Thấp khớp là cơn ác mộng của xương khớp, gây tác động tiêu cực đến hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là người cao tuổi. Nếu không được điều trị từ sớm, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nguy cơ tàn phế. Do đó, hãy cùng chúng tôi khám phá thấp khớp là gì và những thông tin liên quan, giúp bạn có thêm kiến thức, sẵn sàng đối mặt với bệnh lý đáng sợ này.
Thấp khớp là căn bệnh không loại trừ một ai, có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn
Thấp khớp là gì?
Để giải đáp “thấp khớp là bệnh gì?”, PGS. TS. BSCC Đặng Hồng Hoa tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, thấp khớp hay viêm khớp dạng thấp (RA - Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý tự miễn mạn tính, được hình thành do các tổn thương từ màng hoạt dịch khớp. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào, tuy nhiên phổ biến nhất ở nữ trong độ tuổi trung niên, và đi kèm với các dấu hiệu điển hình như:
Đau và sưng khớp
Cứng khớp vào buổi sáng
Sốt, chán ăn
Mệt mỏi, suy nhược
Đau, viêm cột sống
Sưng mô và biến dạng khớp
Giảm khả năng di chuyển
Viêm khớp dạng thấp có khả năng phát triển ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp háng, khớp vai và thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm khác biệt của viêm khớp dạng thấp RA với các loại viêm khác.
Giải mã thấp khớp là gì
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao bị loãng xương, hội chứng ống cổ tay, nhiễm trùng, tàn phế và ảnh hưởng đến cả mắt, tim, phổi, mạch máu,... Để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về viêm khớp dạng thấp qua những phần thông tin quan trọng, đáng chú ý sau!
Các cấp độ thấp khớp
Khi viêm khớp dạng thấp RA tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ có những thay đổi nhất định qua từng giai đoạn. Một số thay đổi có thể nhìn thấy và cảm nhận rõ rệt, trong khi những thay đổi khác lại rất khó phân biệt, hầu như không tạo ra cảm giác gì khác thường.
Theo đó, dựa vào tiến triển của viêm khớp dạng thấp, bệnh được chia thành 4 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Trong giai đoạn đầu, người bệnh bắt đầu xuất hiện cảm giác đau nhẹ tại các vùng khớp nhỏ như: khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp mắt cá chân. Các triệu chứng này thường không gây khó chịu nhiều cho người bệnh và chưa có tổn thương về xương, tuy nhiên màng hoạt dịch của khớp đã bị thương tổn.
Cấp độ 2: Lúc này, màng hoạt dịch khớp đã viêm nặng hơn, lan rộng mạnh mẽ đến nhiều vùng khớp khác, bao gồm: khớp cổ, khớp vai, khớp đầu gối,... Triệu chứng viêm sưng trong khớp ngày càng trở nên rõ rệt hơn, đem đến nhiều bất cập trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Cấp độ 3: Mức độ viêm khớp ở giai đoạn này đã trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến các khớp cơ bản và khớp lớn như khuỷu tay, khớp cổ chân,... Đáng chú ý, thấp khớp cấp độ 3 không chỉ lan đến sụn mà đã ảnh hưởng vào trong xương do lớp sụn giữa các xương bị mòn, dẫn đến cọ xát, gây đau và sưng nhiều hơn. Một số ít trường hợp bị yếu cơ, mất hẳn khả năng vận động do xương bị tổn thương nặng nề, thậm chí biến dạng.
Cấp độ 4: Bệnh viêm khớp dạng thấp lúc này đã trở nên nặng nề, lan rộng khắp cơ thể. Các khớp ở giai đoạn muộn đã ngừng hoạt động hoàn toàn, khiến bệnh nhân đau, sưng cứng khớp và mất khả năng vận động.
Thấp khớp cấp độ 4 có thể khiến bệnh nhân mất khả năng hoạt động
⚠️Lưu ý, các giai đoạn hay cấp độ viêm khớp dạng thấp ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ viêm khớp dạng thấp, yếu tố di truyền,... Vì vậy, mặc dù có 4 cấp độ, thế nhưng sự tiến triển và tác động của bệnh có thể thay đổi rất nhiều giữa các người bệnh với nhau. Do đó, điều quan trọng là mỗi người phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh, từ đó có những biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp dạng thấp được nhiều y bác sĩ ghi nhận, mời bạn theo dõi!
7 Nguyên nhân gây thấp khớp phổ biến
Nguyên nhân gây thấp khớp chủ yếu liên quan tới các phản ứng tự miễn trong cơ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, các nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Một số yếu tố được nhận định có thể gia tăng nguy cơ xuất hiện và tiến triển bệnh bao gồm:
Nguyên nhân thấp khớp | Giải thích chi tiết |
Di truyền | Không chỉ viêm khớp dạng thấp, hầu hết các bệnh tự miễn đều liên quan đến gen di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, nguy cơ mắc thấp khớp ở những người còn lại cũng cao hơn nhưng không phải tất cả người thân cùng mắc bệnh. |
Nhiễm trùng | Viêm khớp dạng thấp không phải bệnh gây ra bởi nhiễm trùng, tuy nhiên chúng lại xuất phát từ sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Trong quá trình bị xâm hại bởi một số vi khuẩn và virus như Porphyromonas Gingivalis, Mycoplasma, Epstein-Barr virus và Rubella,... các tế bào miễn dịch có thể tấn công nhầm các mô lành trong cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp; gây viêm và tổn thương khớp. |
Hormone | Theo nghiên cứu được công bố trong tạp chí Journal of Autoimmunity năm 2019 về vai trò của hormone estrogen và viêm khớp dạng thấp, estrogen ở nữ có thể tác động trực tiếp đến hệ thống miễn dịch và lớp mô đệm bao bọc các đầu khớp. Vì thế, rối loạn hormone có thể góp phần kích hoạt và phát triển viêm khớp dạng thấp. |
Chấn thương | Các va đập hay chấn thương khớp có thể gây tổn thương mô mềm và câu trúc xương trong khớp, gây nên viêm nhiễm. |
Tuổi tác | Mô sụn và các yếu tố bôi trơn trong khớp sẽ giảm dần theo thời gian, đều này trở nên rõ rệt khi bạn càng già đi; gây ra nhiều bệnh lý xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. |
Rối loạn miễn dịch | Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh thông qua cân bằng vi khuẩn và tiêu diệt các vi khuẩn có mầm mống gây bệnh. Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, chúng có thể không nhận diện đúng các mô lành và tấn công chúng, gây ra viêm khớp dạng thấp. |
Môi trường | Các yếu tố như môi trường sống ẩm thấp, hút thuốc, tiếp xúc với các chất độc hại hay thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và góp phần vào sự phát triển của bệnh. |
Các nguyên nhân phổ biến gây thấp khớp ở trẻ em và người lớn
⚠️Lưu ý: Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp rất đa dạng, trên đây là những nguyên nhân phổ biến và có thể còn nhiều nguyên nhân khác chưa được đề cập. Do đó, ngay khi có các biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh cần chủ động thăm khám hoặc thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây để giảm thiểu các tác động của bệnh.
Cách phòng ngừa thấp khớp tại nhà hiệu quả
Sau khi đã hiểu thấp khớp là gì và mối nguy hiểm của chúng, bạn có thể áp dụng ngay 8 biện pháp phòng ngừa sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:
Duy trì lối sống lành mạnh: Tăng cường vận động, quản lý cân nặng lý tưởng và tránh thói quen hút thuốc lá hoặc khu vực hút thuốc lá,...
Ăn uống cân đối: Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giàu dinh dưỡng cho khớp, tăng chất xơ và chất chống oxy hóa, giảm tiêu thụ thực phẩm chứa chất kích thích, chất béo bão hòa, muối hoặc đường tinh khiết.
Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày, hãy dành tối thiểu 30 phút để tham gia vào các hoạt động có lợi cho xương khớp như: bơi, đi bộ, chạy bộ, yoga,...
Bảo vệ khớp: Nhằm hạn chế va đập hoặc chấn thương khớp, khi tham gia các hoạt động cần sử dụng nhiều đến cơ bắp, hãy đảm bảo bạn đã thực hiện đúng kỹ thuật và đeo đồ bảo hộ an toàn. Nếu công việc của bạn yêu cầu nhiều cử động lặp đi lặp lại và gây áp lực lớn lên khớp, hãy xem xét đầu tư vào các thiết bị giúp giảm tải áp lực một cách hiệu quả và an toàn.
Giữ ấm cho cơ thể: Vào mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể luôn cần được giữ ấm nhằm cải thiện sự di chuyển của các khớp, giúp duy trì sự linh hoạt cho cơ thể.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến xương khớp.
Đúng tư thế: Hãy đảm bảo tư thế ngủ, làm việc hay đi đứng của bạn luôn đúng; nhằm giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp cổ, lưng và tay.
Sử dụng sản phẩm bổ trợ: Việc sử dụng kết hợp các sản phẩm lành tính có khả năng hỗ trợ làm trơn, phục hồi sụn khớp hoặc làm chậm quá trình thoái hóa khớp như Khương Thảo Đan Gold.
Khương Thảo Đan Gold là sản phẩm bảo vệ sức khỏe vượt trội, được chiết xuất hoàn toàn từ thành phần có nguồn gốc tự nhiên, giúp giảm các triệu chứng đau nhức liên quan đến viêm khớp và thoái hóa khớp.
Bên cạnh đó, với công thức chế tạo đặc biệt, Khương Thảo Đan Gold còn có khả năng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ quá trình tái tạo và bảo vệ sụn khớp, từ đó giúp cải thiện độ linh hoạt và giảm nhanh chóng cảm giác đau nhức của khớp - đã được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi các cơ quan chức năng.
Khương Thảo Đan Gold - Giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa các vấn đề xương khớp
Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, vui lòng truy cập trang web https://khuongthaodan.com/ hoặc liên hệ 1800 1156 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Hãy để Khương Thảo Đan ngăn ngừa, xoa dịu các cơn đau nhức, trao lại cuộc sống tràn đầy năng lượng và sự tự tin cho bạn ngay hôm nay!
⚠️Chú ý, việc phòng ngừa là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe khớp và tránh các vấn đề liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, điều này không thể thay thế các phương pháp y tế đặc trị khi bạn đã mắc bệnh. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình chẩn đoán cũng như các biện pháp điều trị thấp khớp, giúp giảm thiểu tác động của bệnh và gia tăng cơ hội hồi phục.
Quy trình điều trị thấp khớp từ A - Z
Bước 1: Chẩn đoán
Để kết quả chẩn đoán chính xác và đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi thông tin, kiểm tra cơ xương khớp tổng quát nhằm tìm ra vùng khớp đau nhức và một số nguyên nhân liên quan.
Sau đó, tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu: Việc xác định các chỉ số cơ bản trong máu như lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thông tin liên quan giúp bác sĩ nắm được khái quát tình trạng cơ thể người bệnh.
Xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP): Lượng CRP trong huyết tương phản ánh tình trạng viêm nhiễm và viêm mạn tính trong cơ thể.
Xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA): Việc kiểm tra sự có mặt quả kháng thể này có thể giúp bác sĩ phát hiện ra các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch (bao gồm tự miễn dịch) của người bệnh.
Xét nghiệm kháng thể citrulline theo chu kỳ (anti-CCP): Phương pháp xét nghiệm này thường được áp dụng cho người có RF âm tính nhằm xác định khả năng mắc viêm khớp dạng thấp.
Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): Tốc độ lắng của tế bào máu cũng phản ánh được phần nào mức độ viêm và những thương tổn tiềm ẩn.
Xét nghiệm RF: Phát hiện kháng thể RF trong máu có thể tiết lộ về những vấn đề liên quan đến viêm nhiễm trong cơ thể.
Bước 2: Điều trị thấp khớp
Điều trị thấp khớp (viêm khớp dạng thấp) thường tập trung vào việc giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển nặng nề của bệnh. Một số biện pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn (như đã đề cập trước đó).
Ngoài ra, có nhiều loại thuốc thường được kê đơn để giảm viêm, giảm các triệu chứng thấp khớp, chẳng hạn như: thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), Corticosteroids, Biologics, thuốc điều chỉnh dịch tử (DMARDs),... Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên tham khảo và được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn kỹ lưỡng.
NSAIDs, Corticosteroids hay Biologics là các thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp
Trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng - khi các biện pháp ngăn ngừa, cải thiện hoặc dùng thuốc không thể kiểm soát triệu chứng - phẫu thuật có thể được xem xét. Các phẫu thuật thường bao gồm thay khớp hoặc một số thủ thuật khắc phục tổn thương trong các khớp bị viêm.
Chú ý: Điều trị thấp khớp là một quá trình dài, đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa bệnh nhân và chuyên gia y tế. Bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động thăm khám định kỳ nhằm kiểm tra, theo dõi và đánh giá hiệu quả của liệu pháp, đồng thời điều chỉnh phương pháp điều trị (nếu cần thiết).
Bước 3: Chăm sóc sau điều trị
Sau quá trình điều trị, việc chăm sóc đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa kết quả điều trị và phòng ngừa biến chứng một cách triệt để. Theo đó, các biện pháp chăm sóc sau điều trị thấp khớp có thể bao gồm:
Hiểu tình trạng người bệnh: Để hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất, bạn cần hiểu rõ tình trạng viêm khớp của người bệnh diễn ra ở đâu. Giả sử, nếu người bệnh bị viêm khớp dạng thấp ở tay, họ sẽ cần hỗ trợ trong lúc ăn uống, thay quần áo hoặc vệ sinh cá nhân. Còn nếu người bệnh bị viêm khớp khối, họ rất cần được trợ giúp khi đi lại hoặc lên xuống cầu thang.
Biết khi nào nên hoặc không nên giúp đỡ: Phần lớn người bệnh gặp các vấn đề xương khớp đều không muốn phụ thuộc vào người khác nên thường cố gắng tự làm hết những việc trong khả năng. Do đó, không phải lúc nào họ cũng cần được hỗ trợ hoặc quan tâm, chăm sóc y tế đặc biệt. Thay vào đó, hãy khích lệ khi họ tự cầm đũa, tự đi bộ mà không cần dìu.
Người thân, bạn bè cần linh hoạt trong việc giúp đỡ người bệnh sau điều trị
Quản lý thuốc: Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ loại thuốc cũng như thời gian, liều lượng cần uống, hãy giúp họ!
Giúp đỡ và khuyến khích người bệnh tập thể dục: Từ lâu, tập thể dục đã được chứng minh rất có lợi cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, không nhiều người tỏ ra hứng thú, thậm chí sợ hãi mỗi khi nghĩ tới việc luyện tập. Lúc này, nhiệm vụ của bạn chính là khích lệ, động viên qua lời nói tích cực, đồng hành với họ trong quá trình tập luyện. Ngoài ra, hãy theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tập luyện của họ khi cần thiết nhằm đảm bảo tính liên tục và phù hợp với họ trong quá trình phục hồi sức khỏe.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thấp khớp và một số điểm quan trọng cần chú ý. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về bệnh, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới hoặc truy cập https://khuongthaodan.com/ để tham khảo nhiều bài viết liên quan!
Nguồn tham khảo:
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh: "Viêm khớp dạng thấp - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh" tamanhhospital.vn/viem-khop-dang-thap.
Bệnh viện 108: "Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (phần 1)" benhvien108.vn/chan-doan-viem-khop-dang-thap-phan-1.htm#:~:text=Giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%201%3A%20ch%C6%B0a%20th%E1%BA%A5y,kh%E1%BB%9Bp%2C%20d%C3%ADnh%20kh%E1%BB%9Bp%20m%E1%BB%99t%20ph%E1%BA%A7n.
Nhà thuốc An Khang: “Bệnh viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” nhathuocankhang.com/benh/benh-viem-khop-dang-thap#:~:text=Nguy%C3%AAn%20nh%C3%A2n%20l%C3%A0%20do%20s%E1%BB%B1,suy%20gi%E1%BA%A3m%20h%E1%BB%87%20mi%E1%BB%85n%20d%E1%BB%8Bch.
Thầy thuốc Việt Nam: “Cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp” thaythuocvietnam.vn/cach-phong-ngua-viem-khop-dang-thap/.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận