[Giải mã] Hiện tượng khớp gối kêu lục cục & 5+ cách điều trị

[Giải mã] Hiện tượng khớp gối kêu lục cục & 5+ cách điều trị


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Khớp gối kêu lục cục là hiện tượng tổn thương thường gặp do chấn thương, mang thai hoặc vận động nặng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh xương khớp nguy hiểm như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp phản ứng,... Do đó, ngay từ những dấu hiệu ban đầu, người bệnh cần có hướng phòng ngừa và khắc phục càng sớm càng tốt.

 Hiện tượng khớp gối bị kêu lục cục khi cử động có thể là dấu hiệu của nhiều triệu chứng nghiêm trọng

Hiện tượng khớp gối bị kêu lục cục khi cử động có thể là dấu hiệu của nhiều triệu chứng nghiêm trọng

Nguyên nhân khiến khớp gối kêu lục cục, rắc rắc, lạo xạo khi hoạt động

Khớp gối kêu lục cục, rắc rắc hay lạo xạo thường là vấn đề xương khớp ở người cao tuổi, do ổ khớp giảm tiết dịch dẫn đến tình trạng khô và phát ra âm thanh mỗi khi cử động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng ngày càng có xu hướng “trẻ hóa” do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý khiến khớp gối kêu lục cục, rắc rắc

Giải thích chi tiết

Thoái hóa khớp gối

  Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp được phát sinh khi sụn khớp bị hư hại, bào mòn do lão hóa. Theo thời gian, các mô sụn dần bị xơ hóa khiến khớp gối kêu lục cục khi co duỗi.

Gai khớp gối

   Gai khớp gối là biến chứng của thoái hóa khớp gối do không được điều trị kịp thời hoặc triệt để; dẫn đến hư hỏng và mất đi chất lỏng bôi trơn khớp gối. 

Mặt khác, cơ thể có xu hướng tích tụ canxi tại những vị trí sụn bị bào mòn nhằm bù lấp chỗ trống của các mô hư hại. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo ra gai xương, gây cản trở quá trình vận động, khớp gối bị đau và kêu lục cục, răng rắc hoặc lạo xạo.

Viêm khớp dạng thấp

  Đây là bệnh xương khớp tự miễn, xảy ra khi hệ miễn tự tự sinh ra kháng thể tấn công mô sụn. Ở giai đoạn bùng phát mạnh, bệnh có thể gây sưng viêm, cứng khớp, đau nhức và phát ra âm thanh muỗi khi di chuyển. 

Loãng xương

  Loãng xương là bệnh lý gây giảm mật độ khoáng chất trong xương, đồng thời giảm cấu trúc xương. Từ đó, xương dễ gãy, đau và có tiếng kêu khi di chuyển, đi lại.

Các bệnh lý khác

  Ngoài những bệnh lý kể trên, đầu gối kêu lục cục, răng rắc cũng có thể là dấu hiệu của gout, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịch khớp khối,...

 Giải mã đầu gối kêu lục cục là bệnh gì

Giải mã đầu gối kêu lục cục là bệnh gì

Nguyên nhân sinh lý

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, tình trạng khớp gối kêu khi đứng lên ngồi xuống cũng có thể được hình thành do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân sinh lý khiến đầu gối kêu lục cục, rắc rắc

Giải thích chi tiết

Lão hóa

  Theo thời gian, chức năng khớp dần bị suy giảm, dễ gây đau nhức và phát ra tiếng lục cục, rắc rắc khi vận động. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, quá trình lão hóa có thể tiến triển thành các bệnh xương khớp mãn tính.

Mang thai

  Trong quá trình mang thai, cân nặng của mẹ bầu thường có xu hướng tăng lên đột ngột. Đồng thời, kích thước thai nhi ngày một phát triển gây áp lực lớn lên tử cung, khiến khớp háng và gối thường xuyên đau nhức, sưng, viêm và dễ phát ra âm thanh khi xoay người đột ngột.

Thay đổi Hormone

  Hormone không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý mà còn có tác động rất lớn đến thể trạng và sức khỏe xương khớp. Do đó, nồng độ hormone bị thay đổi đột ngột có thể giảm quá trình tổng hợp canxi, khiến xương suy yếu dần, gây nên hiện tượng đầu gối kêu rắc rắc.

Ít vận động

  Khi vận động ít, cơ thể không tiết ra chất nhầy dẫn đến hiện tượng khô khớp, khớp gối kêu khi đứng lên ngồi xuống.

Vận động nặng

  Vận động nặng có thể làm tăng áp lực lên các khớp, khiến mô sụn bị hư tổn và bào mòn, gây ra tiếng lạo xạo khi di chuyển. Nếu không thay đổi hoặc cải thiện, khớp có thể bị thoái hóa và phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng như: viêm khớp, túi chân, viêm gân, bong gân,...

Các nguyên nhân khác

  Một số nguyên nhân như chấn thương, béo phì (thừa cân), ngồi quá lâu hay chèn ép dây thần kinh cũng có thể khiến khớp đầu gối đau kêu lục cục.

Bên cạnh các nguyên nhân được liệt kê phía trên, tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau có thể do nhiều yếu tố khác chưa được đề cập. Vì thế, để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh, bạn nên chủ động tầm soát xương khớp định kỳ hoặc ngay khi có những âm thanh lạ phát ra từ xương khớp.

Để giúp bạn tránh bỡ ngỡ khi thăm khám xương khớp, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin quan trọng, giúp bạn có cái nhìn khái quát về các phương pháp chẩn đoán khớp đầu gối được nhiều bệnh viện lớn áp dụng.

Phương pháp chẩn đoán khớp đầu gối kêu lục cục

Bước 1: Thu thập thông tin

Trước tiên, trong quá trình thăm khám, bạn sẽ được các sĩ hỏi kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng hoặc dấu hiệu gặp phải,.... Để đạt được mục đích trên, bác có thể hỏi các câu hỏi như:

  • Bạn có thường thấy đầu gối kêu lạo xạo, khi gập đầu gối có tiếng kêu không? - Nếu có, mức độ nặng nhẹ ra sao và xuất hiện với tần suất như thế nào?

  • Bạn có thường xuyên thấy khớp cổ chân kêu răng rắc với cường độ tăng dần không?

  • Bạn đã từng bị chấn thương hay gặp phải các tai nạn liên quan đến đầu gối trước đó chưa?

  • Trước kia hoặc hiện tại, bạn hoặc gia đình đã có ai mắc bệnh liên quan đến xương khớp hay chưa? Nếu có, cụ thể đó là bệnh gì?

  • Khi nào bạn cảm thấy các khớp đầu gối đau và kêu lục cục nhiều?

  • Khi phát hiện tình trạng này, bạn có bị hạn chế vận động tại khớp đầu gối không?

  • Hiện tại, bạn có đang sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nào đến khớp hay không?

  • Lối sống thường nhật của bạn thiên về nhẹ nhàng hay đòi hỏi sự vận động cao.

 Người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh,...

Người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh,...

Bước 2: Kiểm tra lâm sàng

Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng tại các khớp đầu gối để kiểm tra độ sinh hoạt, sưng tấy và khả năng tiềm ẩn của nhiều bệnh lý khác. Một số động tác có thể được chỉ định bao gồm: nâng cao - hạ thấp, co - duỗi, xoay - vặn đầu gối,...

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như: chụp X-Quang, MRI, CT, xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch khớp để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, giúp bạn mau chóng khỏi bệnh, trở về cuộc sống linh hoạt trước đây.

  • Chụp X-Quang: Việc sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh 2D của khớp đầu gối cho phép bác sĩ xem rõ cấu trúc xương, đồng thời kiểm tra có sự tổn thương hoặc những bất thường nào trong xương không. Bên cạnh đó, chụp X-Quang thường được sử dụng để loại trừ các vấn đề xương khớp cơ bản, xác định liệu người bệnh có cần thiết phải thực nhiên một số xét nghiệm chi tiết hơn như CT, MRI hay không.

 Hình ảnh khớp gối khi được chụp bằng phương pháp X-quang

Hình ảnh khớp gối khi được chụp bằng phương pháp X-quang

  • MRI: Phương pháp chụp cộng hưởng từ ít khi được thực hiện trong chẩn đoán xương khớp. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ khớp gối kêu rắc rắc, lục cục do mô mềm, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân chụp MRI để thu thập thêm dữ liệu.

  • CT: Đây là phương pháp sử dụng rất nhiều tia X để tạo ra hình ảnh 3D của khớp đầu gối. Điều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chi tiết hơn về cấu trúc xương, kịp thời phát hiện các tổn thương hoặc bất thường khác (nếu có). 

  • Xét nghiệm máu: Các chỉ số trong máu có thể giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm, dịch khớp bất thường và căn nguyên gây hiện tượng đầu gối đi kêu cục cục và đau. Mặt khác, xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ đánh giá tổng quan về thể trạng của người bệnh và loại trừ nhiều nguyên nhân khác gây triệu chứng tương tự.

  • Xét nghiệm dịch khớp: Đây là phương pháp giúp xác định sự viêm nhiễm, thương tổn đang diễn ra âm thầm trong khớp đầu gối. Do đó, trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân hút dịch khớp gối để xét nghiệm và tìm ra gốc rễ vấn đề.

 Hút và xét nghiệm dịch khớp cho phép bác sĩ phát hiện chính xác về sự viêm nhiễm, tổn thương trong khớp

Hút và xét nghiệm dịch khớp cho phép bác sĩ phát hiện chính xác về sự viêm nhiễm, tổn thương trong khớp

Sau khi đã thu được đầy đủ thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ về nguyên nhân gây bệnh, đồng thời đưa ra lộ trình điều trị bệnh phù hợp nhất với từng trường hợp. Dưới đây là các phương pháp chữa trị thường được áp dụng, có thể sẽ hữu ích với bạn.

Điều trị tình trạng khớp gối kêu lục cục, rắc rắc

Có 2 hướng điều trị khớp gối kêu lục cục khi đứng lên ngồi xuống, đó là: điều trị phẫu thuật và điều trị không phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị khớp gối không phẫu thuật thường mang hiệu quả cao trong trường hợp nhẹ. Chúng tập trung cải thiện triệu chứng, tăng cường chức năng khớp và phòng tránh tối đa biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật thường được sử dụng đó là:

  • Dùng thuốc: Thuốc trị các bệnh lý xương khớp thường là thuốc chống viêm, giảm đau (ví dụ: Glucocorticoids, NSAIDs, Opiate,...). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn và theo dõi sát sao từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh gặp tác dụng không mong muốn.

 Dùng thuốc điều trị khớp gối bị đau và kêu cần có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ

Dùng thuốc điều trị khớp gối bị đau và kêu cần có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ

  • Tiêm dịch nhờn: Một số trường hợp không đáp ứng thuốc có thể được chỉ định tiêm chất nhờn vào khớp gối nhằm tăng khả năng bôi trơn, giúp khớp gối cử động trơn tru, linh hoạt và khắc phục tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi.

  • Chườm nóng/chườm lạnh: Khi đầu gối đi kêu cục cụ kèm theo đau nhức, sưng tấy, bác sẽ có thể yêu cầu bệnh nhân áp dụng liệu pháp chườm nóng/chườm lạnh để làm dịu các triệu chứng nhanh chóng.

  • Nẹp đầu gối: Phương pháp này thường được áp dụng với trường hợp khớp đầu gối, khớp cổ chân kêu răng rắc do chấn thương, có tác dụng cố định khu vực bị tổn thương và cho phép khớp tự chữa lành theo cơ chế sinh học tự nhiên.

  • Vật lý trị liệu: Thông thường, bác sĩ sẽ thiết kế riêng cho từng bệnh nhân các bài tập với mức độ từ khó - dễ, cường độ thấp - cao để dần khôi phục cấu trúc, chức năng vận động khớp gối.

 Vật lý trị liệu có thể giúp khớp gối cải thiện đáng kể

Vật lý trị liệu có thể giúp khớp gối cải thiện đáng kể

Điều trị phẫu thuật

Đa phần các trường hợp khớp gối kêu lục cục khi di chuyển, co duỗi có thể được giảm bớt và kiểm soát tốt bằng điều trị không phẫu thuật. Duy chỉ có một số bệnh nhân trong tình trạng nặng: thoái hóa khớp, viêm khớp, sụn và xương dưới sụn không thể phục hồi, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật (ví dụ: phẫu thuật nội soi, tháo khớp hoặc thay khớp nhân tạo,...).

Cách phòng ngừa khớp gối bị đau và kêu

Chủ động chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng khớp gối một cách khoa học là giải pháp duy nhất giúp ta phòng ngừa tối đa tình trạng khớp gối bị kêu lục cục và đau nhức. Hơn nữa, đây cũng là phương án tối ưu, giúp người bệnh hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát hiện tượng khớp gối kêu khi di chuyển.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết

Vận động thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên (3 - 4 lần/tuần) giúp tăng cường sức mạnh và độ bền cho khớp gối. Theo đó, để phòng ngừa khớp gối kêu rắc rắc, lục cục, bạn nên xây dựng thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày bằng những bài xây dựng cơ bắp, hỗ trợ đầu gối chắc khỏe như: leg curls, đi bộ, squats, lunges,...

Xem thêm: 7 bài tập khớp gối an toàn, hiệu quả, dễ dàng thực hiện tại nhà!

⚠️Lưu ý: Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập cải thiện khớp gối nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tập luyện để đảm bảo rằng bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, khớp gối của bạn. Đồng thời, để giảm thiểu tổn thương cho khớp gối, hãy luôn cân nhắc và lắng nghe cơ thể nhằm tránh quá tải và đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi sau mỗi buổi tập.

Giữ cân nặng hợp lý

Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp và phát triển nhiều bệnh liên quan tới thoái hóa. Vậy nên, bất kỳ ai cũng cần quản lý cân nặng bản thân một cách khoa học. Điều này vừa giảm bớt căng thẳng cho đầu gối, vừa làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.

 Ngăn ngừa khớp đầu gối đau kêu lục cục bằng cách duy trì mức cân nặng hợp lý

Ngăn ngừa khớp đầu gối đau kêu lục cục bằng cách duy trì mức cân nặng hợp lý

Làm việc & vận động đúng tư thế

Các tư thế như ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm, đi giày cao gót liên tục, ngồi hoặc đứng im trong một thời gian dài sẽ gia tăng áp lực lên khớp gối, khiến đầu gối đau nhức, kêu lục cục và tăng nguy cơ thoái hóa. Do đó, để bảo vệ khớp gối, chúng ta cần sửa lại tư thế ngay từ bây giờ!

Bổ sung dưỡng chất cần thiết

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đem lại nguồn năng lượng thiết yếu, giúp cơ thể tái tạo các cơ quan nói chung và hệ cơ xương khớp nói riêng. Chính vì thế, để ngăn ngừa khớp gối kêu lục cục, bạn nên xây dựng một thực đơn ăn uống phong phú và ưu tiên bổ sung các chất như: 

  • Omega-3: Các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá mòi, hạt lanh có tác dụng giúp giảm viêm, giảm đau khớp.

  • Vitamin D: Đây là loại vitamin thường xuất hiện trong ánh nắng sớm mai, giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi, duy trì cấu trúc và chức năng của xương và khớp.

  • Vitamin C: Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, giúp sản xuất collagen, một thành phần quan trọng trong cấu trúc của sụn phải kể đến cam, quýt, chanh, kiwi, cà chua, dâu tây,...

  • Canxi: Đây là loại khoáng chất quan trọng giúp duy trì sức mạnh của xương và khớp, thường được tìm thấy trong sữa, các loại rau màu xanh lá đậm, cá và hải sản.

Song, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và xương khớp, bạn vẫn nên chủ động bảo vệ khớp gối bằng những sản phẩm chuyên dụng như Khương Thảo Đan Gold. 

Viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều thành phần tự nhiên. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến Collagen Type II không biến tính - loại collagen không thể thiếu trong các sụn khớp giúp làm dày mạng lưới fibrillar, qua đó tăng cường sự bền bỉ và dẻo dai của sụn khớp.

 Khương Thảo Đan - Giải pháp giúp khớp gối cử động trơn tru, linh hoạt và không bị kêu lục cục mỗi khi co duỗi

Khương Thảo Đan - Giải pháp giúp khớp gối cử động trơn tru, linh hoạt và không bị kêu lục cục mỗi khi co duỗi

Đồng thời, hoạt chất Caryotin (chiết xuất từ quả Đủng đỉnh) trong sản phẩm còn được chứng minh có công dụng giảm đau, kháng viêm tận gốc, hỗ trợ tái tạo phục hồi và sản sinh các tế bào sụn khớp; từ đó mang lại hiệu quả bền vững cho người dùng.

Để tìm hiểu thêm về công dụng, cách dùng cũng như những thông tin lưu ý khi sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan Gold, bạn vui lòng truy cập https://khuongthaodan.com hoặc liên hệ tới 1800 1156 ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm.

Tóm lại, tình trạng khớp gối kêu lục cục hay rắc rắc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và cũng là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Vì thế, hãy quan tâm đến sức khỏe xương khớp của mình ngay hôm nay bằng cách xây dựng lối sống khoa học và đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường!

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết