Cách chữa đau khớp vai - Tại nhà và điều trị y tế

Cách chữa đau khớp vai - Tại nhà và điều trị y tế


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Có nhiều phương pháp chữa đau khớp vai khác nhau, bao gồm cả chăm sóc tại nhà và điều trị y tế. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc những cách chữa đau khớp vai hiệu quả tại nhà và các phương pháp điều trị y tế cho tình trạng này.

cách chữa đau khớp vai tại nhà

Lưu ý trước khi chữa đau khớp

Thông thường, đau khớp vai không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà, tình trạng sẽ phục hồi sau khoảng 2 tới 6 tuần. Tuy nhiên, một số loại đau khớp cần phải hành động kịp thời, bởi nó có thể gây ra những tổn thương khớp vĩnh viễn, việc đi khám và điều trị nhanh chóng có thể giúp bảo tồn chức năng khớp và ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vì thế, điều quan trọng là bạn cần nhận biết được những dấu hiệu đau khớp vai mà cần đi bác sĩ.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên đi gặp bác sĩ:

– Bạn không thể xác định nguyên nhân đau khớp vai.

Khi bạn có thể xác định chính xác nguyên nhân gây đau khớp vai (ví dụ như sau khi tập thể dục nặng) thì điều này thường không phải là do một bệnh lý xương khớp nào. Thay vào đó, nếu bạn không thể xác định chính xác nguyên nhân đau khớp vai, khi nào nó bắt đầu, thì bạn nên lên lịch đi khám để nói chuyện với bác sĩ.

– Bạn nhận thấy phạm vi chuyển động của tay giảm.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển cánh tay (đưa lên cao, dang cánh tay,...) hoặc bị cứng khớp sau khi ngủ dậy, cơn đau ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động bình thường, bạn nên lên lịch để nói chuyện với bác sĩ .

– Bạn có cảm giác thất vọng hay lo lắng về tình trạng của mình. 

Nếu các cơn đau khớp vai khiến bạn cảm thấy lo lắng, bạn nên đi khám. Ngoài việc giúp bạn có được phương pháp điều trị hiệu quả, bác sĩ cũng có thể giúp bạn đối phó với những cảm xúc tiêu cực.

– Gia đình của bạn có người bị bệnh xương khớp. 

Có một số bệnh lý xương khớp, như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm khớp dạng thấp (RA) có thể di truyền trong gia đình. Vì thế, nếu đột nhiên bạn bị đau khớp vai và tiền sử gia đình có người bị bệnh lý xương khớp, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

– Một số dấu hiệu khác.

  • Khớp có màu đỏ hoặc ấm khi chạm vào.
  • Cơn đau lan ra cánh tay
  • Có các dấu hiệu tê bì cánh tay

Bạn cần nhận biết được những dấu hiệu đau khớp vai cần đi bác sĩ (Ảnh minh họa)

Bạn cần nhận biết được những dấu hiệu đau khớp vai cần đi bác sĩ (Ảnh minh họa)

Chữa đau khớp vai tại nhà

Các phương pháp giảm đau nhanh

Áp dụng liệu pháp nhiệt.

Nhiệt nóng và nhiệt lạnh là hai cách khác nhau trong liệu pháp nhiệt. Biết cách áp dụng đúng và hợp lý, liệu pháp này mang lại hiệu quả giảm đau khá hiệu quả.

Nhiệt nóng có tác dụng gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch, làm tăng cường tuần hoàn, giúp giảm co thắt cơ, giảm đau trong các chứng đau mạn tính (đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ), làm nhanh liền sẹo, các vết loét lâu liền.

Phương pháp này không áp dụng với các ổ viêm có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang sung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da.

Có nhiều cách thực hiện nhiệt nóng khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng tại nhà, bạn có thể dùng:

  • Các loại túi nhiệt (là các túi cao su hoặc polime bên trong đựng các chất tạo nhiệt dùng để chườm đắp vào vị trí đau, có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng online);
  • Túi nước (là phương pháp đơn giản nhất, cỉ cần sử dụng các túi có sẵn rồi đổ nước ấm khoảng 40-54°C vào, bịt miệng túi rồi chườm đắp lên chỗ đau);
  • Ngâm tắm nước nóng.

Nhiệt lạnh sử dụng nhiệt dưới 15°C với 2 cách áp dụng:

  • Nhiệt lạnh kéo dài (chườm liên tục) có tác dụng giảm phù nề, giảm đau cấp
  • Nhiệt lạnh không liên tục (chà xát) có tác dụng giảm có cứng khớp, giảm co giật cơ

Để điều trị nhiệt lạnh tại nhà cho đau khớp vai, bạn có thể cho đá lạnh vào túi rồi đắp lên vùng điều trị để giảm đau cấp; hoặc chà xát đá để giảm đau co cứng cơ.

Phương pháp nhiệt lạnh không nên sử dụng cho những bệnh nhân bị mẫn cảm với lạnh, có tiền sử bệnh raynaud...

Một số loại túi chườm mà bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng (Ảnh minh họa)

Một số loại túi chườm mà bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng (Ảnh minh họa)

Nghỉ ngơi.

Khi bị đau khớp vai, bạn nên nghỉ ngơi trong 1-2 ngày đầu và tránh mọi hoạt động khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Tuy nhiên sau đó, bạn nên bắt đầu lại các bài tập luyện tốt cho khớp để ngăn ngừa tình trạng co cứng khớp.

Sử dụng máy mát xa cầm tay.

Máy mát xa cầm tay là một công cụ trị liệu xoa bóp. Những thiết bị này cho phép bạn tự xoa bóp để giảm đau lưng, cổ vai hoặc hông.

Ưu điểm của các loại máy này là sử dụng dễ dàng và có thể mang theo bên người khi đi bất cứ đâu (như tại văn phòng hay đi du lịch).

Sử dụng thuốc không kê đơn.

Có một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn giúp giảm đau khớp vai nhẹ, bạn có thể mua tại các hiệu thuốc. Như:

  • Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID);
  • Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Panadol, Efferalgan;
  • Viên uống Khương Thảo Đan;
  • Kem bôi capsaicin;
  • Cao dán Salonpas;
  • Các loại dầu nóng xoa bóp;
  • Bình xịt Air Salonpas Ex Hisamitsu;
  • .v.v.

Các loại thuốc này có sẵn ở nhiều dạng khác nhau, như: dạng uống, dạng bôi, xoa, miếng dán, gel,...

Lưu ý, để sử dụng thuốc an toàn, bạn cần làm đúng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ bán thuốc. Bởi thuốc không kê đơn cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách.

Ví dụ: Nếu để miếng dán Salonpas trên da quá lâu, nó có thể gây ra phát ban, ngứa hoặc kích ứng da.

Nếu sử dụng quá liều Paracetamol có thể dẫn đến buồn nôn, nôn. Sau 24 giờ có thể cảm thấy đau dưới xương sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, nhầm lẫn, mất phương hướng, suy thận, hạ đường huyết, tích tụ axit trong máu gây thở nhanh, thở gấp,...

Có một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn giúp giảm đau khớp vai nhẹ, bạn có thể mua tại các hiệu thuốc (Ảnh minh họa)

Có một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn giúp giảm đau khớp vai nhẹ, bạn có thể mua tại các hiệu thuốc (Ảnh minh họa)

Massage, xoa bóp.

Massage là một trong những cách giúp giảm đau khớp hiệu quả. Ngoài ra, nó còn mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người bệnh.

Để thực hiện xoa bóp, bạn có thể nhờ một người thân hoặc tự xoa bóp nếu có thể.

Các phương pháp giảm đau dài hạn, ngăn ngừa tái phát

Ăn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp.

Việc ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt. Cùng với đó, để tăng cường và bảo vệ các khớp, bạn nên chú ý bổ sung thêm những loại thực phẩm có chứa dưỡng chất tốt cho xương khớp, như: các loại cá béo, quả óc chó, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phộng, thịt bò, thịt gà, rau xanh, trái cây,...

Ngoài các loại thực phẩm nên ăn, khi bị đau khớp, bạn nên hạn chế ăn các loại cà muối, dưa muối, thực phẩm chiên rán kỹ với dầu mỡ, xúc xích, dăm bông, kẹo bánh, các loại đồ uống có ga, nhiều cồn và chất kích thích,...

Bạn nên chú ý bổ sung thêm những loại thực phẩm có chứa dưỡng chất tốt cho xương khớp (Ảnh minh họa)

Bạn nên chú ý bổ sung thêm những loại thực phẩm có chứa dưỡng chất tốt cho xương khớp (Ảnh minh họa)

Tập thể dục.

Khi bạn bị đau khớp vai, bạn chỉ nên nghỉ ngơi 1-2 ngày, sau đó nên tiến hành tập luyện trở lại với các bài tập tốt cho vai, như: bơi lội hay thái cực quyền,... Các bài tập này nên được tập duy trì thường xuyên, ít nhất là trong 6-8 tuần để hạn chế cơn đau tái phát.

Ngoài ra, bạn nên tránh tham gia vào các hoạt động nặng nhọc hoặc chịu tác động cao (như nâng tạ, xem xét giảm tần suất chơi cầu lông, chơi golf);

Ngồi thiền, yoga.

Khi bạn bị đau khớp vai, bạn có thể cảm thấy lo lắng về tình trạng của mình, việc lo lắng có thể khiến đau khớp trở nên tồi tệ hơn. Các kỹ thuật thiền và thư giãn như yoga có thể giúp bạn thư giãn và làm giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm viêm và đau.

Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.

Khí hậu lạnh làm các cơn đau khớp tái phát trở lại, đặc biệt là ở người già - những đối tượng nhạy cảm với thời tiết. Vì thế, bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, mặc đầy đủ áo ấm, khăn quàng, đeo găng tay,...

Bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh để tránh bị đau xương khớp (Ảnh minh họa)

Bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh để tránh bị đau xương khớp (Ảnh minh họa)

Sắp xếp lại giường ngủ.

Sắp xếp lại giường giúp bạn ngủ thoải mái hơn và hạn chế tình trạng đau khớp vai do sai tư thế. Tư thế tốt giúp chúng ta đứng, đi, ngồi và nằm ở những vị trí ít gây căng thẳng, hỗ trợ cho cơ bắp và dây chằng trong quá trình vận động hay các hoạt động chịu trọng lượng, từ đó hạn chế gây áp lực lên khớp, gây ra tình trạng đau khớp.

Một vài lời khuyên của chúng tôi là:

  • Sử dụng loại nệm cứng, đàn hồi tốt để cột sống không bị cong khi ngủ;
  • Dùng gối đầu có chiều cao phù hợp với độ cong của cổ;
  • Khi ngủ nên nằm thẳng, tránh ngủ nghiêng đè lên một tay hoặc nằm sấp. Nếu bạn ngủ nghiêng, hãy đặt một chiếc gối giữa hai chân.
  • Có thể áp dụng liệu pháp nhiệt trước khi đi ngủ để hạn chế đau, thư giãn gân cốt.

Tư thế ngủ đúng giúp phòng tránh đau khớp vai, cổ, gáy (Ảnh minh họa)

Tư thế ngủ đúng giúp phòng tránh đau khớp vai, cổ, gáy (Ảnh minh họa)

Sửa đổi tư thế xấu khi làm việc.

Ngồi sai tư thế khi làm việc cũng có thể gây ra đau khớp vai và thậm chí là gây đau cả vùng cổ, gáy. Vì thế bạn nên chú ý tới tư thế của mình khi làm việc hoặc học tập. Một số lời khuyên dành cho bạn là:

  • Khi bạn ngồi ở bàn làm việc, hãy giữ khuỷu tay song song với mặt đất. Đặt màn hình máy tính ngang với tầm mắt. (Hầu hết mọi người đều đặt màn hình thấp hơn để cúi xuống nhìn, nhưng điều này làm tăng đáng kể tình trạng căng cơ cổ, vai gáy, gây ra đau);
  • Chân đặt trên sàng nhà hoặc một chiếc ghế con;
  • Đầu gối nên thấp hơn hông;
  • Không ngồi trườn ra ghế, ngồi chúi đầu về phía trước hoặc ngửa ra sau quá nhiều;
  • Trong thời gian làm việc, cứ sau mỗi giờ nên đứng dậy đi lại xung quanh và tập một số động tác nhẹ nhàng.

Tư thế ngồi làm việc đúng giúp hạn chế đau khớp vai, gáy, cổ (Ảnh minh họa)

Tư thế ngồi làm việc đúng giúp hạn chế đau khớp vai, gáy, cổ (Ảnh minh họa)

Sửa đổi tư thế sai khi đứng.

Để có tư thế đứng đúng, bạn nên:

  • Giữ hai bàn chân rộng bằng vai;
  • Để cánh tay buông tự nhiên xuống hai bên cơ thể;
  • Đứng thẳng sao cho phần dái tai thẳng với vai, ngực mở rộng;
  • Chuyển trọng lượng cơ thể từ ngón chân sang gót chân hoặc từ chân này sang chân kia nếu bạn phải đứng trong thời gian dài.

Tư thế đứng đúng (Ảnh minh họa)

Tư thế đứng đúng (Ảnh minh họa)

Điều trị y tế

Thuốc kê đơn

Các loại thuốc kê đơn do bác sĩ chỉ định sẽ có tác dụng mạnh hơn so với các loại thuốc không kê đơn. Thường bao gồm một số loại như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID);
  • Các loại thuốc giãn cơ. Như cyclobenzaprine, tizanidine, baclofen;
  • Thuốc chống trầm cảm. Như amitriptyline, desipramine (Norpramin), doxepin, imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pam Bachelor),…;
  • Thuốc chống co thắt. Như clindium (Librax), dicyclomine (Bentyl), glycopyrrolate (Robinul), hyoscyamine (Levsin), propantheline (Pro-Banthine,…;
  • Thuốc chống co giật. Như carbamazepine (Tegretol), gamotrigine (Lamictal), pregabalin (Lyrica),…;
  • Thuốc Opioids. Như butanol (Stadol), hydrocodone (Vicodin), hydromorphone (Dilaudid), methadone (Dolophine),…
  • Thuốc tiêm steroid, tiêm axit hyaluronic, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm tế bào gốc,…

Nhóm thuốc kê đơn có tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh nhưng cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn nhóm thuốc không kê đơn. Nếu sử dụng sai còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, hãy hỏi lại thật rõ về các loại thuốc nến bạn còn điều gì thắc mắc.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc kê đơn để điều trị đau khớp vai là:

  • Đau dạ dày;
  • Loét dạ dày;
  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Có các phản ứng dị ứng như phát ban, thở khò khè và sưng họng;
  • Vấn đề về gan hoặc thận;
  • Huyết áp cao;
  • Gây lệ thuộc vào thuốc;
  • Buồn ngủ;
  • Gây hưng phấn và kích thích;
  • .v.v.

Nhóm thuốc kê đơn để chữa đau khớp vai có tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh nhưng cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn nhóm thuốc không kê đơn (Ảnh minh họa)

Nhóm thuốc kê đơn để chữa đau khớp vai có tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh nhưng cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn nhóm thuốc không kê đơn (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được thực hiện song song với việc dùng thuốc.

Một chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi tư thế, hoạt động hằng ngày để cải thiện sự linh hoạt của khớp vai và giảm đau. Đồng thời, hướng dẫn bạn một số bài tập giúp giảm đau hiệu quả. Số lần thự hiện vật lý trị liệu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của bạn.

Ngoài việc thực hiện các bài tập, bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm một số phương pháp thụ động khác như: massage, kéo nắn, từ trường, sóng âm, liệu pháp nhiệt,...

Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau khớp vai đã được kiểm chứng. Theo giải thích của khoa học, châm cứu giúp:

  • Sản sinh ra một loại hormone giúp ức chế cơn đau, giảm stress, lo âu và ngủ ngon;
  • Cơ được thư giãn, từ đó cải thiện các triệu chứng đau mỏi;
  • Điều hòa lại sự hoạt động của các dây chằng vùng vai, từ đó làm giảm co cứng cơ, giảm đau;
  • Điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, giúp bệnh nhân ổn định cảm xúc, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Để thực hiện châm cứu điều trị đau vai gáy, bạn nên lựa chọn các cơ sở châm cứu, y học cổ truyền uy tín, bác sĩ được cấp giấy phép hành nghề. Điều này giúp hạn chế rủi ro và biến chứng trong quá trình điều trị.

Châm cứu là một phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau khớp vai đã được kiểm chứng (Ảnh minh họa)

Châm cứu là một phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau khớp vai đã được kiểm chứng (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật chữa đau khớp vai

Nếu các phương pháp không phẫu thuật không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn, hoặc với một số bệnh lý đặc biệt, việc phẫu thuật có thể được xem xét.

Một số phương pháp phẫu thuật khớp vai thường được thực hiện là:

  • Phẫu thuật thay thế khớp vai;
  • Phẫu thuật chóp xoay khớp vai;
  • Phẫu thuật nội soi để làm sạch các mảnh vụn trong khớp vai;
  • Phẫu thuật nội soi khâu sụn viền bao khớp vai;
  • Phẫu thuật nội soi gỡ dính, giải phóng bao khớp vai;
  • .v.v.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về các cách chữa đau khớp vai. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế bất kì một chẩn đoán y tế chuyên nghiệp nào.

👉 Có thể bạn quan tâm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết