Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh lại thường không rõ nguyên nhân của triệu chứng này là do bệnh lý gì gây ra. Trong bài viết sau, hãy cùng nhau tìm chi tiết hơn về tình trạng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân và những bệnh có thể gây ra triệu chứng này.

💠 Nguyên nhân gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân xuất hiện khi có các tổn thương ở vùng khớp gối, khiến xương khớp bị mất tính linh hoạt, dây thần kinh bị kích thích gây đau. Bệnh có một số triệu chứng lâm sàng điển hình sau:

  • Cơn đau thường xuất hiện đột ngột nhưng cường độ đau không lớn, chỉ âm ỉ.
  • Thời gian đau có thể kéo dài một thời gian dài khoảng vài giờ đồng hồ, thậm chí vài ngày.
  • Cơn đau kèm theo cảm giác tê bì, lan dần từ bắp chân xuống bàn chân rồi tới các đầu ngón chân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống:

dau-nhuc-dau-goi

Nguyên nhân nào gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân?

🔹 Do tình trạng thừa cân béo phì

Khớp gối có vai trò quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu vận động, xoay chuyển linh hoạt, cân bằng và nâng đỡ trọng lượng cơ thể nên thường chịu áp lực đè nén lớn. Do đó, khi cân nặng vượt quá mức cho phép, áp lực đè xuống xương đầu gối càng lớn dẫn đến hiện tượng đau nhức từ đầu gối trở xuống bàn chân.

Ngoài ra, người thừa cân, béo phì thường không có thói quen vận động, từ đó, các khớp trở nên thiếu linh hoạt, xơ cứng và có thể dẫn đến thoái hóa thoái hóa nên thường xuyên cảm thấy đau nhức từ đầu gối trở xuống. Người bệnh di chuyển sẽ có cảm giác khó khăn, chân thường vô thức đi xòe sang hai bên để tránh áp lực lớn cho đầu gối.

🔹 Do loãng xương

Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc xương dẫn đến xương bị suy yếu, giảm thực hiện được chức năng và tăng nguy cơ gãy xương. Cấu trúc xương bị xốp và mỏng hơn xương bình thường sẽ làm giảm khả năng chịu lực và chống đỡ của xương.

Do đó, người bị loãng xương có thể cảm thấy nhức mỏi, không chỉ riêng đau nhức từ đầu gối trở xuống chân mà còn đau khắp cơ thể.

🔹 Do thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, giảm tiết dịch, nguyên nhân có thể do tuổi tác hoặc tổn thương sụn khớp, khiến đầu khớp mất đi lớp đệm sụn, đầu xương bị cọ xát vào nhau gây đau nhức. Khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế, đau do thoái hóa khớp gối gây ra bắt đầu từ chỗ tiếp nối của hai khớp gối lan xuống dưới bàn chân.

thoai-hoa-khop-goi

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân do thoái hóa khớp ngoài cảm giác nhức mỏi tê bì, có thể kèm theo tiếng kêu lục cục do xương không có sụn đệm, va vào nhau khi di chuyển.

Trong trường hợp thoái hóa nặng, khớp bị biến dạng, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nếu không được chữa trị người bệnh không những chỉ đau nhức mà còn có thể sẽ phải thay khớp hoặc mất khả năng đi lại.

🔹 Do cục máu đông

Cục máu đông ở chân cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân. Bởi các cục máu đông thường nằm sâu trong tĩnh mạch xa tim nhất, đó là ở các chi dưới, vị trí từ đầu gối trở xuống. Các cục máu đông khiến việc lưu thông và dẫn máu về tim không hiệu quả và gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân rồi lan lên dần, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ.

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân do cục máu đông có nhiều khả năng xảy ra là do người bệnh đứng lâu không hoạt động trong khoảng thời gian dài, thừa cân hoặc do sử dụng một số loại thuốc nhất định có tác dụng phụ hình thành cục máu đông.

🔹 Do hẹp cột sống thắt lưng

Hẹp cột sống thắt lưng xảy ra khi dây thần kinh cột sống bị chèn ép và đè nén gây đau dây thần kinh tọa - dây thần kinh ở vị trí ngồi xuống sẽ được xác định.

Chính vì vậy, cơn đau do hẹp cột sống gây ra thường có khuynh hướng phát triển và lan rộng theo chiều hướng từ thắt lưng hông đến đùi và gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân. Cơn đau xuất hiện rõ ràng nhất khi bệnh nhân ngồi xuống trong một thời gian dài gây kích thích, chèn ép dây thần kinh tọa.

🔹 Do yếu tố tuổi tác

nguoi-gia-dau-dau-goi

Người già và tuổi trung niên dễ mắc đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân

Tuổi tác cũng quyết định một phần đến biểu hiện đau nhức từ đầu gối xuống chân. Khi tuổi càng cao thì mật độ của xương càng giảm, hệ thống xương khớp bắt đầu xuất hiện tình trạng loãng xương và sụn khớp dần trở nên lão hóa. Xương bị loãng, các khớp gối bị bào mòn và thoái hóa làm việc đi lại trở nên khó khăn, dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội, đau lan tỏa từ 2 đầu gối xuống bàn chân.

Bệnh nhân có các cơn đau đa số vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy, kèm theo đó là cảm giác tê cứng chân không di chuyển được, có thể đỡ khi áp dụng một số động tác massage nhẹ nhàng.

🔹 Do chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối trong khi chơi thể thao hoặc lao động, tai nạn, vận động mạnh hoặc quá sức có thể gây tổn thương và kích hoạt cơn đau ở khớp gối. Đối với những trường nặng khi ảnh hưởng đến xương khớp, dây chằng hoặc dây thần kinh, cơn đau có thể lan xuống hai bàn chân làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động.

Khi chấn thương đầu gối, ngoài tình trạng đau nhức bệnh nhân còn có thể bị sưng tấy đỏ hoặc tình trạng viêm nhiễm xuất hiện nếu không điều trị đúng cách.

🔹 Do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh có biến chứng là bệnh mạch máu ngoại vi, gây hẹp các mao mạch máu ở chân, tăng khả năng hình thành cục máu đông và làm giảm lưu lượng máu truyền đến bắp chân. Vì thiếu nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng từ máu nên dẫn đến hiện tượng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân.

Đau nhức xương khớp là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Để việc điều trị có hiệu quả cần biết chính xác nguyên nhân của bệnh. Do đó, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và chẩn đoán, cũng như nhận được các lời khuyên về phương pháp điều trị và hướng khắc phục, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

💠 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp bị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân có mức độ nhẹ và phát triển từ các nguyên nhân không quá nguy hiểm. Do đó, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát cơn đau.

Tuy nhiên, nếu cơn đau không giảm, đau nghiêm trọng hoặc tăng dần mức độ đau theo thời gian, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp khi cơn đau xuất hiện kèm theo những biểu hiện sau:

  • Các cơn tê bì, ngứa ran xuất hiện ngày càng nhiều và cường độ ngày càng lớn.
  • Xuất hiện tình trạng yếu cơ, vận động hoặc di chuyển rất tốn sức.
  • Sưng đỏ khớp gối, sờ có thể thấy nóng.
  • Đau nhức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
  • Đặc biệt, những cơn đau xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.

💠 Phương pháp điều trị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân

Tình trạng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân hiện nay khá phổ biến nên các phương pháp điều trị cũng ngày càng đa dạng và tiến bộ, hiện đại, mang lại kết quả cao. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến:

🔹 Điều trị theo Tây y

Khi gặp tình trạng đau nhức từ khớp gối xuống bàn chân, bạn nên đi khám để bác sĩ có thể sẽ xác định chính xác nguyên nhân bằng các xét nghiệm. Dựa vào kết quả chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng điều trị nội khoa hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Điều trị nội khoa:

dieu-tri-thuoc-tay

Điều trị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân bằng thuốc tây

Đối với các bệnh lý nói chung và đau nhức khớp gối nói riêng, nguyên tắc chung của việc điều trị nội khoa là giúp người bệnh giảm triệu chứng. Ở đây là giảm tình trạng đau nhức và kết hợp với quá trình phục hồi chức năng của xương khớp gối. Tùy theo tình trạng bệnh hiện tại và nguyên nhân gây bệnh, việc điều trị bệnh bằng nội khoa mỗi người bệnh sẽ có phác đồ khác nhau.

Với phương pháp điều trị bệnh bằng nội khoa, phần lớn người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn chỉ định sử dụng các loại thuốc, bao gồm các loại thuốc uống về xương khớp, một số loại thuốc bôi hoặc thuốc tiêm giảm đau. Bên cạnh đó, nếu ở tình trạng nặng hơn và đau nhiều hơn, bác sĩ có thể chỉ định tiêm một số loại thuốc bổ sung tăng cường dịch khớp. Tuy nhiên, thủ thuật này không nên được áp dụng quá nhiều bởi yêu cầu cần có nhân viên y tế cùng trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo để tránh nhiễm trùng.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa:

Trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa, nếu kết quả chẩn đoán của bệnh nhân có tiên lượng xấu hoặc tình trạng đau nhức kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ thay khớp. Điều này, có thể giúp giảm thiểu thấp nhất các biến chứng bệnh có thể xảy ra và giúp hồi phục chức năng vận động của bệnh nhân.

🔹 Điều trị theo Đông y

Chữa thoái hóa khớp bằng các phương pháp Đông y thường có công dụng chậm hơn thuốc tây nhưng lại không có tác dụng phụ như tây y nên được khá nhiều người lựa chọn.

dieu-tri-thuoc-nam

Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị đau nhức đầu gối

Người bệnh có thể sẽ được áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, massage... hoặc dùng các bài thuốc sử dụng các loại dược liệu tốt cho xương khớp, lưu thông mạch máu như: địa liền, tục đoạn, hà thủ ô, kinh giới, huyết đằng… Tuy nhiên, để việc sử dụng các bài thuốc có hiệu quả, bạn nên có sự thăm khám và tư vấn của thầy thuốc.

💠 Các biện pháp giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau tại nhà

Các cơn đau từ đầu gối xuống bàn chân gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, cản trở việc di chuyển và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Để giảm bớt tình trạng đau nhức, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà sau đây:

🔹 Nghỉ ngơi

Trong khi nghỉ ngơi, khớp xương, cơ và dây chằng sẽ được thư giãn, giảm bớt áp lực từ trọng lượng lên xương, giúp hạn chế tổn thương tiến triển, xoa dịu nhanh cảm giác đau nhức khó chịu. Đặc biệt khi đau nhức đột ngột và nghiêm trọng, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn trong giai đoạn đầu.

Mặt khác, nghỉ ngơi giúp thư giãn và điều chỉnh tâm trạng bởi căng thẳng cũng là nguyên nhân kích hoạt và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

🔹 Kê cao chân

Việc kê cao chân giúp máu được đưa về tim tốt hơn, tránh ứ trệ tuần hoàn gây đau nhức âm ỉ hai chân. Người bệnh nên dùng một chiếc gối mềm kê cao chân lên khoảng 10cm. Biện pháp này nên áp dụng vào buổi tối khi đi ngủ.

🔹 Chườm lạnh hoặc chườm ấm

Khi xuất hiện các cơn đau nhức, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để giảm đau, viêm và sưng. Sau đó, khi các triệu chứng giảm, bệnh nhân có thể chuyển sang chườm nóng bởi nhiệt độ cao sẽ giúp giãn các mạch máu, làm tăng lưu thông máu, thư giãn khớp xương và các dây thần kinh.

chuom-am-ban-chan

Giảm đau nhức hiệu quả bằng cách chườm bàn chân

Ngoài ra, chườm nóng còn có tác dụng kích thích quá trình sản sinh dịch khớp, giúp khớp gối chuyển động dễ dàng hơn, từ đó hạn chế tình trạng cứng khớp và giảm đau nhức khi di chuyển, vận động.

Biện pháp này nên được thực hiện từ 2-3 lần/ngày, tối đa 20 phút/lần.

🔹 Xoa bóp nhẹ nhàng

Biện pháp này có tác dụng thư giãn dây chằng, cơ và khớp xương, xoa bóp còn giúp giãn mạch, tăng lưu thông máu làm xoa dịu cơn đau, cảm giác tê buốt lan dọc từ đầu gối xuống bàn chân một cách rõ rệt.

Khi bị đau nhức chân từ đầu gối trở xuống, người bệnh nên nằm nghỉ ở tư thế thoải mái, sau đó dùng lực từ bàn bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp từ 2 đầu gối xuống bắp chân rồi đến hai bàn chân, lặp lại các động tác xoa bóp như vậy trong khoảng 20 phút và mỗi ngày nên thực hiện 2 lần trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để giảm triệu chứng.

Lưu ý: Xoa bóp nhẹ nhàng và tăng dần cường độ, không nên đột ngột xoa bóp mạnh để tránh cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

🔹 Tập yoga

Một số bài tập yoga có thể giúp kéo giãn dây chằng và các khớp xương, giảm đau nhức, tăng sự vận động và tính linh hoạt cho đầu gối. Ngoài ra, các bài tập còn giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng tê bì bàn chân.

💠 Một số lưu ý bạn cần biết

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân ngày nay là căn bệnh dễ gặp ở rất nhiều đối tượng, kể cả người trẻ tuổi. Để dự phòng tình trạng này xảy ra cũng như để điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

🔹 Kiểm soát cân nặng

Như đã nói ở trên, đầu gối là nơi chịu áp lực của trọng lượng toàn bộ cơ thể. Người bị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân nếu không kiểm soát cân nặng dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì sẽ khiến cho tình trạng tổn thương tồi tệ hơn.

Ngoài ra, kiểm soát cân nặng bằng các chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động còn giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

🔹 Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Các nghiên cứu cho thấy, xây dựng chế độ ăn phù hợp có thể giúp bổ sung các dưỡng chất cho sự phát triển của xương khớp, giảm đau nhức đồng thời ngăn ngừa một số vấn đề bệnh lý làm ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối. Để có một chế độ ăn uống phù hợp, bạn nên lưu ý:

che-do-an-uong-phu-hop

Một chế độ ăn uống phù hợp cũng góp phần điều trị bệnh hiệu quả

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm và các nhóm chất, không nên chỉ tập trung vào một nhóm thực phẩm.
  • Tránh thêm vào chế độ ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ vì có thể gây tăng cân và cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
  • Ăn nhạt do thức ăn chứa nhiều muối hoặc đường đều có khả năng tăng tốc độ thoái hóa xương khớp, kích thích phản ứng viêm và tăng tình trạng đau.
  • Uống nhiều nước lọc để tăng hấp thu các dưỡng chất và đào các chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.
  • Tích cực bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, axit béo omega-3 và các chất chống oxy hóa do chúng đều đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo xương và các thành phần trong xương.

Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này bằng các loại thực phẩm như: rau xanh, cam, sữa, sữa chua, cá, tôm, cua, các loại đậu, hạt và quả hạch…

🔹 Tăng cường hoạt động thể chất

Trong khi luyện tập, các cơ, dây chằng đều được căng và giãn tối đa, giúp tăng độ dẻo dai và tính linh hoạt cho các khớp xương, đồng thời các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, việc luyện tập đúng cách và kiên trì mỗi ngày còn giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

🔹 Đi khám sức khỏe định kỳ

Ở người có tuổi và nhất là phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, xương khớp sẽ có hiện tượng thoái hóa dần nên cần quan tâm nhiều hơn bằng việc đi khám sức khỏe định kỳ, sớm gặp chuyên gia để được tư vấn khi có các dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.

💠 Khương Thảo Đan - Xua tan đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân

Bên cạnh đó, để phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân tốt hơn, bạn có thể sử dụng Khương Thảo Đan giúp cung cấp các dưỡng chất sinh học cho sự phục hồi phát triển sụn khớp, đồng thời hỗ trợ làm giảm đau khớp rất hiệu quả.

khuong-thao-dan-tri-dau-nhuc

Khương Thảo Đan - Xua tan đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân

👉 Xem ngay sản phẩm: Khương thảo đan 30 viên Hộp nhỏ tiết kiệm

Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu trực tiếp bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên như có tác dụng lên xương khớp cũng như giảm đau nhức hiệu quả:

  • KGA1: Là thành phần chính được chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền, có tác dụng chống viêm và giảm đau.
  • Collagen type II: Tham gia vào quá trình hình thành sụn khớp, bổ sung collagen type II giúp tăng độ dẻo dai và độ bền của sụn khớp.

Khương Thảo Đan tự hào đáp ứng trọn vẹn các mục tiêu hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân, từ đó giúp bệnh ổn định lâu dài, hạn chế cơn đau tái phát, đem lại giá trị lâu bền. Đồng thời, giá cả hợp lý cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn của sản phẩm hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất cho những bệnh nhân điều trị triệu chứng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY 

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tham khảo:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết