Hội Chứng Ống Cổ Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Hội Chứng Ống Cổ Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng chèn ép dây thần kinh giữa ống cổ tay gây ra các biểu hiện tê tay, đau tay và hạn chế khả năng vận động. Nếu để bệnh lý này diễn ra lâu và không có cách khắc phục có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm. 

Hội chứng ống cổ tay là gì? 

Hội chứng ống cổ tay (Tiếng Anh: Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng bất thường ở ống cổ tay, nó thường được phát hiện thông qua giải phẫu. Hiện tượng này xảy ra do dây thần kinh giữa đi qua cổ tay bị chèn ép, điều này dẫn tới tình trạng viêm đau, mất cảm giác ở tay và các đầu ngón tay. 

Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh hội chứng ống cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh chủ quan và không điều trị. Nếu để thời gian dài, bệnh có thể tiến triển xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh hội chứng ống cổ tay ở giai đoạn đầu thường có các triệu chứng nhẹ như bị tê khi cầm nắm, lâu dần có thể bị tê liệt vùng mô cái.

Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng dây thần kinh giữa bị chèn ép

Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng dây thần kinh giữa bị chèn ép

Đối tượng dễ mắc bệnh

Nữ giới là đối tượng có tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay nhiều nhất. Ngoài ra, một số đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người bình thường: 

  • Những người thừa cân, béo phì. 

  • Phụ nữ đang mang thai

  • Người có bố mẹ bị hội chứng hẹp ống cổ tay

  • Người có bệnh lý về xương khớp, tiểu đường. 

  • Nhân viên văn phòng, người thường xuyên lao động tay nhiều. 

  • Người từng bị chấn thương cổ tay. 

Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

Về nguyên nhân hội chứng ống cổ tay, cho tới nay vẫn chưa xác định được chính xác. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu và đánh giá, các chuyên gia xương khớp có chỉ ra một số yếu tố có nguy cơ cao góp phần hình thành nên bệnh này: 

  • Yếu tố di truyền: Tỷ lệ trẻ em sau sinh có yếu tố di truyền từ bố mẹ nên có cấu trúc ống cổ tay nhỏ hơn bình thường tương đối cao. 

  • Chấn thương: Các tổn thương như gãy xương, trật khớp tại vùng cổ tay đều có khả năng làm cổ tay bị biến dạng. Điều này khiến cấu trúc bên trong ống cổ tay bị ảnh hưởng, tạo áp lực khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép và hình thành nên hội chứng hẹp ống cổ tay. 

  • Các bệnh lý về xương khớp: Những người có các bệnh như viêm khớp dạng thấp, gout,... thường bị ảnh hưởng đến cấu trúc xương cổ tay. 

  • Giới tính và độ tuổi: Theo khảo sát, nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn nam giới do cấu trúc ống cổ tay của nữ giới nhỏ hơn. Trong đó, người trong độ tuổi 45 - 60 dễ mắc bệnh nhất. 

  • Các thói quen sinh hoạt: Liên tục làm một công việc cần phải sử dụng đến bàn tay nhiều có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở giữa ống cổ tay. 

Dùng tay quá nhiều có thể gây hội chứng ống cổ tay

Dùng tay quá nhiều có thể gây hội chứng ống cổ tay

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ống cổ tay 

Bệnh hội chứng ống cổ tay có các triệu chứng tương đối đa dạng. Dưới đây là một vài những triệu chứng phổ biến giúp bạn sớm phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời: 

  • Tê bì bàn tay: Đây là dấu hiệu phổ biến, hầu hết người bệnh nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, nó thường chỉ xuất hiện một vài phút và hết, nặng hơn có thể là vài tiếng. 

  • Cứng bàn tay: Hiện tượng cứng tay thường xuất hiện sau khi ngủ dậy. 

  • Đau cổ tay và ngón tay: Các ngón tay và cổ tay có hiện tượng đau nhức (thường trừ ngón út không có biểu hiện). 

  • Tay nóng rát: Do các dây thần kinh giữa bị chèn ép nên thường dẫn tới tình trạng nóng rát bàn tay rất khó chịu.

  • Cơ tay yếu: Bàn tay và các ngón tay của người bệnh yếu dần, các thao tác cầm nắm, nâng đỡ cũng trở nên khó khăn hơn. 

  • Đau khi vận động: Tay xuất hiện cảm giác đau nhức nên khả năng vận động của tay dần bị hạn chế. 

Hội chứng ống cổ tay gây tê bì, đau nhức

Hội chứng ống cổ tay gây tê bì, đau nhức

Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị

Hiện nay, có nhiều cách để điều trị hội chứng ống cổ tay như dùng thuốc tây, vật lý trị liệu, đông y hay nặng hơn thì phẫu thuật. Mỗi cách chữa có những ưu và nhược điểm riêng, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mình. 

Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng thuốc tây 

Thuốc Tây thường là lựa chọn hàng đầu của mọi người bệnh bởi tính tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng. Các loại thuốc kháng viêm không steroid, corticosteroid, tiêm tại chỗ,... được sử dụng phổ biến giúp cải thiện các triệu chứng bệnh. 

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý thuốc Tây chỉ cho tác dụng tạm thời, hỗ trợ giảm triệu chứng ở thời điểm sử dụng, không chữa được khỏi bệnh. Vì vậy, bệnh thường tái phát lại bất cứ lúc nào. Nhưng cũng không vì thế mà bạn lạm dụng các loại thuốc này bởi khi dùng với liều lượng lớn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Nguy hiểm hơn là thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận, hệ tiêu hóa,... 

Sử dụng nẹp 

Nẹp cổ tay là biện pháp khắc phục tình trạng bệnh khá tốt đối với các bệnh nhân đang ở thể nhẹ đến trung bình. Bạn có thể dùng nẹp qua đêm để cố định cổ tay luôn thẳng, từ đó giảm các áp lực lên dây thần kinh. 

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu an toàn, không xâm lấn nhưng cho hiệu quả điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả. Một số biện pháp phổ biến là: 

  • Nhiệt trị liệu: Chiếu đèn hồng quang, chiếu sóng viba,... là những cách giúp giảm viêm đau và sưng, nhức. 

  • Máy vật lý trị liệu: Giúp giảm đau, kích thích thần kinh và các gân cơ. Đồng thời, hạn chế các tình trạng teo cơ, khôi phục chức năng vận động. 

  • Tập vật lý trị liệu: Các bài tập giúp phục hồi khả năng lao động, cầm nắm,..

Muốn điều trị bệnh bằng vật lý trị liệu, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Đồng thời, bạn nên tìm đến các trung tâm có cung cấp dịch vụ để được thực hiện đúng động tác, nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro. 

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay 

Phương pháp phẫu thuật thường chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các biện pháp kể trên. Mục tiêu phẫu thuật là giúp giảm áp lực lên cánh tay bằng cách cắt dây chằng chèn ép lên dây thần kinh giữa. 

Hai phương pháp phẫu thuật hiện nay thường được áp dụng là: 

  • Mổ hở

  • Mổ nội soi

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay

Mỗ cho kết quả giảm triệu chứng nhanh chóng, không tái phát trở lại nhưng có chi phí cao và cần nhiều thời gian để phục hồi. Vì vậy, người bệnh khi phẫu thuật hội chứng ống cổ tay cần cẩn trọng, chăm sóc kỹ lưỡng. 

Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay 

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau: 

  • Hạn chế bê vác nặng, dùng lực nặng lên cổ tay

  • Tránh làm việc liên tục bằng tay trong nhiều giờ liên tục

  • Thực hiện các bài tập thư giãn cổ tay, ngón tay và lòng bàn tay

  • Không gối tay khi ngủ vì điều này có thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép. 

  • Giữ cổ tay thẳng nhất có thể, tránh uốn cong cổ tay. 

  • Giữ ấm cho bàn tay nếu phải làm việc trong môi trường lạnh để hạn chế tình trạng cứng khớp và đau tay. 

Ngoài các mẹo phòng ngừa nêu trên, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn. Đồng thời, duy trì cân nặng hợp lý bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học: 

  • Ăn nhiều rau củ quả. 

  • Ăn đủ các thức ăn giàu đạm. 

  • Bổ sung sữa hàng ngày, nên sử dụng sữa tách béo. 

  • Tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt. 

  • Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ. 

Trên đây là những thông tin về hội chứng ống cổ tay chúng tôi tổng hợp muốn gửi đến bạn đọc. Đây là bệnh gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, hạn chế khả năng vận động của tay nên mọi người cần cảnh giác, hãy đi khám ngay khi có các biểu hiện cho thấy mình đang bị bệnh. 

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết