Thoái hóa khớp vai là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bệnh gây ra nhiều đau đớn và bất tiện, khiến người bệnh trở nên thụ động hơn trong cuộc sống thường ngày. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh và nắm được cách điều trị phù hợp.
🔺 Thoái hóa khớp vai là gì?
Khớp vai là một trong những khớp quan trọng trong hệ thống khung xương của cơ thể người. Khớp này thường xuyên phải cử động và có nguy cơ bị thoái hóa cao. Trong đó, tình trạng thoái hóa khớp vai phải phổ biến hơn cả. Đây là sự tổn thương ở sụn khớp và các mô xương dưới sụn.
Thoái hóa khớp vai là bệnh lý điển hình, ai cũng có thể gặp
Bất kỳ ai cũng có thể bị thoái hóa khớp vai nhưng người trên 50 tuổi có nguy cơ bị cao hơn do tình trạng lão hóa tự nhiên diễn ra. Dù vậy, những năm trở lại đây, tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa khớp vai đang ngày càng có xu hướng tăng cao do chấn thương hoặc sử dụng khớp vai vận động quá sức.
🔺 Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai
Ở giai đoạn đầu khi mới bị thoái hóa khớp vai, người bệnh khó phát hiện bởi các triệu chứng không rõ ràng. Các cơn đau ban đầu dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau nhức thông thường do hoạt động quá mức. Các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển hoàn toàn lên cấp độ cao hơn.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh gồm:
Đau nhức 2 vai: Hai bên bả vai người bệnh bị đau nhức khó chịu khi chuyển động. Tần suất đau kéo dài theo thời gian, đau âm ỉ và đau nhiều vào ban đêm.
Cứng khớp vai: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa khớp vai. Điều này khiến cho đôi vai mất đi sự linh hoạt, dẻo dai trở nên căng cứng, khó cử động. Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện vào sáng sớm khi mới ngủ dậy.
Sưng khớp: Khi sụn khớp vai bị thoái hóa, khi có sự ma sát và kích thích các mô mềm sẽ bị sưng lên. Nhìn bằng mắt thường vẫn có thể nhìn thấy được vùng sưng nhô lên cao hơn so với bề mặt da.
Phát ra âm thanh lục khục: Khớp vai thoái hóa sẽ tạo ra tiếng kêu lục khục mỗi khi cử động. Điều này cho thấy khớp vai đang rất lỏng lẻo và thiếu dịch khớp bôi trơn.
Cơ yếu, teo cơ: Tình trạng thoái hóa diễn ra dài với các triệu chứng nặng sẽ khiến cho khớp vai trở nên yếu ớt hơn, khó khăn hơn khi cử động. Đặc biệt, bệnh còn có thể khiến cho khớp vai bị yếu dần, căng cứng và teo cơ.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám và có phương án điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
🔺 Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai
Bị thoái hóa khớp vai có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số tác nhân chính được các chuyên gia xương khớp chỉ ra, bạn đọc có thể tham khảo:
Yếu tố bên ngoài
Nhóm nguyên nhân bên ngoài dẫn đến thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Các lý do phổ biến thường là:
Chấn thương: Các chấn thương ở vùng vai, tay có thể khiến cho khớp vai trở nên lỏng lẻo và bị bào mòn. Từ đó, sự linh hoạt và độ bền của vai bị suy giảm, ảnh hưởng nhiều về lâu về dài.
Thói quen sinh hoạt, làm việc: Ngồi, đứng hay làm việc sai tư thế có thể khiến cho hai vai của bạn bị căng cứng, chịu áp lực lên nên bị lão hóa sớm. Thường những người làm công việc phải bê vác nặng có nguy cơ bị thoái hóa khớp vai cao hơn bình thường.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai rất đa dạng
Yếu tố bên trong
Ngoài những yếu tố kể trên, còn có nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ bên trong cơ thể sẵn sàng khởi phát thành thoái hóa khớp vai. Dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh cao bạn cần đề phòng:
Độ tuổi: Thường tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa càng nhanh và không thể can thiệp, phục hồi được. Chính vì vậy, bệnh này tập trung xuất hiện nhiều ở đối tượng ngoài 50 tuổi.
Di truyền: Một số trường hợp có thể bị thoái hóa bẩm sinh ngay từ khi sinh ra khớp vai đã bị yếu. Khi hệ thống xương hông khỏe và không hoàn chỉnh, nguy cơ bị thoái hóa khớp vai sẽ cao hơn người bình thường.
Thiếu dinh dưỡng: Trong thực đơn hàng ngày, việc bạn không bổ sung đủ các loại chất như canxi, omega 3 cho xương khớp có thể khiến cho xương bị thoái hóa sớm hơn.
Yếu tố bệnh lý: Những người bị thoái hóa khớp vai có thể xuất phát từ việc có các bệnh lý như tiểu đường, hay nhồi máu cơ tim, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng,...
🔺 Thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh
Thoái hóa khớp vai là căn bệnh xương khớp không gây nguy hại đến tính mạng con người. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm bởi tình trạng đau nhức và hạn chế vận động. Ngoài ra, trong trường hợp phát hiện bệnh muộn và không can thiệp đúng cách, bệnh cũng có thể hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm:
Biến dạng khớp vai: Tình trạng thoái hóa khớp kéo dài khiến các khớp cọ xát với nhau có thể gây biến dạng khớp bất cứ lúc nào. Thường biến dạng cơ bắp co quắp làm mỏm vai nhô lên cao.
Nhiễm khuẩn xương: Tình trạng viêm nhiễm xuất hiện khiến các khớp xương vùng vai gáy bị ảnh hưởng nếu không được điều trị kịp thời.
Ung thư xương: KHi bị viêm nhiễm lặp lại nhiều lần, bạn có thể bị ung thư xương bất cứ lúc nào. Đây là biến chứng nguy hiểm.
Bại liệt cánh tay: Bệnh tiến triển nặng và không được can thiệp không chỉ làm hạn chế khả năng vận động mà có thể khiến cánh tay bạn bại liệt hoàn toàn do mất khả năng cử động khớp vai.
Biến chứng nặng nhất của thoái hóa khớp vai là bại liệt
🔺 Cách điều trị thoái hóa khớp vai
Hiện nay, chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể chữa dứt điểm tình trạng thoái hóa khớp vai. Tuy nhiên, hiện có nhiều cách hỗ trợ điều trị để làm giảm triệu chứng, biến chứng của bệnh.
Điều trị tại nhà bằng mẹo
Điều trị thoái hóa khớp vai thông qua các mẹo vừa cho hiệu quả cao, dễ thực hiện mà không cần can thiệp thuốc. Đây luôn là giải pháp được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng đầu tiên. Một số mẹo phổ biến là:
Chườm nóng: Nhiệt nóng có tác dụng cải thiện cứng khớp, giúp máu lưu thông tốt hơn làm giảm đau đáng kể. Bạn có thể dùng nước ấm hoặc túi chườm ấm, chườm trực tiếp lên vùng đau khoảng 20 phút mỗi lần, mỗi ngày làm từ 2 - 3 lần.
Chườm lạnh: Nhiệt lạnh giúp làm tê dây thần kinh cảm giác ở vùng bị thoái hóa khớp, làm mất cảm giác đau. Bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc đá được bọc khăn bên ngoài chườm lên vị trí vai bị đau.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi: Khi khớp vai tổn thương, không nên hoạt động quá sức mà cần được nghỉ ngơi để khớp phục hồi. Thả lỏng hai vai, nằm xuống nghỉ và kết hợp với các bài tập vận động nhẹ nhàng là cách làm rất tốt để thư giãn khớp.
Hạn chế các thói quen xấu: không mang vác vật nặng, ngủ nghiêng sang một bên quá lâu,... là cách tốt để hạn chế áp lực lên vùng cơ gân tại vai.
Áp dụng các bài tập thoái hóa khớp vai
Có nhiều bài tập thoái hóa khớp vai bạn có thể áp dụng đơn giản và nhẹ nhàng như:
Bài tập cánh tay: Để tay không đau bám vào ghế, hơi cúi lưng thẳng để ta có vai đau vận động tự do, chuyển động nhẹ nhàng theo hướng trước sau - sang ngang - vòng tròn.
Bài tập xoay trong với gậy: Dùng một gậy đặt ở phía sau lưng, tay có vai bị đau nắm ở cuối gậy, tay còn lại cầm vào vị trí nào sát nhất với vai đau và kéo cho gậy về phía tay không đau xa nhất có thể.
Chèo thuyền: Dùng một dây thun hoặc dây lò xo cột vào vị trí chắc chắn, đứng cách xa vị trí cột dây khoảng 3 bàn chân và dùng tay có vai bị đau cầm dây tập kéo về phía sau giống như đang chèo thuyền.
các bài tập thoái hóa khớp vai mang lại hiệu quả giảm đau tốt
Với các bài tập thoái hóa khớp vai, người bệnh chỉ nên tập với cường độ vừa phải, không nên quá sức có thể khiến cho tình trạng thoái hóa và đau nhức trở nên trầm trọng hơn.
Sử dụng thuốc Tây giúp điều trị thoái hóa khớp vai
Các bác sĩ chuyên xương khớp thường kê các loại thuốc dưới đây trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp vai cho bệnh nhân:
Thuốc giảm đau chống viêm: Hỗ trợ giảm đau nhanh chóng với các cơn đau do thoái hóa khớp vai cấp tính. Các loại thuốc phổ biến là Naproxen, Ibuprofen, Acetaminophen,...
Thuốc an thần: các thuốc như Gabapentin và vitamin B có tác dụng ức chế cảm giác đau đớn nhanh chóng
Thuốc giãn cơ: Giúp khắc phục tình trạng căng cứng cơ thông qua các loại như Flexeril, Diazepam,...
Thuốc tiêm: Đây là thuốc liều mạnh, dùng cho trường hợp bệnh nặng. Các thuốc tiêm gồm có Hydrocortison, Depomedrol,...
Đa số các thuốc giảm đau từ Tây y đều có tác dụng giảm đau tức thời. Tuy nhiên, thuốc khi hết liều thường khiến cơn đau tái phát trở lại. Vì vậy, thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn bởi có thể gây nên hiện tượng nhờn thuốc.
Phẫu thuật thoái hóa khớp vai
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng trong điều trị thoái hóa khớp vai, khi bệnh tiến triển nặng và không đáp ứng với các cách điều trị phía trên. Tùy theo từng trường hợp, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cách phẫu thuật phù hợp như:
Phẫu thuật thay khớp vai: Thay bán phần hoặc toàn phần tùy vào mức độ tổn thương của khớp vai.
Nội soi loại bỏ sụn khớp: Cắt bỏ phần sụn khớp bị tổn thương, loại bỏ hết các dị vật có bên trong sụn khớp ra bên ngoài để khắc phục các triệu chứng đau nhức, căng cứng.
Phẫu thuật được áp dụng với trường hợp thoái hóa khớp vai nặng
Dù phẫu thuật cho hiệu quả cao nhưng lại có chi phí cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng xảy ra như gây tắc nghẽn mạch máu, hôn mê, bị cứng khớp,... Chính vì vậy, người bệnh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp điều trị này.
Thoái hóa khớp vai là bệnh lý mà mọi người không nên chủ quan, lơ là. Hãy điều trị ngay từ khi còn sớm để khắc phục tốt nhất các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hãy tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có phương án điều trị phù hợp (nếu có).
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận