Đầu gối là khớp lớn nhất trong cơ thể, cũng là một trong những khớp có cấu trúc phức tạp và dễ bị tổn thương. Trong đó sưng đầu gối là tình trạng phổ biến mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Triệu chứng này có thể tiến triển đột ngột hoặc từ từ, nhẹ hoặc nặng và làm hạn chế khả năng vận động của chân, dẫn tới đi lại rất khó khăn. Vậy khớp gối sưng đau điều trị như thế nào? Nguyên nhân đầu gối tự nhiên bị sưng đau là do đâu? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Tìm hiểu về tình trạng sưng đau đầu gối
Sưng đầu gối là bệnh gì?
Sưng ở đầu gối là tình trạng khớp gối bị sưng đau, to lên bất thường, đi kèm với đó sẽ là những cơn đau xuất hiện khi di chuyển hoặc khi dùng tay ấn vào. Thực tế, đầu gối có một bao khớp, như cái túi bao quanh toàn bộ khớp. Bao có chứa chất lỏng hoạt dịch giúp nuôi dưỡng và bôi trơn khớp để khớp có thể di chuyển trơn tru (bao hoạt dịch khớp gối).
Sưng ở khớp gối xảy ra khi chất lỏng trở dư thừa tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối, làm tràn dịch khớp gối.
Hình ảnh đau và sưng ở khớp gối
Bên cạnh đó sưng đau khớp gối do gặp phải chấn thương gây chảy máu khớp, làm xuất hiện các vết bầm có sưng nề, đau, tiến triển nhanh trong vài giờ sau chấn thương.
Quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vùng da ở xung quanh khớp gối có màu đỏ, tím và sưng lên. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo trước về một ảnh hưởng không nhỏ đối với cơ xương khớp.
Dấu hiệu nhận biết sưng đầu gối
Thông thường, sưng ở khớp gối có thể tiến triển nhanh, chậm, đầu gối bị sưng nhưng không đau hoặc xảy ra đột ngột mà không bị chấn thương nào hết. Do đó, để giúp người bệnh kịp thời phát hiện, dưới đây là những dấu hiệu điển hình cần chú ý:
Xuất hiện sưng, đau khớp gối: Khớp gối sưng to bất thường, ấn tay vào cảm thấy có nước bên trong. Cơn đau tăng lên khi vận động đi lại, chạm tay vào vùng bị sưng cũng thấy đau. Nếu nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với phần khớp bị sưng hoặc chườm lạnh thì tình trạng sưng đau sẽ giảm bớt.
Đầu gối xuất hiện màu: Quan sát bằng mắt thường ta có thể thấy đầu gối chuyển sang màu đỏ hoặc tím khác biệt so với những vùng da còn lại.
Cứng khớp, vận động khó khăn: người bệnh khó di chuyển, những động tác đơn giản như gập khớp gối hay duỗi thẳng chân được thực hiện rất khó khăn do khớp bị co cứng.
Đầu gối có biểu hiện sưng nhẹ, không đau không gặp phải chấn thương nào. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn.
Nguyên nhân gây sưng khớp gối
Tình trạng đau sưng đầu gối, tràn dịch khớp gối khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gây nhiều đau đớn. Sưng tấy mãn tính hoặc kéo dài có thể dẫn đến tổn thương mô khớp, thoái hóa sụn và làm mềm xương. Do đó việc muốn xác định được nguyên nhân rõ ràng để có thể điều trị các triệu chứng và giảm biến chứng xảy ra cho tương lai là rất quan trọng.
Chấn thương đầu gối
Chấn thương trong quá trình vận động hoặc chơi thể thao xương, do dây chằng, gân, bao hoạt dịch hoặc sụn khớp có thể gây tổn hại đến cấu trúc khớp hoặc phần mềm quanh khớp khiến khớp bị đau và sưng. Chấn thương nghiêm trọng có thể khiến máu tràn vào khớp gối, dẫn đến sưng, nóng, cứng và bầm tím đáng kể.
Chơi thể thao có thể dẫn tới chấn thương ở đầu gối
Viêm xương khớp đầu gối
Viêm xương khớp khiến khớp gối dần bị hao mòn. Nếu viêm khớp do phải làm việc quá sức hoặc bị va đập thì khớp sẽ bị kích thích và phản ứng bằng cách sản xuất thêm chất lỏng hoạt dịch để cố gắng bảo vệ và tự chữa lành khớp. Điều này dẫn đến đầu gối bị sưng và đau nhiều hơn.
Sưng ở đầu gối do viêm xương khớp thường ở mức độ nhẹ đến trung bình. Khi tình trạng sưng tấy nghiêm trọng, nguyên nhân có thể là do một vấn đề khác.
Viêm bao hoạt dịch
Khi bao hoạt dịch đầu gối bị viêm có thể làm tích tụ chất lỏng dư thừa, gây sưng tấy và tràn dịch khớp gối. Đầu khớp gối sưng tấy nhưng có cảm giác mềm và không đau. Các loại viêm bao hoạt dịch đầu gối phổ biến nhất là viêm bao hoạt dịch trước xương bánh chè và viêm bao hoạt dịch pes anserine.
Hình ảnh viêm bao hoạt dịch ở khớp gối
Bệnh gút
Bệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric cao (được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể) khiến các tinh thể urat tích tụ trong khớp dẫn đến đau dữ dội, sưng và đỏ.
Mặc dù bệnh gút thường xuất hiện ở phần đầu ngón chân cái nhưng nó có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trên toàn cơ thể, bao gồm đầu gối, cổ tay và ngón tay.
Nhiễm trùng
Có lẽ nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây sưng tại đầu gối là nhiễm trùng khớp gối. Khi sự nhiễm trùng xâm nhập vào khớp gối, đầu gối sẽ nhanh chóng trở nên sưng tấy, đỏ và nóng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây sốt và run rẩy.
Bên cạnh đó, nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đường hô hấp cũng có thể xâm nhập vào máu và vào khớp.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng tới lớp niêm mạc của khớp, dẫn tới tình trạng đầu gối sưng đau, cứng khớp, nhức và đỏ. Đồng thời, đầu gối có thể có cảm giác “xốp” khi ấn vào.
Béo phì
Khi trọng lượng cơ thể lớn, khiến sức nặng chèn ép lên khớp gối gây ra áp lực không hề nhỏ. Tình trạng này khiến khớp gối hoạt động kém hiệu quả, nhanh bị bào mòn và bị tổn thương, gây ra hiện tượng sưng, đau khớp.
Điều trị sưng đầu gối hiệu quả
Để điều trị đầu gối bị sưng hiệu quả có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên còn phải phụ thuốc vào nguyên nhân bị sưng khớp gối do chấn thương hay do mắc bệnh lý. Vậy sưng đầu gối nên làm gì? Dưới đây là những phương pháp mà người bệnh có thể áp dụng
Điều trị tại nhà
Phương pháp này phù hợp đối với những trường hợp bị sưng đau đầu gối do gặp phải chấn thương nhẹ nhằm giảm nhanh các triệu chứng đau, sưng khớp.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi sẽ giúp khớp có thời gian được phục hồi và tái tạo lại sụn. Tránh chơi thể thao và các hoạt động khác trong 24 giờ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải nằm yên một chỗ, bất động mà nên cố gắng uốn cong và duỗi thẳng đầu gối một cách nhẹ nhàng nhiều lần trong ngày để duy trì phạm vi chuyển động.
Chườm đá
Đây là một phương pháp điều trị dễ dàng và hiệu quả cho tình trạng sưng tấy ở đầu gối. Cách này có thể làm cho các mạch máu gần đó co lại, giảm lưu lượng máu và viêm. Đồng thời làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp ở đầu gối. Nên chườm lạnh lên đầu gối không quá 20 phút mỗi lần và nên thực hiện nhiều lần trong ngày.
Chườm đá có thể giảm sưng và viêm
Lưu ý: Không nên chườm đá trực tiếp lên da mà hãy đặt khăn hoặc vật liệu khác giữa túi nước đá và da. Liệu pháp chườm lạnh có thể không phù hợp với những người mắc Hội chứng Raynaud hoặc tổn thương thần kinh.
Nẹp đầu gối
Người bệnh sử dụng băng đàn hồi để quấn, nén khớp bị ảnh hưởng nhằm hạn chế hoặc giảm sưng ở đầu gối.
Thông thường nên sử dụng băng rộng từ 7 đến 10cm. Nên nới lỏng hoặc quấn lại băng nếu quá chật (vì có thể làm tăng sưng tấy cũng như tê, ngứa ran, đau nhiều hơn).
Nâng cao đầu gối
Nâng cao chân bị ảnh hưởng có thể giúp giảm lưu lượng máu đến đầu gối từ đó làm giúp giảm viêm, sưng và khó chịu.Tốt nhất là nên để chân bị ảnh hưởng được nâng cao hơn tim.
Sử dụng phương pháp điều trị thay thế
Những phương pháp điều trị thay thế mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm châm cứu, các loại kem bôi,… sẽ mang tới tác dụng giảm đau nhức và sưng khớp hiệu quả.
Đồng thời nên bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ xương khớp, điển hình như Khương Thảo Đan Gold. Sản phẩm với công dụng hỗ trợ làm trơn, phục hồi sụn khớp, giảm đau và viêm khi bị sưng khớp gối rất là hiệu quả. Khương Thảo Đan Gold hiện nay đang có mặt trên tất cả nhà thuốc ở Việt nam và đã mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh.
Ngoài ra, đối với những người mắc bệnh béo phì nên thực hiện giảm cân để làm giảm sức nặng cơ thể lên xương khớp và ngăn ngừa hỗ trợ điều trị sưng đau khớp gối hiệu quả. Đồng thời người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường chức năng của khớp và giảm đau hiệu quả.
Dùng thuốc không kê đơn
Mặc dù không phải lúc nào cũng cần thiết nhưng thuốc không kê đơn có thể được sử dụng để giảm sưng đau đầu gối và các cơn đau liên quan.
Thuốc NSAID có thể làm giảm cả đau và sưng
Các tùy chọn thường được đề xuất bao gồm:
Thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID, bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể làm giảm cả đau và sưng.
Acetaminophen (Tylenol), sẽ không làm giảm sưng nhưng có thể giảm đau.
Thuốc salicylate bôi tại chỗ dùng để bôi trực tiếp lên vùng da trên đầu gối bị ảnh hưởng và có thể làm giảm đau và sưng tấy. Thuốc salicylate bôi tại chỗ cung cấp một lượng nhỏ thuốc chống viêm có tính chất hóa học tương tự như aspirin. Những loại thuốc này thường được khuyên dùng cho chứng đau khớp do viêm khớp. Không sử dụng thuốc bôi trên da bị cắt hoặc nứt hoặc da bị nhiễm trùng hoặc phát ban.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được xem là biện pháp sau cùng nếu như những phương pháp nêu trên không mang lại hiệu quả. Tùy theo tính chất của tổn thương ở khớp bác sĩ có thể sẽ tư vấn người bệnh sử dụng dạng phẫu thuật nào phù hợp nhất.
Kết luận: Cuối cùng người bị sưng khớp gối nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình nhất.
Khớp gối là một khớp có vai trò rất quan trọng đối với quá trình vận động của cơ thể, một khi bị sưng đầu gối sẽ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà việc sinh hoạt hàng ngày cũng gặp phải nhiều khó khăn. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu đau sưng khớp gối cần phải tới bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận