[Giải đáp] Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?

[Giải đáp] Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đạp xe là bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị thoái thoái khớp gối có nên đạp xe không? Đối tượng này phải luyện tập như thế nào để mang lại hiệu quả và không gây chấn thương? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Dap-xe-khi-thoai-hoa-khop-goi

Thoái hoá khớp gối có nên đạp xe

Lợi ích của việc đạp xe

Đạp xe là môn thể dục lành mạnh, phù hợp với mọi lứa tuổi và mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, bao gồm: 

Rèn luyện cơ bắp: Đạp xe tác động vào nhiều nhóm cơ trong cơ thể, tăng cường sức mạnh và độ bền bỉ của xương khớp. Đặc biệt, những tác động này thường ít gây căng thẳng và chấn thương hơn hầu hết các hình thức luyện tập thể thao khác. 

Ngăn ngừa bệnh tật: Đạp xe kích thích quá trình lưu thông máu và trao đổi chất, làm chậm sự thoái hóa của xương khớp cũng như các cơ quan khác. Đây là phương pháp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm như: viêm khớp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư… 

Cải thiện tinh thần: Đạp xe kích thích cơ thể sản sinh endorphin tự nhiên, giảm bớt căng thẳng, lo lắng và những suy nghĩ tiêu cực, tăng cường trí nhớ, sự tập trung, cải thiện giấc ngủ. 

Duy trì cân nặng hợp lý: Đạp xe hàng ngày với cường độ phù hợp giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa bệnh béo phì. 

Dễ tập luyện: Đạp xe là phương pháp luyện tập đơn giản, phù hợp với cả những người mới bắt đầu. Bạn có thể đạp xe với cường độ thấp sau khi chấn thương, phẫu thuật và tăng dần theo thời gian. 

Bảo vệ môi trường: Đạp xe là phương thức di chuyển tiện lợi, làm giảm lượng khí thải carbon vào môi trường. 

Dap-xe-bao-ve-moi-truong

Sử dụng xe đạp thay cho những phương tiện giao thông khác là một cách bảo vệ môi trường hiệu quả.

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?

Đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Cơn đau thường tập trung ở đầu gối, có thể lan lên đùi, hông hoặc lan xuống cẳng chân, bàn chân và các đầu ngón chân. Đặc biệt, người bệnh thường cảm thấy đau hơn khi vận động và giảm dần lúc nghỉ ngơi. Do đó, nhiều người cho rằng đạp xe có thể khiến tình trạng thoái hóa khớp gối trở nên tồi tệ hơn. Trên thực tế, theo nghiên cứu, đạp xe đúng cách là một hình thức luyện tập phù hợp cho những đối tượng trên, mang lại nhiều tác dụng, bao gồm:

  • Giảm đau: Đạp xe kích thích sản sinh endorphin tự nhiên trong cơ thể. Hoạt chất này có khả năng xoa dịu đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối: Đạp xe thúc đẩy lưu thông máu và hấp thụ dưỡng chất khiến thoái hóa tại khớp gối diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, hình thức luyện tập này còn kích thích sản sinh chất nhờn bôi trơn, giúp khớp trở nên linh hoạt và nhanh chóng phục hồi những vị trí bị tổn thương.
  • Tăng khả năng vận động: Đạp xe thường xuyên giúp khớp gối và các cơ xung quanh luôn dẻo dai, tăng sức bền và khắc phục tình trạng co cứng. Từ đó, người bệnh dễ dàng hoạt động hơn.
  • Giảm áp lực ở khớp gối: Đạp xe làm giảm lượng cholesterol xấu tồn tại trong khớp gối, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế áp lực mạnh dồn nén vào vị trí này.

Do đó, người bị thoái hóa khớp gối nên đạp xe để cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, quá trình luyện tập được thực hiện như thế nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp:

  • Thoái hóa khớp gối nhẹ: Người bệnh có thể bắt đầu luyện tập ngay lập tức với cường độ và tần suất phù hợp tùy thuộc vào khả năng của bản thân.
  • Thoái hóa khớp gối có viêm: Bệnh nhân nên ưu tiên điều trị triệu chứng viêm, đến khi khỏi hẳn mới được tham gia bộ môn thể thao này.
  • Thoái hóa khớp gối kèm sưng tấy nặng hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn: Bệnh nhân cần thời gian điều trị và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của chuyên gia. Sau khi các triệu chứng đã được khắc phục, người bệnh đạp xe với cường độ thấp và tăng dần theo thời gian giúp cải thiện hoạt động ở khớp gối.

Tac-dung-cua-dap-xe

Đạp xe đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối.

Cách đạp xe đúng khi bị thoái hóa khớp gối

Chuẩn bị trước khi đạp xe

Hiện nay, có hai hình thức đạp xe phổ biến là đạp xe trong nhà và đạp xe ngoài trời. Tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân: 

1. Đạp xe trong nhà: Hình thức này đảm bảo an toàn cho người bị thoái hóa khớp gối nặng với khả năng giữ thăng bằng kém. Khi đạp xe trong nhà, người bệnh cần chuẩn bị một xe đạp cố định. Sản phẩm thường được thiết kế như xe đạp truyền thống, đặt trên một bệ cố định. Người bệnh nên chọn loại có tay cầm cao cho phép bạn ngồi thẳng hơn, không phải nghiêng người về phía trước, ít tác động vào cổ, lưng, đặc biệt là khi bạn bị thoái hóa cột sống. 

Dap-xe-trong-nha 

Xe đạp cố định vô cùng tiện lợi giúp bạn có thể luyện tập bất cứ lúc nào.

2. Đạp xe ngoài trời: Đạp xe ngoài trời giúp thay đổi không gian luyện tập, cải thiện tinh thần và tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể tốt hơn. Đầu tiên, người bệnh cần lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp với bản thân, giúp tối ưu phạm vi chuyển động của hông và đầu gối. Ngoài ra, dù lựa chọn bất kỳ hình thức luyện tập nào, bạn cần chuẩn bị thêm:

  • Giày thể thao chuyên dụng có kích thước vừa chân, thường làm bằng cao su với độ đàn hồi và lực ma sát cao.
  • Quần áo thể thao vừa vặn, ưu tiên chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi.
  • Một số phụ kiện khác như găng tay, mũ bảo hiểm, dụng cụ bảo hộ đầu gối, bình nước...

Trong quá trình đạp xe

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết, người bệnh cần thiết lập một lộ trình đạp xe phù hợp như sau: 

Bước 1: Bạn nên khởi động nhẹ nhàng để làm nóng các khớp xương trong khoảng 5 - 10 phút. 

Bước 2: Người bệnh bắt đầu đạp xe một cách chậm rãi trong 5 - 10 phút để cơ thể làm quen với bài tập. 

Bước 3: Tăng dần cường độ luyện tập sao cho phù hợp với thể lực của bản thân và không làm ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Bên cạnh đó, tư thế đạp xe đúng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng:

  • Bạn nên duy trì cột sống thẳng, hơi nghiêng người về phía trước, kéo bụng về phía lưng dưới, mở rộng thân và giữ cho phần ngực được nâng lên.
  • Khung chậu phải ở tư thế trung lập, hai chân di chuyển lên xuống từ khớp hông, đồng thời đầu gối gập và mở rộng.
  • Thở đều bằng bụng với khả năng sử dụng cơ hoành để đẩy nhanh không khí vào phổi. Cách này làm chậm nhịp thở, giảm tiêu hao năng lượng và tăng sức bền của cơ thể.

Thời gian và cường độ đạp xe phù hợp

Trong những ngày đầu tiên, người bệnh nên đạp xe 5 lần/tuần với 10 - 15 phút mỗi lần. Sau đó, người bệnh tăng dần thời gian luyện tập nhưng chú ý không nên quá 30 phút/lần. Thời điểm đạp xe thích hợp nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi chiều tối mát mẻ, sau bữa ăn 2 - 3 giờ đồng hồ.

Người bị thoái hóa khớp gối cần chú ý gì khi đạp xe?

Như đã nói ở trên, đạp xe là hình thức luyện tập mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, các tổn thương có thể trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bắt đầu để được hướng dẫn cách đạp xe và tần suất luyện tập phù hợp với bản thân.
  • Thực hiện đúng kỹ thuật và tư thế khi đạp xe để hạn chế tối đa các chấn thương.
  • Nếu có những dấu hiệu bất thường như đau nhức dữ dội hơn, sưng tấy ở đầu gối, người bệnh nên đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để khám và có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Bên cạnh đạp xe, người bệnh có thể kết hợp thực hiện một số bài tập kéo giãn làm tăng độ dẻo dai và sức bền của khớp gối.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp tạo điều kiện cho cơ xương khớp được thư giãn, phục hồi.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt là các hoạt chất tốt cho xương khớp như: canxi, vitamin D, acid béo omega-3…
  • Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, không tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối… vì chúng làm giảm chất lượng xương khớp.
  • Uống đủ lượng nước trong ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan - Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Ngoài việc luyện tập thể thao đúng cách, người bị thoái hóa khớp gối cần tìm sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp giảm đau, phục hồi khớp mà không mang lại tác dụng phụ trong thời gian dài sử dụng. Và sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trên, được chuyên gia và nhiều bệnh nhân tin dùng là viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Khuong-Thao-Dan

Viên xương khớp Khương Thảo Đan phù hợp với những đối tượng sau:

  • Người bị thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…
  • Người bị đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa, tê bì chân tay…

Bài viết trên cung cấp những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?” Mong rằng với những kiến thức này kèm theo hướng dẫn điều trị của chuyên viên y tế, bạn có thể tự tin hơn trong hành trình luyện tập khắc phục bệnh lý trên. Nếu muốn được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 để gặp các chuyên gia. 

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết