Thực trạng cong vẹo cột sống ngày đang xảy ra phổ biến và gia tăng ở đối tượng là người trẻ. Bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nắm bắt nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bệnh từ sớm là rất cần thiết. Thông tin chi tiết về bệnh lý này sẽ được chúng tôi cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cong vẹo cột sống là gì?
Cong vẹo cột sống là một bệnh lý của hệ xương khớp và có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ đang ngày càng phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn. Theo khảo sát, tần suất bệnh xuất hiện ở các bé gái bị bệnh cao hơn các bé trai.
Bệnh này thường diễn tiến âm thầm, các triệu chứng không quá đặc trưng nên khó phát hiện, đa số mọi người đều bỏ qua giai đoạn khởi phát và chỉ nhận biết bệnh khi đã diễn biến nặng.
Cong vẹo cột sống là bệnh lý xương khớp ai cũng có thể mắc phải
Tật cong vẹo cột sống khiến cột sống cong sang một bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngay. Các đốt sống lúc này sẽ bị cong sang một bên hoặc xoay khá phức tạp. Hình cong có thể có hình chữ S hoặc chữ C.
Các dạng cong vẹo cột sống phổ biến
Bệnh cong vẹo cột sống có nhiều dạng khác nhau với các triệu chứng riêng. Điển hình có thể kể đến:
Vẹo cột sống bẩm sinh
Đây là hiện tượng khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống khi trẻ vừa mới sinh ra. Cứ 10.000 trẻ sơ sinh, có 1 trẻ mắc tình trạng này. Bệnh này ít gặp hơn so với cong vẹo cột sống ở tuổi vị thành niên nhưng nhìn chung, khi mắc phải, trẻ bị ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sự phát triển.
Bệnh lý cong vẹo cột sống bẩm sinh ở trẻ thường có các nhiều dị tật khác đi kèm ở thận, bàng quang. Biểu hiện ban đầu của bệnh là khối cơ ở quanh 2 bên cột sống không đều nhau. Khi có thể nhìn thấy bằng mắt thường rằng hai bên vai của trẻ lệch nghĩa là bệnh đã ở mức nặng.
Tật cong vẹo cột sống bẩm sinh không có cách phòng ngừa
Với trẻ sơ sinh khi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh khá khó điều trị và bệnh diễn biến nhanh, đặc biệt ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh gần như không có biểu hiện nên rất khó phát hiện.
Cong vẹo cột sống khởi phát sớm
Đây là tình trạng bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ trước tuổi dậy thì. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi, không có nguyên nhân cụ thể và khiến hai vai, hông không đều, đầu bị nghiêng.
Vẹo cột sống tự phát
Vẹo cột sống tự phát còn được gọi với tên khác là vẹo cột sống vô căn. Đây là loại vẹo cột sống dễ gặp nhất, nó hình thành trong quá trình trẻ lớn lên và phát triển.
Loại dị tật này diễn biến nhanh ở độ tuổi dậy thì, từ 12 - 14 tuổi (bé gái) và 13 - 15 tuổi (bé nam).
Vẹo cột sống ở người lớn
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống ở người lớn là sự biến dạng từ thời thanh thiếu niên. Đồng thời, trong quá trình thoái hoá cột sống theo tuổi tác tăng dần, các xương và đĩa đệm bị suy yếu cũng tạo áp lực lên cột sống gây cong vẹo.
Một số dạng cong vẹo cột sống ở người lớn
Triệu chứng của cong vẹo cột sống ở người lớn thường rõ ràng hơn so với trẻ em. Nguyên nhân là do thoái hoá đĩa đệm gây ra thoát vị và chèn ép lên các rễ thần kinh.
Nguyên nhân gây nên cong vẹo cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên cong vẹo cột sống, trong đó chủ yếu là nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên. Ngoài ra, các chuyên gia xương khớp cũng chỉ ra bệnh có thể hình thành bởi một số yếu tố như:
Bẩm sinh
Yếu tố bẩm sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác:
Di truyền: Bố hoặc mẹ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh có thể di truyền sang con cái.
Ảnh hưởng khi mang thai:
Bào thai phát triển quá nhanh, không thích ứng được với cơ thể gây chèn ép.
Mẹ tiếp xúc với hóa chất, thuốc độc hại có thể gây dị tật cho con.
Ngôi thai không dịch chuyển hoặc bào thai bị tác động mạnh trong quá trình mang thai.
Cổ tử cung hẹp lúc sinh chèn ép vào cột sống của trẻ.
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ
Có nhiều yếu tố từ việc vận động của trẻ gây nên tình trạng cong vẹo cột sống:
Cho trẻ tập đi, đứng quá sớm.
Trẻ ngồi học không đúng tư thế, kích thước bàn học không phù hợp với lứa tuổi.
Lao động quá sớm, thường xuyên lao động nặng, đeo cặp sách quá nặng so với tuổi và không đều ở hai bên vai.
Do các bệnh về cơ, còi xương, suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở người lớn
Người trưởng thành bị tật cong vẹo cột sống thường do các yếu tố sau tác động:
Do quá trình tiếp diễn của bệnh ở thời thanh thiếu niên.
Do tình trạng thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc viêm khớp mặt sống và sụp lún các đốt sống.
Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống
Khi bị cong vẹo cột sống, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu bất thường như sau:
Gai đốt sống không thẳng hàng.
Dốc của hai vai không bằng nhau, thường là bên thấp bên cao.
Xương bả vai nhô ra bất thường.
2 mỏm xương đến bả vai có khoảng cách không bằng nhau.
Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay bị hẹp hoặc rộng không giống nhau.
Xương sườn lồi lên, thắt lưng bị mất cân đối do cột sống bị xoáy vặn.
Người bệnh có thể bị gù nhẹ.
Cong vẹo cột sống có thể gây lệch vai, gù lưng,...
Nếu khi bệnh đã tiến triển nặng và nguy hiểm hơn, người bệnh có thể cảm nhận được thêm các triệu chứng:
Đau lưng.
Không thể đứng thẳng người.
Chân bị đau, tê và yếu đi nhiều.
Chức năng ruột hoặc bàng quang bị rối loạn.
Bệnh cong vẹo cột sống có nguy hiểm không? Biến chứng
Tình trạng cong vẹo cột sống nếu từ lúc khởi phát không được phát hiện và để tiến triển có thể dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường cho người bệnh. Một số biến chứng có thể xuất hiện là:
Tổn thương tim và phổi: Khung xương sườn có thể bị chèn lên phổi và tim khiến người bệnh khó thở hơn bình thường. Nặng hơn là gây suy tim, viêm phổi.
Tự ti: Cong vẹo cột sống ở thể nặng hoàn toàn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, người bệnh dễ có cảm giác tự ti về ngoại hình.
Đau lưng nhiều hơn khi có tuổi: Tình trạng đau nhức lưng có dấu hiệu tăng dần theo tuổi tác. Điều này khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị suy giảm, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.
Cách chẩn đoán cong vẹo cột sống
Chẩn đoán bệnh là một trong những công đoạn không thể thiếu. Đây là cách để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh của mỗi người. Từ đó, các bác sĩ chuyên môn sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng. Các bước chẩn đoán bệnh là:
Khám tổng quát: Các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng mắt thường các vị trí cột sống, vai và vùng eo có đang cân xứng hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra độ cong ở lưng trên và lưng dưới.
Xét nghiệm hình ảnh:
Chụp X-quang
Chụp cộng hưởng từ MRI.
Chụp cắt lớp vi tính CT.
Xét nghiệm hình ảnh tìm ra nguyên nhân cong vẹo cột sống
Cách điều trị bệnh cong vẹo cột sống
Khi đã tìm hiểu được tật cong vẹo cột sống là gì, chắc chắn bạn không thể bỏ qua những thông tin về cách chữa bệnh lý này. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị vẹo cột sống. Với mỗi tình trạng bệnh nhân có thể áp dụng các cách khác nhau.
Nẹp cột sống
Đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn và giúp giảm đau hiệu quả từ phía ngoài. Đặc biệt, nẹp cột sống còn giúp ổn định cấu trúc của ống sống.
Hiện nay, phương pháp này được nhiều người lựa chọn thay thế cho phẫu thuật khi các trường hợp đó không thể phẫu thuật vì lý do sức khỏe hoặc các yếu tố tác động khác.
Vật lý trị liệu
Chữa cong vẹo cột sống bằng vật lý trị liệu được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ để duy trì đúng tư thế. Công dụng cụ thể:
Điều chỉnh các biến dạng của cột sống ở 3 mặt phẳng: đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang.
Hỗ trợ tư thế đúng, tăng sức mạnh cho cơ.
Kiểm soát các hoạt động, tăng cường vận động của cột sống được dẻo dai hơn.
Vật lý trị liệu chữa cong vẹo cột sống hiệu quả, an toàn
Đối với giải pháp vật lý trị liệu chữa cong vẹo cột sống, bệnh nhân có thể thực hiện liên tục với những bài tập vừa sức.
Phẫu thuật cong vẹo cột sống
Phương pháp phẫu thuật điều trị cong vẹo cột sống thường được áp dụng với các trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các cách điều trị bảo tồn nêu trên. Cụ thể, các đối tượng sau sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật:
Cột sống lệch nghiêm trọng
Đau lưng dữ dội, không đáp ứng các biện pháp giảm đau
Các dây thần kinh trong cột sống bị kích thích và chèn ép.
Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với người bị bệnh, vì vậy để phòng ngừa căn bệnh này xuất hiện bảo vệ chất lượng cuộc sống, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Chăm chỉ tập thể dục thể thao để tăng sự dẻo dai và phát triển cơ thể cân đối hơn.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein, khoáng chất và vitamin (cần đặc biệt chú ý bổ sung với đối tượng trẻ nhỏ).
Chọn bàn ghế học phù hợp với chiều cao của người dùng.
Ngồi học hoặc làm việc đúng tư thế, lưng thẳng và không nghiêng vẹo.
Trẻ hạn chế mang cặp hoặc mang vác những đồ nặng. Khi còn nhỏ, xương của trẻ còn yếu nên rất dễ bị biến dạng dưới tác động của trọng lực.
Ngay khi c ónhững dấu hiệu bất thường cho thấy cột sống của bạn có nguy cơ bị cong vẹo, cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về tật cong vẹo cột sống. Nhấn mạnh lại, bệnh càng để lâu càng nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chính người bệnh. Mọi người cần chú ý đến sức khỏe, kiểm tra hệ xương khớp định kỳ để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị bệnh phù hợp.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận