Thoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa

Thoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh lý về xương khớp liên quan đến đốt sống L4 L5 đang có dấu hiệu bị suy yếu. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Việc chú ý phát hiện và áp dụng biện pháp điều trị từ sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 

🟣 Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh gì? 

Cột sống của một người bình thường có tổng cộng 33 đốt xương, trong đó có: 

  • 7 đốt sống cổ đánh dấu từ C1 - C7. 

  • 12 đốt sống ngực, đánh dấu từ T1 - T12. 

  • 5 đốt sống lưng, đánh dấu từ L1 - L5. 

  • 5 đốt sống cùng, đánh dấu từ S1 - S5. 

Đống sống lưng L4 L5 nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống thắt lưng. Nó có chức năng giúp nâng đỡ cơ thể đứng thẳng, làm phần thân trên chuyển động một cách nhịp nhàng. Đồng thời, phần đốt sống này cũng giúp con người có thể vận động theo các hướng và thực hiện các động tác cúi, gập, xoay, vặn mình,...

Hiện tượng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng suy yếu đốt sống và các đĩa đệm xung quanh. Theo đó, cấu trúc của cột sống cũng sẽ có những thay đổi, gây ra các cơn đau nhức, hạn chế khả năng hoạt động. 

Thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 là tình trạng đốt sống bị suy yếu

Thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 là tình trạng đốt sống bị suy yếu

Với chức năng nâng đỡ nên đốt sống lưng L4 L5 thường phải chịu áp lực lớn của thân trên nên vị trí này thường gặp nhiều tổn thương và các chấn thương nhất. Từ đó, dẫn đến hiện tượng thoái hóa. Thông thường, người bệnh sẽ bị thoái hóa ở cột sống lưng đầu tiên, dần dần mới lan sang các đốt sống khác. 

🟣 Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, thường được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính là yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong (bệnh lý): 

Nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài

Các yếu tố có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến đốt sống lưng L4 L5 là: 

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên sẽ diễn ra. Hiện tượng này không tránh khỏi bất cứ ai. Lúc này, các chức năng của xương khớp sẽ dần kém đi. Chính vì lý do này mà đối tượng mắc bệnh chính thường là người cao tuổi. 

  • Tính chất công việc: Người thường xuyên làm việc nặng, mang vác đồ nặng,... có thể khiến đốt sống lưng phải chịu nhiều áp lực dẫn đến tổn thương và lão hóa. 

  • Chấn thương: Các chấn thương ở vị trí đốt sống lưng có nguy cơ mắc thoái hóa cao hơn so với người bình thường. Khi bị chấn thương, người bệnh cần chú ý điều trị dứt điểm ngay. 

  • Lười vận động: Theo thống kê, tỷ lệ người mắc thoái hóa đốt sống lưng L4 và L5 chủ yếu rơi vào những người lười vận động hoặc ít vận động. Sở dĩ vậy bởi khi cột sống không hoạt động thường xuyên hoặc ngồi sai tư thế sẽ làm đẩy nhanh quá trình bị thoái hóa. 

  • Người thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể nặng sẽ tăng áp lực lên đốt sống lưng L4, L5, khiến cho đốt sống dễ bị tổn thương hơn. 

  • Người thường xuyên dùng chất kích thích: Dùng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,... có nguy cơ cao bị thoái hóa hơn những người bình thường. Nguyên nhân chính là do các chất kích thích tác động, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến xương nhanh ị thoái hóa hơn. 

Mang vác vật nặng tạo áp lực lớn lên đốt sống lưng

Mang vác vật nặng tạo áp lực lớn lên đốt sống lưng

Các yếu tố bên trong

Các yếu tố về bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng L4, L5: 

  • Bệnh hẹp cột sống. 

  • Các bệnh lý viêm nhiễm. 

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

  • Bệnh phình đĩa đệm. 

Việc xác định đúng căn nguyên gây bệnh là rất cần thiết. Dựa trên yếu tố hình thành bệnh, các bác sĩ chuyên khoa mới có thể định hướng và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, giúp đẩy lùi bệnh toàn diện. 

🟣 Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5

Khi bị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5, bạn thường sẽ cảm nhận được các triệu chứng cơ bản giống như các bệnh lý thoái hóa khác của xương khớp. Điển hình như:

  • Đau nhức vùng thắt lưng: Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng đều sẽ cảm nhận được. Hiện tượng đau nhức xảy ra do đốt sống L4 lệch về phía trước làm chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng. Khi mới khởi phát, cơn đau thường thoáng qua trong thời gian ngắn và biến mất. Dần dần, bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội tại vị trí thắt lưng. 

  • Cơn đau lan rộng hơn: Ngoài vị trí thắt lưng, cơn đau dần sẽ lan rộng sang các vùng lân cận, đặc biệt là chân. Điều này khiến cho người bệnh không idd thẳng được, thậm chí nặng nhất có thể hạn chế vận động hoặc mất khả năng di chuyển. 

  • Giảm khả năng vận động: Các hoạt động đi đứng, cúi gập người,... đều có thể làm xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng. 

  • Ngứa ra, tê bì: Khi các rễ thần kinh chèn ép sẽ gây nên tình trạng ngứa râm ran, tê và hơi châm chích tại vùng đốt sống thắt lưng L4, L5. Nó có thể lan dần xuống hông, đùi, đầu gối, bàn chân. 

Thực tế, các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 kể trên rất dễ nhầm lần với các bệnh lý xương khớp khác. Do đó, nếu phát hiện những biểu hiện trên, người bệnh nên đến các cơ sở thăm khám bệnh uy tín để được chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời, phù hợp. 

🟣 Thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 có nguy hiểm không? Các biến chứng

Đốt sống lưng L4 L5 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xương khớp của toàn bộ cơ thể. Nếu bị tổn thương hoặc thoái hóa mà không được phát hiện kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: 

  • Đau dây thần kinh tọa: Hình thành do gai xương xuất hiện ở đốt sống L4 L5 làm chèn ép lên dây thần kinh hông, gây tê bì, đau nhức và ngứa ran. 

  • Thoát vị đĩa đệm: Các đốt sống khi bị suy yếu sẽ gây áp lực lên vị trí đĩa đệm. Do đó, đĩa đệm bị mất đi độ đàn hồi, xuất hiện tình trạng nứt và chảy dịch nhầy ra bên ngoài. 

  • Bại liệt: Đây là biến chứng nặng nhất mà thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có thể gây ra. Nó làm mất đi khả năng vận động của người bệnh nếu không kịp thời ngăn chặn. 

  • Một số biến chứng khác: Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biến chứng như gù lưng, vẹo cột sống, biến dạng cột sống, rối loạn chức năng của dây thần kinh,... 

Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

🟣 Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 

Vì các triệu chứng của bệnh tương đối giống với đau dây thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm nên khá khó để khẳng định. Chính vì vậy, người bệnh cần tiến hành các chẩn đoán cụ thể để có những đánh giá chính xác nhất: 

  • Chụp X-quang: Qua hình ảnh X-quang, bệnh nhân sẽ phát hiện được gai xương, khoảng cách giữa các đĩa đệm và cột sống,... 

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp hiển thị các hình ảnh một cách rõ ràng hơn X-quang. Nó sẽ thể hiện được các vị trí bị tổn thương của mô mềm quanh cột sống như đĩa đệm, dây chằng, dây thần kinh tọa,... 

  • Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm giúp phát hiện kịp thời có các rối loạn miễn dịch hay nhiễm trùng nào dẫn đến  đau nhức hay không. 

Để được chẩn đoán chính xác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín với đầy đủ trang thiết bị để được xác định đúng bệnh và nguyên nhân hình thành. 

🟣 Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 

Thực tế, thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 hiện chưa có biện pháp nào có thể điều trị tận gốc bởi quá trình lão hóa xương khớp là tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều cách chữa có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Dưới đây là một số cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 phổ biến:

Sử dụng thuốc Tây y 

Một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ chỉ định trong đơn thuốc của người thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là: 

  • Thuốc giảm đau chống viêm: Một số thuốc có tác dụng từ nhẹ đến trung bình có thể kể đến như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen và một số loại thuốc thuộc nhóm NSAID khác. 

  • Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng giãn cơ bắp và các dây chằng bao quanh ở cột sống để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức. 

  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm các cơn đau nhức ở nhiều mức độ khác nhau. Thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh hơn nhưng cũng dễ gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng nếu chưa được bác sĩ chỉ định. 

  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Nhóm thuốc này tiêm trực tiếp vào màng cứng bên ngoài cột sống, giúp giảm viêm, giảm đau và giảm độ nhạy của sợi thần kinh. 

Thuốc Tây cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng

Thuốc Tây cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng

Vật lý trị liệu 

Cách này giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả và phục hồi các chức năng của xương khớp. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu được áp dụng nhiều gồm: 

  • Kích thích điện: Sử dụng dòng điện có tần số thấp, kích thích và tác động trực tiếp lên dây chằng và cơ bắp. Các triệu chứng đau của bệnh sẽ được giảm thiểu đáng kể, đồng thời các chức năng vận động được phục hồi. 

  • Sử dụng tia hồng ngoại: Chiếu tia hồng ngoại lên vị trí đau ở đốt sống giúp dây chằng và cơ bắp được thư giãn, giảm tình trạng co thắt. 

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Cách này tận dụng nhiệt độ để làm giảm đau nhức. Tuy nhiên, thường cách chườm chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. 

Phẫu thuật

Cách này thường được áp dụng trong trường hợp bệnh trở nặng, không đáp ứng với các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 đã được liệt kê ở trên. Mục đích của việc phẫu thuật là để cân bằng lại cấu trúc của cột sống, cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh. 

Một số thủ thuật phổ biến được dùng trong phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là: 

  • Phẫu thuật cắt bỏ vi mô. 

  • Cắt bỏ laminectomy. 

  • Cắt bỏ nội soi. 

  • Cắt bỏ khớp mặt. 

  • Loại bỏ dịch nhầy. 

  • Ổn định cấu trúc cột sống lưng. 

  • Thay đĩa đệm nhân tạo. 

  • Phẫu thuật thay đốt sống. 

Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng l4 l5

Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 

Phẫu thuật tác động trực tiếp đến vị trí bị tổn thương, mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng lại dễ để lại nhiều biến chứng và rủi ro cao. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc khi lựa chọn phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng L4, L5. 

🟣 Những lưu ý để phòng bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tốt nhất 

Để phục vụ cho quá trình điều trị và phòng bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau: 

  • Kiểm soát cân nặng phù hợp, không để bị thừa cân, béo phì. 

  • Có chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh. 

  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc điều độ. 

  • Hạn chế mang vác nặng và làm việc sai tư thế. 

  • Cố gắng hạn chế để các chấn thương xảy ra. 

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như rau xanh, thịt trắng, cá, đậu, trứng,... 

  • Hạn chế dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga, thức ăn nhanh,... 

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh lý gây ra nhiều nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với bệnh mà cần có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng có thể xảy ra. 

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết