Hy Thiêm là một trong những loại thảo dược được ứng dụng bào chế nhiều bài thuốc nam khác nhau, cho tác dụng vượt trội, đặc biệt trong các bệnh về xương khớp. Trong bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan đến vị thuốc này và cách ứng dụng hiệu quả.
Tổng quan về cây Hy Thiêm
Cây Hy Thiêm hay còn được gọi với tên gọi khác là cây Cỏ đĩ, cây chó đẻ hoa vàng, Hy kiểm thảo,... Cây thuốc này có tên gọi khoa học là Siegesbeckia Orientalis, thuộc họ Cúc.
Đặc điểm nhận dạng
Cây thuốc này là cây thân thảo, cao khoảng 30cm đến 1m. Cây có nhiều cành, toàn bộ thân cây đều có lông tuyến. Thân cây rỗng ở giữa, mặt ngoài thân có màu nâu nhạt hoặc sẫm.
Lá cây Hy Thiêm dài khoảng 4 - 10cm, rộng 3 - 6cm, cuống ngắn, mọc đối nhau. Ở các mép lá cây có hình răng cưa không đều. Mặt dưới của lá có lông.
Hoa Hy thiêm thảo có từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, có màu vàng, cuống hoa có lông. Quả hình sao, có từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, các cạnh dài 3mm và rộng khoảng 1mm.
Vị thảo dược này phù hợp với vùng đất ẩm, màu mỡ nên thường xuất hiện ở các nương rẫy, đồng rượu, thung lũng. Điển hình, tại Việt Nam có thể dễ dàng tìm thấy cây này ở các vùng đất như Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang.
Cây Hy Thiêm dễ nhận dạng qua hoa, lá, thân
Cách thu hái và sơ chế
Thời điểm thích hợp thu hái cây Hy Thiêm là lúc cây sắp ra hoa hoặc mới chớm nở một ít hoa. Cụ thể là từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Cây sau thu hái được cắt ngắn và phơi khô trong mát hoặc cũng có thể mang đi sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60 độ C.
Thảo dược sau khi sấy khô cần được bảo quản kín trong túi nilon vì rất dễ bị ẩm mốc, mục, mọt.
Bộ phận chính dùng để làm thuốc ở cây Hy thiêm là toàn bộ phần thân cây (không dùng gốc và rễ).
Tác dụng của cây Hy Thiêm
Hy Thiêm có tác dụng gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm đến thuốc nam đặt ra. Dựa trên từng nghiên cứu và góc nhìn, cây thuốc này có những công dụng phổ biến như sau:
Tác dụng theo Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cây Hy Thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc. Dược liệu này có khả năng khử phong thấp, lợi gân cốt.
Hy Thiêm thường được dùng để chữa tình trạng tê bì chân tay, đau lưng, mỏi gối và bệnh phong thấp. Ngoài ra, cây được ứng dụng điều trị ong đốt, rắn cắn, nhọt độc cho hiệu quả cao.
Cây Hy Thiêm có nhiều tác dụng khác nhau
Theo y học hiện đại
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, trong cây Hy Thiêm có chứa các thành phần darutin và các chất đắng daturosid, orientin mang lại tác dụng:
Hạ huyết áp, hạ đường huyết, kháng vi khuẩn và ức chế hệ miễn dịch.
Chống viêm, chống tăng axit uric máu. Được ứng dụng trong điều trị bệnh gout.
Lá cây Hy thiêm có tác dụng chống viêm cấp, chống viêm mạn với các bệnh viêm, đau nhức xương khớp.
Tác dụng khác
Cây Hy Thiêm Thảo được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như:
Điều trị mất tiếng do cảm gió.
Chữa cảm cúm, đau nhức đầu, mất ngủ.
Trị tăng huyết áp.
Cây Hy Thiêm được ứng dụng chữa bệnh như thế nào?
Dược liệu Hy Thiêm có thể được ứng dụng chữa bệnh theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ dược liệu này:
Bài thuốc chữa phong thể thấp, đau nhức xương khớp
Cách 1: Rửa sạch Hy Thiêm, phơi khô và tưới rượu và mật vào, đồ lên và phơi khoảng 9 lần. Sau đó phơi khô, tán nhỏ, viên với mật thành viên, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 viên.
Cách 2: Sử dụng các thảo dược Hy Thiêm (50g), Thổ phục linh (20g), rễ cỏ xước (20g), lá lốt (10g) phơi khô, tán nhỏ và vo thành viên. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 10 - 15g. Ngoài ra, có thể dùng các dược liệu trên ngâm rượu để uống.
Bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp, đau nhức khớp
Kết hợp các thảo dược: Hy thiêm, Ngưu tất (mỗi vị 16g), Thổ phục linh, Ké đầu ngựa, Cành dâu, Cà gai leo, Tỳ giải (mỗi vị 12g), lá lốt 10g để sắc thành nước uống. Mỗi ngày sử dụng một thang.
Một số cách ứng dụng Hy Thiêm trong điều trị bệnh
Bài thuốc chữa cảm mạo, đau đầu
Sử dụng Hy thiêm, Tía tô (mỗi loại 12g), hành lá (8g) sắc cùng 550ml nước cho tới khi còn khoảng ½ nước thì dừng lại. Chia nước thành 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc chữa tăng huyết áp
Sử dụng Hy thiêm (8g), Ngưu tất, Hoàng cầm, Thảo quyết minh, Trạch tả (mỗi vị 6g), Chi tử và Long đởm thảo (mỗi thứ 4g) sắc với khoảng 700ml nước tới khi còn 300ml thì dừng lại. Chia nước sắc được thành 2 lần uống trong ngày, dùng liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan có hoạt chất từ Thảo Dược Hy Thiêm
Khương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có Thảo dược Hy thiêm giúp: Hạ huyết áp, hạn chế viêm sưng ở sụn khớp.
Khương Thảo Đan có hợp chất từ thảo dược Hy Thiêm
Những lưu ý khi sử dụng Hy Thiêm Thảo chữa bệnh
Để dùng Hy Thiêm chữa bệnh một cách an toàn và cho hiệu quả cao, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo ý kiến bác sĩ/thầy thuốc trước khi sử dụng.
Trong quá trình sử dụng cây thuốc, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần ngưng dùng ngay và báo cho bác sĩ.
Trong Hy Thiêm có chứa một lượng độc tố nhất định, phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng.
Người có âm hư mà không bị phong thấp không nên dùng vị thuốc này.
Hy thiêm kỵ sắt. Do đó, trong khi đang dùng Hy Thiêm, không nên uống các loại thuốc/thực phẩm chức năng có thành phần sắt và ngược lại.
Trên đây là những thông tin về cây Hy Thiêm chúng tôi muốn chia sẻ đến quý vị bạn đọc. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về cây thuốc này và ứng dụng trong điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận