Khương Thảo Đan

Viên xương khớp

hotline

Tư vấn miễn cước gọi:

1800.1156
  • Trang chủ
  • Khương
    Thảo Đan
  • Đau
    xương khớp
    • Đau vai gáy
    • Đau khớp gối
  • Thoái hóa
    khớp
    • Thoái hóa đốt sống cổ
    • Thoái hóa cột sống lưng
    • Thoái hóa khớp gối
  • Bệnh
    viêm khớp
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
    chuyên gia
  • Tin tức
Trang chủ » Đau xương khớp

Đau nhức từ mông xuống bắp chân

Được chia sẻ: Dược Sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh | Ngày chia sẻ: 26/10/2018 | Lượt xem: 16.369 views

Đau nhức từ mông xuống bắp chân là có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc do chấn thương gây ra. Để hiểu rõ về các nguyên nhân gây ra tình trạng này, hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu ở bài viết sau nhé.

1. Bệnh lý gây đau nhức từ mông xuống bắp chân

1.1. Bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là hiện tượng xương cột sống bị lão hóa do sự bào mòn, tạo thành gai xương gây ra:

  • Những cơn đau nhức từ mông xuống đùi, xuống bắp chân
  • Đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (thường xảy ra sau khi vừa thức dậy hoặc đứng lâu, ngồi lâu)
  • Sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp
  • Nghe tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối.

Người bệnh càng vận động sẽ càng đau nhiều hơn, bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người ở tuổi trung niên và những người hay mang vác nặng.

Thoái hóa cột sống gây đau nhức từ mông xuống bắp chân.
Thoái hóa cột sống gây đau nhức từ mông xuống bắp chân.

1.2. Bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi, đau âm ỉ, nóng rát ở lưng, lan xuống chân, đau tăng khi cử động ở chân. Tê và ngứa ran ở chân theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1).

Đau nhức từ mông lan xuống bắp chân do đau thần kinh tọa
Đau nhức từ mông lan xuống bắp chân do đau thần kinh tọa

1.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm bình thường nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ bọc nhân nhày ở trung tâm hay còn gọi là nhân tủy. Đĩa đệm có tính đàn hồi, thực hiện nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng đĩa đệm bị ép khiến nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây đau cột sống và đau nhức từ mông xuống bắp chân..

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây ra:

  • Các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ – gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay…
  • Các cơn đau thường tái phát nhiều lần, theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi.
  • Cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân thường tăng khi ho, hắt hơi, cúi người.

Ngoài các cơn đau người bệnh còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Lâu dần, các cơn đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

Thoát vị đĩa đệm làm đau nhức từ mông xuống bắp chân
Thoát vị đĩa đệm làm đau nhức từ mông xuống bắp chân

1.4. Chấn thương

Khi cơ ở đùi hay bắp chân gặp các chấn thương như căng cơ, giãn dây chằng ở háng, ở đầu gối khiến việc đi lại khó khăn, do đó người bệnh thường đi tập tễnh.

Chính việc đi tập tễnh như vậy là nguyên nhân gây áp lực cho hông và háng khiến cơn đau không chỉ ở đùi hoặc bắp chân mà còn đau nhức từ mông lan xuống bắp chân.

2. Cách khắc phục đau nhức từ mông xuống bắp chân

Đối với trường hợp người bệnh bị đau do các chấn thương mà không phải do bệnh: nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh động chạm đến những vùng bị chấn thương sẽ giúp các cơn đau thuyên giảm và khỏi hắn.

Đối với những bệnh nhân bị đau nhức từ mông xuống bắp chân do mắc các bệnh như thoái hóa xương sống, thoát vị đĩa đệm… nên:

  • Tránh các tác động mạnh lên xương như thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế làm những công việc nặng nhọc hay bê vác đồ nặng.
  • Không nên ngồi ở một tư thế quá lâu mà nên thỉnh thoảng đứng lên, đi lại nhẹ nhàng hoặc tập một số động tác giãn xương khớp cũng giúp giảm các cơn đau.
  • Chế độ ăn uống nên bổ sung các sản phẩm chứa canxi, giàu chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức khỏe xương khớp và sức khỏe cho cơ thể. Hạn chế uống rượu, bia, các chất kích thích.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên vừa sức bằng bài tập nhẹ nhàng để tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cũng như thư giãn xương khớp.
  • Tránh những căng thẳng quá mức, nên giữ tinh thần vui tươi, thoải mái cũng giúp giảm các cơn đau.
Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau nhức từ mông lan xuống bắp chân.
Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau nhức từ mông lan xuống bắp chân.

3. Đau nhức từ mông xuống bắp chân đi khám ở đâu?

Khi các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất.

Một số bệnh viện uy tín trong khám chữa xương khớp tại Hà Nội là:

  • Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
  • Khoa Khám Xương Khớp bệnh viện Việt Đức: số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Trung Tâm điều trị và phục hồi xương khớp Việt Nam: Số 15 Ngõ 135 Đội Cấn, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội.

Các bệnh viện uy tín chữa xương khớp tại Sài Gòn:

  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM: số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5.
  • Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về một số nguyên nhân cũng như cách khắc phục đau nhức từ mông xuống bắp chân sẽ hữu ích và giúp người bệnh xác định được hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Tác giả: Dược Sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh - 26/10/2018
Chia sẻ

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tin liên quan

  • [Bật mí] 3 cách tự xoa bóp đau vai gáy tại nhà hiệu quả

  • [GIẢI ĐÁP] Châm cứu đau vai gáy có thực sự hiệu quả?

  • Đau vai gáy có nguy hiểm không? Cách ứng phó

  • Đau đầu gối khi chạy bộ – Tình trạng nguy hiểm bạn chớ xem thường!

  • Bấm huyệt chữa đau vai gáy có thực sự hiệu quả?

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT?
Khương Thảo Đan mừng sinh nhật: Cào tem tích điểm, thấy chữ K là trúng quà!

Khương Thảo Đan mừng sinh nhật: Cào tem tích điểm, thấy chữ K là trúng quà!

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu, công dụng và cách dùng thế nào?

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu, công dụng và cách dùng thế nào?

Đánh giá Khương Thảo Đan có tốt không?

Đánh giá Khương Thảo Đan có tốt không?

Câu hỏi thường gặp
Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Hotline miễn cước 1800 1156

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

ĐẶT MUA KHƯƠNG THẢO ĐAN

- Giá bán:

  • 170.000đ/hộp 30 viên
  • 598.000đ/hộp 120 viên Tiết kiệm 82.000đ

Miễn phí giao hàng khi mua từ 6 hộp(30 viên) hoặc (1 hộp 120 viên + 2 hộp 30 viên)

Sản phẩm
Khương Thảo Đan (30 viên)
Khương Thảo Đan (120 viên)
Đơn giá
170.000đ/hộp
598.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
đ
đ
Phí vận chuyển:
Tổng: