm chân với gừng và muối giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa)

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là phương pháp rất tốt giúp giảm đau xương khớp, nhất là với trường hợp bị đau khớp do nguyên nhân cơ học như đau dây chằng hoặc sụn. Đặc biệt là những người bị viêm khớp mãn tính, trong nhiều trường hợp nghỉ ngơi còn có thể đẩy lui cơn bệnh.

Tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ có thể ảnh hưởng tới chức năng vận động và gây ra những thương tật thứ cấp, vì thế người bệnh vẫn nên di chuyển nhẹ nhàng để tránh co rút các khớp.

Sử dụng thuốc tây

Khi bị đau nhức xương khớp, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm như Paracetamol, Korulac, Novocain hoặc Vitamin B12. Khi sử dụng thuốc tây, cần dùng kèm với các loại thuốc khác để tránh tổn thương cho thận và dạ dày.

Ưu điểm của việc dùng thuốc là hiệu quả nhanh, tiện lợi.

Nhược điểm là thời gian tác dụng của thuốc không lâu. Thuốc gây ra rất nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, như: làm viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy; các tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.

Vì thế, việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của y bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc điều trị đau nhức xương khớp có thể gây ra một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, gan và thận (Ảnh minh họa)

Thuốc điều trị đau nhức xương khớp có thể gây ra một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, gan và thận (Ảnh minh họa)

Cách làm giảm đau nhức xương khớp lâu dài

Bài tập giúp giảm đau nhức xương khớp

Thực hiện các bài tập đặc trị, tốt cho xương khớp giúp mang lại hiệu quả lâu dài hơn dùng thuốc và hầu như không có tác dụng phụ.

Bài tập đứng tay đơn kéo chân. Đứng rộng chân hơn vai, cong đầu gối phải rồi đưa dần dần lòng bàn chân về phía mông. Giữ chân phải bằng tay phải, đưa gót chân càng gần mông càng tốt. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi sang chân trái. Nên tập tư thế này 3 lần mỗi ngày.

Cách làm giảm đau nhức xương khớp

Bài tập đứng tay đơn kéo chân

Bài tập ngồi nâng chân đơn. Ngồi để hai chân cong 90 độ trên ghế. Từ từ nâng chân phải cho tới khi song song sàn nhà. Giữ tư thế này trong 30 giây rồi lặp lại với chân trái. Nên tập tư thế này mỗi ngày khoảng 2 đợt, mỗi đợt 10 lần.

Cách làm giảm đau nhức xương khớp

Bài tập ngồi nâng chân đơn

Bài tập gập gối. Gập cho gối trái sát vào cơ thể. Nâng vai và cổ lên rồi từ từ ép sát cằm vào đầu gối trái. Giữ tư thế này trong vòng 15 giây rồi chuyển sang chân phải.

Cách làm giảm đau nhức xương khớp

Bài tập gập gối

Bài tập lưng mèo. Nằm xuống nền nhà rồi chống hai gối 90 độ so với sàn, giữ cánh tay thẳng, bàn tay chống xuống sàn. Đẩy lưng cho cong lên trên, gập sát đầu cổ vào thân trong 10 giây. Tiếp tục ép bụng xuống dưới, ngửa cổ lên trời trong 10 giây. Sau đó thì ta trở về tư thế đầu tiên và lặp lại 10 lần.

Cách làm giảm đau nhức xương khớp 

Bài tập lưng mèo

Yoga

Nhiều người nghĩ rằng yoga liên quan đến việc bạn phải "xoắn" cơ thể, sẽ làm các cơn đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên không phải như vậy, yoga được cho là an toàn và mang lại hiệu quả với những người bị viêm xương khớp. Bởi các động tác nhẹ nhàng của yoga giúp xây dựng sức mạnh và sự linh hoạt của khớp xương, từ đó làm giảm đau khớp và cứng khớp.

Để tập yoga đúng cách, bạn nên tới các lớp học có giáo viên hoặc tìm một huấn luyện viên riêng cho mình, nhờ họ hướng dẫn tập các bài tập tốt cho xương khớp.

Có nhiều động tác yoga giúp giảm đau xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa)

Có nhiều động tác yoga giúp giảm đau xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa)

Duy trì hoạt động

Hoạt động thể chất phù hợp là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Các bộ môn thích hợp với bệnh nhân viêm xương khớp là bơi lội, aerobic, đi bộ.

Tuy nhiên, nếu bạn đang trải qua đợt bùng phát bệnh, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau dịu bớt.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy, nạng, nẹp, nệm giày giúp phân phối lại trọng lượng cơ thể, giảm tải áp lực lên các khớp, từ đó cũng giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Gậy đi bộ tốt cho bệnh nhân bị đau nhức khớp gối (Ảnh minh họa)

Gậy đi bộ tốt cho bệnh nhân bị đau nhức khớp gối (Ảnh minh họa)

Có chế độ ăn uống cân bằng

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số chất dinh dưỡng có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp. Đó là các thực phẩm giàu vitamin C, axit béo omega-3, canxi và vitamin D, magie, vitamin K, các chất chống oxy hóa.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, bạn nên chú trọng và các loại thực phẩm lành mạnh và chỉ cần ăn uống cân bằng giữa các nhóm thức ăn là bạn đã có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Giảm cân

Thừa cân sẽ khiến các khớp (như khớp đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân, bàn chân) phải chịu nhiều áp lực hơn, dẫn tới các triệu chứng đau xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu bạn đang thừa cân thì hãy tìm cách giảm cân lành mạnh và duy trì cân nặng thích hợp.

Để xem mình có thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng không, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể). Cách tính chỉ số BMI như sau:

Thừa cân sẽ khiến các khớp (như khớp đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân, bàn chân) phải chịu nhiều áp lực

Thừa cân sẽ khiến các khớp (như khớp đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân, bàn chân) phải chịu nhiều áp lực

Thừa cân sẽ khiến các khớp (như khớp đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân, bàn chân) phải chịu nhiều áp lực

Thừa cân sẽ khiến các khớp (như khớp đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân, bàn chân) phải chịu nhiều áp lực

Xây dựng giấc ngủ chất lượng

Một giấc ngủ ngon, chất lượng sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau nhức, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Để ngủ ngon hơn, bạn có thể thực hiện theo một số mẹo nhỏ sau:

  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối;
  • Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ thích hợp, thông gió;
  • Không xem tivi hay đọc sách trên giường. Nên làm những việc này ở bàn hoặc một phòng khác;
  • Chọn quần áo ngủ bằng vải cotton, rộng rãi, thoáng mát, thoải mái;

Nếu cảm thấy không thoải mái vì các cơn đau khớp, bạn có thể thử sử dụng gối kê bên dưới để giảm áp lực cho các khớp bị đau.

Nếu thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Một giấc ngủ ngon, chất lượng sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau nhức, giảm căng thẳng, mệt mỏi (Ảnh minh họa)

Một giấc ngủ ngon, chất lượng sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau nhức, giảm căng thẳng, mệt mỏi (Ảnh minh họa)

Sống tích cực

Tinh thần của bạn ảnh hưởng rất lớn tới bệnh tình của bạn. Vì thế, hãy cố gắng sống tích cực và giữ tinh thần lạc quan.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần cố gắng làm một vài việc mà mình thích, như nghe nhạc, đọc sách, dành thời gian cho bạn bè,... Hãy tập trung vào khả năng của bản thân hơn là chỉ chú ý và suy nghĩ quá nhiều về bệnh tật.

Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, dùng rất tốt cho các đối tượng:

  • Bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
  • Bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay.

Khương Thảo Đan có chứa thành phần KGA1, được Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chuyển giao công nghệ chiết xuất.

KGA1 là một chất được chiết xuất từ cây Địa liền, có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Khi so sánh tác dụng của KGA1 với hai chất chống viêm, giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lí xương khớp thì thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng tốt hơn. Ngoài KGA1, sản phẩm còn chứa bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh cùng Collagen túyp II không biến tính, hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp hiệu quả.

Ưu điểm của Khương Thảo Đan là chiết xuất 100% từ dược liệu thiên nhiên, không gây tác dụng phụ như các loại thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs. Có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem:  TẠI ĐÂY

Khi nào đau nhức xương khớp cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp bất kì triệu chứng nào sau đây trong 3 ngày trở lên:

  • Đau, sưng hoặc cứng ở một hay nhiều khớp;
  • Khớp bị đỏ và vùng da xung quanh trở nên ấm;
  • Khó di chuyển khớp hoặc khó thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Nếu bạn bị đau nhức xương khớp do chấn thương, hãy lập tức tới bệnh viện.

Tổng kết

Đau nhức xương khớp là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Có các biện pháp khắc phục tình trạng này tại nhà, như xoa bóp, sử dụng nhiệt trị liệu, ngâm chân,.v.v. Tuy nhiên nếu tình trạng không thuyên giảm sau một thời gian, bạn nên sớm tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Vì rất có thể đây là triệu chứng cảnh báo của một căn bệnh xương khớp nào đó.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết