Thoái hóa đốt sống lưng là một căn bệnh xương khớp mãn tính, xuất hiện khi đĩa đệm và các khớp bị thoái hóa. Bệnh lý này gây hiện tượng đau nhức vô cùng khó chịu, hạn chế vận động của người bệnh. Việc nhận biết bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn tiến triển xấu của bệnh.
Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh diễn ra ở nhiều phần khác nhau của cột sống, điển hình có thể kể đến như:
Gai cột sống ngực làm ảnh hưởng đến phần giữa của cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng phần lưng dưới.
Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra làm ảnh hưởng nhiều đến cột sống.
Về những ảnh hưởng của thoái hóa cột sống đối với mỗi người bệnh là không giống nhau, nhìn chung không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các chuyên gia, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra nhiều ở người cao tuổi. Cụ thể, theo thống kê, hơn 85% những người trên 60 tuổi đều gặp phải bệnh lý này.
Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh mãn tính
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng
Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường bệnh sẽ xuất phát từ hai yếu tố dưới đây:
Nguyên nhân nguyên phát
Đây là nguyên nhân hình thành do yếu tố tự nhiên, thường là liên quan đến vấn đề tuổi tác. Người tuổi càng cao, quá trình lão hóa của xương khớp càng mạnh khiến cho cấu trúc của cột sống bị suy giảm, đĩa đệm mất nước, bao xơ đĩa đệm mỏng dễ bị rách trong nhiều trường hợp.
Hiện nay, nguyên nhân này đang có dấu hiệu xuất hiện ở người trẻ tuổi hơn do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cho xương khớp.
Nguyên nhân thứ phát
Đối với nguyên nhân này có thể có nhiều yếu tố tác động khác nhau, điển hình có thể kể đến như:
Ngồi làm việc không đúng tư thế, ngồi quá lâu
Người bị thừa cân khiến cho áp lực đè nặng lên cột sống.
Người bị chấn thương gây tổn thương đến cột sống.
Người thường xuyên làm những công việc nặng, phải bê vác nhiều.
Người sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích khiến sức khỏe xương khớp bị ảnh hưởng.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không bổ sung đầy đủ những chất tốt cho xương khớp.
Tập luyện thể dục thể thao không đúng tư thế và quá sức.
Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh thoái hóa cột sống có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Thường những người có người thân trong gia đình từng bị thoái hóa cột sống sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ngay từ khi còn trẻ.
Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp
Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng khá đa dạng, thường ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng.
Giai đoạn 1: Các biểu hiện của bệnh chưa rõ ràng, thường chỉ là cơn đau nhẹ hoặc không đau do sụn khớp mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu bào mòn. Ở giai đoạn này, nhiều người thường lầm tưởng cơn đau chỉ là bệnh đau lưng đơn thuần nên có xu hướng chủ quan khiến bệnh sang giai đoạn mới nặng hơn.
GIai đoạn 2: Cơn đau nhức xuất hiện âm ỉ, đau nhiều khi làm việc và mất đi khi nghỉ ngơi. Khả năng vận động có dấu hiệu suy giảm và thường có hiện tượng ê buốt, khó chịu khi mang vác đồ nặng. Vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, bệnh nhân có thể cảm thấy cứng khớp và khô khớp, khớp phát ra tiếng kêu lục khục khi di chuyển.
Giai đoạn 3: Thời gian đau nhức kéo dài hơn so với trước đây, thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh khiến cho cơn đau kéo xuống cả vùng chân, mông, bàn chân dẫn đến các bệnh khác như gai xương đâm, rễ thần kinh khiến hiện tượng đau nhức khó chịu diễn ra. Ở giai đoạn này, người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và có xu hướng phát sinh cảm xúc tiêu cực.
Giai đoạn 4: Có thể nói đây là giai đoạn mãn tính, các triệu chứng và tổn thương ở cột sống thắt lưng không thể chữa khỏi bằng những giải pháp thông dụng được nữa. Lúc này, dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến các cơ bị teo dần đi, trục xương bị vẹo và gây gù.
Có thể thấy, các triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng tăng dần theo từng giai đoạn. Việc nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng càng sớm sẽ càng giúp cho việc ngăn chặn biến chứng bệnh xuất hiện nhiều hơn. Do đó, nếu bạn cảm thấy đau những ở vùng lưng, tuyệt đối không được chủ quan và nên có biện pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời.
Biến chứng của thoái hóa đốt sống lưng
Biến chứng của thoái hóa đốt sống lưng hay thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Mức độ nguy hiểm của bệnh thường phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp chỉ ra một số biến chứng phổ biến như sau:
Hạn chế khả năng vận động: Do các gai xương hình thành, người bệnh khi vận động thường cảm thấy khó khăn nhất là các động tác vặn mình, cúi người. Nếu để tình trạng diễn ra lâu dài có thể làm mất đi khả năng lao động.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh thần kinh tọa, thắt lưng bị chèn ép: Nếu không chữa trị sớm khiến bệnh xuất hiện các biến chứng này, nguy cơ người bệnh bị teo cơ và tàn phế suốt đời rất cao.
Rối loạn tiền đình: Bệnh làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, các mạch máu bị chèn ép nên có thể gây đau đầu, chóng mặt, rối loạn tâm lý cho người bệnh.
Hình thành bệnh thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm nằm giữa không gian đốt sống nên dễ phải chịu áp lực của cột sống. Điều này khiến cho tổ chức bao xơ bên ngoài bị nứt, chất nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài.
Cột sống bị biến dạng: Khi bị bệnh, các áp lực có thể khiến cấu trúc của lưng bị thay đổi, thường người bệnh có xu hướng gù về phía trước hoặc lưng cong vẹo sang một bên.
Tàn phế, bại liệt: Có thể nói, đây là biến chứng thoái hóa cột sống lưng nguy hiểm nhất. Khi không thể đi lại, chắc chắn cuộc sống và hoạt động sinh hoạt của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Cột sống bị biến dạng do bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Mặc dù bệnh thoái hóa đốt sống lưng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng nó gây ra cũng không hề nhẹ. Vì vậy, nếu bạn đang bị thoái hóa cột sống, tuyệt đối không được chủ quan và cần có biện pháp can thiệp điều trị sớm để chấm dứt bệnh, hạn chế những tổn thương có thể xảy ra.
Thoái hóa đốt sống lưng uống thuốc gì?
Hiện nay, chưa có bất kỳ biện pháp chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng cho hiệu quả triệt để tận gốc. Tuy nhiên, các giải pháp có thể làm giảm cơn đau, ngăn chặn bệnh tiến triển và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Vì vậy, người bệnh rất nên tìm hiểu thoái hóa đốt sống lưng uống thuốc gì để nắm bắt và ứng dụng khi bị bệnh.
Dưới đây là một số loại thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng phổ biến được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng:
Thuốc giảm đau
Đây là nhóm thuốc mà hầu hết người bệnh thoái hóa đốt sống lưng nào cũng từng sử dụng. Những loại thuốc như paracetamol, Acetaminophen,.. có khả năng giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu hiệu quả. Các loại thuốc này an toàn, ít tác dụng phụ và người bệnh có thể chủ động sử dụng mà không cần bác sĩ chỉ định. Tuy cho hiệu quả nhanh nhưng thuốc thường chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, cơn đau nhẹ.
Thuốc Tây giúp giảm đau thoái hóa đốt sống nhanh chóng
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid. Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau, kháng viêm và giảm sưng tốt.
Mạnh hơn nữa người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc giảm đau Opioid. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa đốt sống nặng và có dấu hiệu bị viêm nhiễm.
Thuốc ức chế thần kinh
Thoái hóa đốt sống lưng uống thuốc gì? Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thêm thuốc ức chế thần kinh giúp kích thích hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ trao đổi chất.
Thuốc này có khả năng giảm áp lực lên dây tủy sống, hạn chế đau nhức. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ phục hồi hư tổn của các khớp.
Sử dụng Corticosteroid tiêm tại chỗ
Corticosteroid là chất ức chế hệ thống miễn dịch, giúp giảm đau và viêm do hiện tượng thoái hóa gây ra. Thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh đau nặng, không đáp ứng được những loại thuốc giảm đau, chống viêm nêu trên.
Khi áp dụng liệu pháp này, thuốc sẽ được tiêm vào đúng vị trí đau và viêm. Nhờ vậy, thuốc tác động nhanh chóng, chính xác và không làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.
Thuốc Đông y điều trị thoái hóa đốt sống lưng
Ngoài tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo và điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng bằng thuốc Đông y. Giải pháp này sử dụng dược liệu tự nhiên nên có độ an toàn, lành tính cao, ít gây tác dụng phụ cho người dùng.
Một số bài thuốc Đông y phổ biến được nhiều người áp dụng:
Bài thuốc 1: Chuẩn bị nguyên liệu Quế chi, Đỗ trọng, Hy thiêm (mỗi vị 10g), Chi mẫu, Ngưu tất (mỗi vị 12g), Thạch cao, Hoàng cầm, Vương cốt đằng (8g), Cẩu tích, Phòng phong (6g) và Xuyên khung (16g). Mang tất cả đi sắc lấy nước uống hàng ngày giúp tán hàn, giải nhiệt, bồi bổ khí huyết, tăng sức đề kháng.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị nguyên liệu Hoàng cầm, Quế chi, Đương quy (12g), Xích linh, Phòng phong, Tần giao (10g), Cát căn 16g, Cam thảo 6g và 3 lá sinh khương. Đem tất cả đi sắc lấy nước uống giúp giảm đau hiệu quả.
Thuốc Đông y chữa bệnh an toàn, không tác dụng phụ
Thuốc Đông y cho hiệu quả lâu dài nhưng đổi lại, người bệnh phải kiên trì áp dụng vì thuốc cho tác dụng từ từ. Đồng thời, không nên tự ý bốc thuốc mà cần có sự hỗ trợ, tư vấn từ những người có chuyên môn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thoái hóa đốt sống lưng chúng tôi thông tin đến bạn đọc. Dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng rất nhiều. Mọi người nên thăm khám sớm và có biện pháp điều trị, phòng ngừa để đẩy lùi bệnh hiệu quả, nhanh chóng.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận