Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệu

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệu


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý về xương khớp đang ngày càng có nhiều người mắc phải và có xu hướng trẻ hóa. Căn bệnh này mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh này và dấu hiệu nhận biết là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống cổ 

Đốt sống cổ là một trong những bộ phận được đánh giá là quan trọng hàng đầu trong hệ xương khớp của cơ thể người. Đây là bộ phận trực tiếp chịu áp lực từ hoạt động sinh hoạt nên rất dễ bị tổn thương từ nhiều tác nhân khác nhau. Nếu vùng đốt sống bị tổn thương và không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời hoặc trị không dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. 

Theo các chuyên gia, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có tỷ lệ mắc tại Việt nam tương đối cao, chiếm khoảng 14% các căn bệnh liên quan đến thoái hóa. Bệnh thường phát triển từ việc khớp bị hư ở các diện đốt sống, đĩa đệm tới các bao hoạt dịch, dây chằng,... 

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý phổ biến

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý phổ biến

Biểu hiện chủ yếu của bệnh là gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động ở vùng cổ. Đáng nói, đây là bệnh lý mạn tính và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. 

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động vào đốt sống cổ gây nên hiện tượng thoái hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân chính được các chuyên gia xương khớp chỉ ra, bạn đọc có thể tham khảo: 

  • Hoạt động sai tư thế: khi duy trì một tư thế làm việc quá lâu, ít vận động hoặc phải cúi đầu, ngửa cổ quá nhiều, mang vác vật nặng,... có thể khiến cho vùng đốt sống cổ dễ bị tổn thương và thoái hóa. 

  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ mà không ai có thể tránh khỏi khi tuổi tác tăng cao. Những người có độ tuổi từ 40 - 50 tuổi thường có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao hơn, khi xương khớp bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, con số về tuổi tác này đang có xu hướng giảm dần và trẻ hóa bởi lối sống thiếu lành mạnh của nhiều bộ phận người trẻ hiện nay. 

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Nếu trong quá trình ăn uống bạn không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, kali, sắt,... hoặc thường xuyên dùng chất kích thích có thể khiến cho xương khớp nhanh chóng bị lão hóa hơn do thiếu chất dinh dưỡng. 

  • Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, những người có người thân là ông bà, cha mẹ từng có tiền sử bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. 

  • Do chấn thương: Trong quá trình làm việc, chơi thể thao, sinh hoạt,... nếu có chấn thương không được điều trị tận gốc có thể khiến cho đốt sống cổ bị thoái hóa. 

Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Việc xác định được nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ là rất quan trọng. Điều này phục vụ nhiều cho việc lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Tác động đúng căn nguyên gây bệnh sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng được các triệu chứng của bệnh, hạn chế biến chứng xuất hiện. 

Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ 

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ ở mỗi giai đoạn sẽ được thể hiện khác nhau. Thường chỉ khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn nặng, triệu chứng mới được biểu hiện rõ rệt. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh thoái hóa cột sống cổ: 

  • Hạn chế vận động vùng cổ: Hiện tượng đau nhức sẽ khiến cho việc cúi, gập, xoay người trở nên khó khăn hơn. Một số trường hợp còn có thể bị vẹo cổ tạm thời khi cố gắng vận động cổ. 

  • Đau nhức: Cảm giác đau nhức ở vùng cổ và các cơ xung quanh là dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ phổ biến. Các cơn đau sẽ dần lan rộng ra vùng vai gáy, sau tai,... làm ảnh hưởng đến việc vận động đầu - cổ. Để lâu có thể làm lan ra vùng thùy chẩm, rán, hai bả vai, cánh tay,... 

  • Chi trên mất cảm giác: Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh có thể làm cho vùng tay bị chèn ép, hạn chế khả năng vận động. Nhiều trường hợp bị yếu, liệt tay khi không được điều trị kịp thời. 

  • Cứng khớp cổ vào buổi sáng khi thức dậy: Sau một đêm ngủ dậy vùng cổ của người bệnh thường bị cứng, đau nhức và ê ẩm khiến cho việc quay đầu sang bên trái, bên phải trở nên khó khăn. 

Nếu bạn đang có một trong các triệu chứng nêu trên, dù ở mức độ nặng hay nhẹ tuyệt đối đều không được chủ quan. Việc cần làm là đến ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán và kết luận về bệnh để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng xuất hiện nếu đúng là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. 

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không là câu hỏi mà có lẽ ai khi có những dấu hiệu cho thấy mắc bệnh này đều băn khoăn. Thực tế, căn bệnh này không làm ảnh hưởng tới tính mạng con người nhưng lại có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. 

Ban đầu, có thể bệnh chỉ xuất hiện những cơn đau thông thường khiến cho việc cử động hoặc xoay chuyển hơi khó khăn. Lâu dần, tình trạng đau tăng dần theo thời gian, có thể lan sang các vùng khác ở vai gáy và đầu. Đặc biệt là hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh và thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu do tuần hoàn máu bị tắc nghẽn. 

Biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ có sự đa dạng

Biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ có sự đa dạng

Một số biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện khi không được điều trị kịp thời phổ biến nhất có thể kể đến: 

  • Rối loạn tiền đình: Đây là biến chứng điển hình mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp phải. Khi cột sống bị thoái hóa thường làm tổn thương đến lỗ tiếp hợp và gây ra hiện tượng rối loạn tiền đình. Chính vì thế, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ hoặc nặng hơn là ngã do hoa mắt, chóng mặt. 

  • Hẹp ống sống: Khu vực ống sống cổ có thể bị thoái hóa bất cứ lúc nào làm xuất hiện gai xương. Lúc này, không gian tủy sống do vật bị thu hẹp khiến cho ống sống cũng bị thu hẹp. Khi gặp biến chứng này, người bệnh thường cảm nhận vùng cổ bị tê, các cơ ở thân minh và chi bị yếu. Nếu như không ngăn chặn sớm, biến chứng ngày có thể gây liệt. 

  • Thoát vị đĩa đệm: Nếu như thoái hóa đốt sống cổ kéo dài và không được điều trị, việc bị thoát vị đĩa đệm cổ chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Khi để biến chứng này xảy ra, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nặng, người bệnh có thể mất đi khả năng vận động hoặc nặng hơn là bại liệt hoàn toàn. 

Ngoài ra, hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ còn có thể khiến người bệnh mất ngủ, khó thở, ù tai,... Nhìn chung, những biến chứng của bệnh này có thể khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm một cách nặng nề. Do đó, mọi người cần xác định điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngay từ vừa phát hiện ra bệnh.

Bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? 

Thực tế, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý mãn tính, hiện chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể điều trị được tận gốc căn bệnh này. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh lơ là bỏ quan và để bệnh tiến triển nặng. Bởi hiện có nhiều phương pháp có khả năng ngăn chặn bệnh phát triển và đẩy lùi triệu chứng hiệu quả. Vậy bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Tham khảo ngay một số cách dưới đây: 

Thay đổi lối sống hàng ngày 

Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, bạn cần hạn chế những hoạt động có thể gây đau cổ như ngồi đúng tư thế, không khuân vác đồ nặng,... Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp là rất cần thiết để đốt sống cổ được thư giãn sau một khoảng thời gian dài vận động. 

Áp dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tại chỗ 

Khi bị đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp như chườm đá lạnh, chườm ngải cứu rang muối nóng, đắp gừng giã nát,... Những nguyên liệu này thường có chứa hoạt chất giúp ức chế cơn đau, đẩy mạnh lưu thông máu và kháng viêm. 

Gừng là nguyên liệu phổ biến giúp giảm đau, kháng viêm cho người thoái hóa đốt sống cổ

Gừng là nguyên liệu phổ biến giúp giảm đau, kháng viêm cho người thoái hóa đốt sống cổ

Những cách làm này thường lấy từ nguyên liệu tự nhiên nên rất dễ làm, có thể tự điều trị tại  nhà. Tuy nhiên, bạn cần xác định rằng sẽ không thể điều trị tận gốc mà chỉ có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ. 

Dùng thuốc Tây y điều trị thoái hóa đốt sống cổ 

Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh chóng nên đây là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Những loại thuốc điều trị triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể kể đến như acetaminophen, ibuprofen, NSAID, thuốc giãn cơ,...

Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần được thăm khám trước đó và tốt nhất nên để bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chỉ định thuốc phù hợp. Việc tự ý dùng thuốc có thể khiến nhiều rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe xảy ra. 

Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? 

Ngoài việc tìm ra giải pháp điều trị, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì cũng là vấn đề mà mọi người đặc biệt nên quan tâm. Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp cho việc duy trì, nuôi dưỡng các hoạt động của xương khớp được diễn ra một cách trơn tru nhất. 

Thực phẩm người thoái hóa đốt sống cổ nên ăn

Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bị thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung: 

  • Vitamin D và Canxi: Hải sản, tôm, cua, hàu, sữa, các loại nấm, đậu nành, trứng,... 

  • Bổ sung Omega-3: Cá hồi, cá ngừ,... 

  • Ăn nhiều rau xanh: Rau cải xanh, rau ngót, rau súp lơ, rau muống,....

  • Bổ sung Glucosamine và Chondroitin

  • Ăn trái cây tươi: Bơ, cam, xoài, táo, bưởi,... 

Những thực phẩm người thoái hóa đốt sống cổ nên ăn

Những thực phẩm người thoái hóa đốt sống cổ nên ăn

Những thực phẩm người thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng 

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên kiêng một số loại thực phẩm không tốt với hệ xương khớp như: 

  • Đồ chiên xào, chế biến sẵn. 

  • Hạn chế ăn thực phẩm có chứa hàm lượng Omega 6 cao. 

  • Hạn chế ăn nhiều đường và nhiều muối. 

  • Tránh xa chất kích thích 

Thoái hóa đốt sống cổ đơn thuần không gây nguy hiểm đến con người nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý khác. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan nếu nhận thấy có tình trạng đau nhức, mỏi ở vùng đốt sống cổ. Hy vọng những thông tin bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết