Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm là một trong những bệnh lý dễ gặp ở hầu hết mọi đối tượng độ tuổi và giới tính. Triệu chứng của bệnh khiến tinh thần người bệnh sa sút, mệt mỏi và làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, việc phát hiện bệnh và can thiệp sớm để khắc phục triệu chứng là rất cần thiết.
Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm là gì?
Rối loạn khớp thái dương hàm là một thuật ngữ để chỉ hiện tượng rối loạn chức năng ở khớp thái dương hàm hoặc đau ở vùng khớp mặt, đau đầu. Các cơn đau thường xảy ra trong phạm vi trong hoặc xung quanh khớp thái dương hàm và đau lan ra các vùng cơ đầu, cổ, cân cơ.
Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lý gây đau khó chịu vùng khớp mặt
Bất kỳ ai cũng có thể bị rối loạn khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những người ở trong khoảng độ tuổi 20 - 40 tuổi và thường xuất hiện nhiều ở nữ giới.
Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương
Rối loạn khớp thái dương hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do các chấn thương hàm, khớp hay cơ ở vùng đầu cổ.
Ngoài ra, có một số tác nhân khác tác động vào khiến bệnh hình thành là:
Răng mất khiến cho hàm bị mất cân bằng. Khi một vị trí răng bị trống, các răng khác sẽ bị mọc lệch và phải chịu tác động lực mạnh từ việc ăn nhai. Điều này khiến cho biên độ dao động của khớp thái dương hàm bị thay đổi. Nếu để tình trạng mất răng kéo dài mà không trồng bù lại có thể làm ảnh hưởng đến khớp thái dương ngày một nặng hơn.
Do trật đĩa khớp hoặc sau nhổ răng, nhất là các răng số 7 và số 8.
Răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn.
Sử dụng miếng trám, răng giả, hàm giả bán phần hoặc toàn phần không vừa khiến cho việc vận động của cơ hàm không được linh hoạt.
Tổn thương do thoái hóa khớp, các viêm ở khớp nhỏ - nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối.
Tinh thần thường xuyên căng thẳng, stress.
Thói quen nghiến răng có thể khiến cơ hàm mặt bị căng, gây rối loạn khớp thái dương.
Nguyên nhân khác: Do nội tiết (ở nữ giới), thiếu chất dinh dưỡng (điển hình là magnesium,...)
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, nếu dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm cũng đều cần được can thiệp sớm. Việc đầu tiên nếu bạn nhận thấy bất thường là chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp.
Triệu chứng bệnh rối loạn khớp thái dương hàm
Các chuyên gia răng - hàm - mặt cho biết, bệnh rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra khá âm thầm, ngay cả khi bệnh chuyển biến mãn tính cũng khó nhận biết được thông qua triệu chứng. Dù vậy, việc chú ý và nghi ngờ ngay khi có dấu hiệu bất thường dưới đây là điều rất cần thiết:
Cơn đau hình thành âm ỉ ở hai bên thái dương và dọc xương hàm dưới, đau ở mặt trong và xung quanh tay, toàn bộ vùng mặt.
Khó mở/đóng miệng, ăn nhai.
Phát ra tiếng kêu lách cách khi nhai, ngáp hoặc mở miệng.
Khớp thái dương hàm bị kẹt hoặc khóa khớp khiến cho việc căn, nhai đột ngột bị khó khăn, cảm giác không thoải mái khi răng trên và răng dưới không khớp với nhau.
Một bên mặt của người bệnh có thể bị sưng phù.
Các triệu chứng khác: đau răng, đau mỏi cổ, đau đầu, đau vai, ù tai, chóng mặt và các vấn đề về thính giác khác,...
Có nhiều triệu chứng khác nhau khi bị rối loạn khớp thái dương hàm
Các triệu chứng bệnh nhìn chung làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Nếu ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ bệnh rối loạn khớp thái dương, mọi người nên nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị kịp thời. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một số kỹ thuật sau để chẩn đoán bệnh:
Chụp X-quang: Giúp quan sát tình trạng xương hàm cũng như khớp thái dương hàm, răng.
Chụp cộng hưởng từ MRI: Hỗ trợ quan sát vị trí đĩa thái dương hàm để nhận biết đĩa thái dương có bị lệch khi hàm di chuyển hay không.
Chụp CT Scan: Cho hình ảnh chi tiết các xương của khớp thái dương hàm.
Các kỹ thuật chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm cho kết quả chính xác
Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
Tùy vào từng trường hợp bệnh có mức độ nặng hay nhẹ, có nhiều giải pháp khác nhau có thể can thiệp để điều trị rối loạn khớp thái dương hàm. Dưới đây là một số cách phổ biến:
Điều trị không phẫu thuật
Chườm lạnh: Sử dụng một túi đá chườm lên vùng bị đau mỏi thái dương trong khoảng 10 phút. Nhiệt lạnh giúp kéo giãn cơ hàm, giảm đau hiệu quả.
Xoa bóp khớp thái dương hàm: Xoa bóp giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp, giảm căng cơ và cải thiện cơn đau hiệu quả.
Dùng thuốc: Các thuốc có tác dụng giảm đau và giảm sưng tấy như chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc giãn cơ giúp thư giãn cơ hàm đang căng thẳng. Một số trường hợp có thể dùng thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm,... Tùy thuộc vào tình trạng mà các bác sĩ có thể chỉ định thuốc phù hợp.
Mang nẹp hoặc dụng cụ bảo vệ: Vào ban đêm, bạn có thể dùng nẹp và miếng bảo vệ để điều chỉnh khớp cắn.
Các phương pháp điều trị nha khoa: Với trường hợp bị rối loạn khớp thái dương hàm do mất răng, bạn nên trồng răng mới hoặc làm cầu răng để đưa khớp cắn về đúng vị trí cân đối, thẳng hàng.
Một số giải pháp khác: Kích thích dây thần kinh điện qua da, siêu âm giảm đau nhức, tiêm điểm kích hoạt bằng thuốc giảm đau,..
Chườm lạnh giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng
Mỗi giải pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm không dùng thuốc tồn tại cả những ưu và nhược điểm. Để chọn được giải pháp phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn.
Phẫu thuật điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng được các biện pháp kể trên, tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Hiện có 3 loại phẫu thuật chính:
Chọc dò khớp
Nội soi khớp
Phẫu thuật mở khớp
Phẫu thuật thường tốn kém, thời gian phục hồi lâu nên nhiều người e ngại phải chọn điều trị bằng phương pháp này. Bạn hãy cân nhắc kỹ và đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Cách phòng ngừa bệnh
Rối loạn khớp thái dương hàm làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của người bệnh. Theo đó, thay vì chờ bệnh đến mới chữa, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau:
Tạo thói quen ăn thức ăn mềm để tránh hàm làm việc quá sức.
Không nên giữ thói quen nghiến răng
Cần bổ sung răng ngay nếu trong trường hợp bị mất răng.
Khi chơi các môn thể thao, hãy đeo dụng cụ bảo vệ miệng để đảm bảo an toàn.
Ngay khi có dấu hiệu bất thường ở vùng khớp thái dương hàm, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời (nếu có).
Trên đây là thông tin về bệnh rối loạn khớp thái dương hàm và một số giải pháp điều trị. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và áp dụng được vào thực tế.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận