Thịt gà là một loại thực phẩm rất phổ biến trong mỗi mâm cơm của gia đình Việt. Trong thịt gà cũng chứa nhiều protein, axit amin, các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Nhưng liệu có phải ai ăn thịt gà cũng tốt, đặc biệt là người đau xương khớp. Cho đến nay, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề "đau xương khớp có ăn thịt gà được không?" Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Đau xương khớp có ăn thịt gà?
🟢 Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?
Đây là vấn đề khá nhức nhối bởi nó có 2 luồng ý kiến trái chiều. Theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa, ông cha ta khuyến cáo rằng người bị đau xương khớp không nên ăn thịt gà vì nó khiến những cơn đau nhức thêm phần nghiêm trọng, tình trạng khớp bị viêm cũng tiến triển xấu đi.
Nhưng cũng có nhiều người cho rằng thịt gà không ảnh hưởng đến đau xương khớp. Đây là trường hợp những bệnh nhân đau xương khớp nhưng vẫn sử dụng thịt gà và nhận thấy bệnh không nặng hơn như dân gian vẫn truyền miệng.
Như vậy, vấn đề nào cũng có 2 mặt. Trên thực tế, các chuyên gia nhận định rằng: Người bị đau xương khớp vẫn có thể ăn thịt gà. Bởi đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng khi chứa hàm lượng lớn protein, axit amin, vitamin và nhiều khoáng chất. Chúng góp khiến cho cơ thể khỏe mạnh hơn chứ không hề gây đau xương khớp.
PGS.TS Lê Minh Hà cũng cho rằng, trong thịt gà chứa nhiều glutamine, một chất cần thiết để cơ thể tổng hợp glucosamin. Glucosamin là một chất cực kì quan trọng cho sức khỏe xương khớp, nó giúp kích thích sản xuất axit hyaluronic – chính là hoạt dịch bôi trơn khớp, đồng thời nó còn tác động tích cực tới quá trình tổng hợp sụn khớp. Vì thế, đau xương khớp vẫn được ăn thịt gà chỉ cần người bệnh lựa chọn được cách chế biến đúng và hạn chế ăn các bộ phận chứa nhiều chất béo.
Cụ thể như sau:
🔸 Đau xương khớp không nên ăn thịt gà ở bộ phận nào?
Đùi gà và da gà là 2 bộ phận mà người đau xương khớp nên hạn chế ăn (Ảnh minh họa)
Đùi gà và da gà là 2 bộ phận mà người đau xương khớp nên tránh bởi chúng chứa nhiều chất béo và một lượng lớn calo, có thể gây tình trạng tăng cân nếu ăn quá nhiều. Điều này hoàn toàn không tốt cho người đau xương khớp bởi khi cân nặng vượt quá mức cho phép đồng nghĩa với áp lực trọng lượng lên khớp cũng tăng lên khiến cho tình trạng đau chuyển biến xấu hơn, tốc độ thoái hóa khớp cũng xảy ra nhanh hơn.
Ngoài ra, nếu 2 bộ phận này chế biến bằng cách chiên, rán, nướng, quay thì nguy cơ gây đau nhức xương khớp còn nghiêm trọng hơn. Các cánh chế biến này có một điểm chung là làm chín thức ăn trên lửa ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất AGE. Hợp chất này khi đi vào các ngóc ngách của cơ thể, làm tổn thương các mô lành, trong đó bao gồm cả xương khớp khiến cho những cơn đau đang sẵn có trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích đùi và da, bạn cũng có thể ăn chúng một cách có chừng mực.
🔸 Đau xương khớp nên ăn bộ phận nào của thịt gà?
Ức gà là bộ phần mà người đau xương khớp có thể ăn nhưng nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp
Trái lại với da và đùi gà chứa nhiều chất béo thì ức gà lại là bộ phận cung cấp lượng một lượng lớn protein nhưng ít chất béo. Do đó bạn có thể thường xuyên sử dụng ức gà mà không sợ tăng cân. Đây cũng là lý do vì sao ức gà trở thành loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của những người muốn giảm cân.
Đối với bệnh nhân đau xương khớp, trong ức gà còn chứa nhiều photpho - một chất có lợi cho răng và xương. Cách để sử dụng ức gà tốt nhất cho người đau xương khớp đó là ăn vừa đủ với lượng calo mà cơ thể cho phép nạp vào mỗi ngày, đồng thời chế biến chúng thành các món luộc, hấp thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ để hạn chế lượng chất béo nạp vào, làm giảm nguy cơ đau xương khớp do tăng cân.
🟢 Đau xương khớp nên ăn gì?
Thay vì cứ đắn đo và suy nghĩ về vấn đề đau xương khớp có ăn được thịt gà không thì bạn có rất nhiều lựa chọn khác với các thực phẩm vô cùng có lợi cho xương khớp. Tiêu biểu phải kể đến là:
🔸 Cá béo
Các loại cá béo bao gồm cá hồi, cá thu rất dồi dào omega-3. Đây là một loại axit béo vô vùng tốt cho sức khỏe mà con người không thể tự tổng hợp được. Trong các vấn đề về đau xương khớp, omega-3 có khả năng chống viêm, giảm đau nhức. Do đó, hãy bổ sung ít nhất 2 phần cá béo vào thực đơn ăn uống hàng tuần.
🔸 Dầu ô liu
Dầu ô liu đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, sưng các khớp xương hiệu quả nhờ vào các thành phần Polyphenols, Oleocanthal, Oleuropein, Hydroxytyrosol, Lignans. Ngoài ra, dầu ô liu cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Người bệnh có thể sử dụng dầu ô liu thay thế cho cho các loại chất béo không lành mạnh từ mỡ động vật hay các loại dầu khác để nấu nướng hàng ngày. Tuy nhiên. người bệnh cần lưu ý không chế biến dầu ô liu ở nhiệt độ cao (khoảng 210 độ C) vì nó có thể làm mất một số đặc tính có lợi của dầu.
Dầu ô liu không chỉ giảm viêm, sưng các khớp xương hiệu quả mà còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch
🔸 Rau xanh
Các loại rau xanh cực kỳ tốt cho người đau nhức xương khớp, nhất là các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn,... bởi vì chúng dồi dào vitamin và khoáng chất như canxi, kali, vitamin A, C, B1. Các thành phần dinh dưỡng giúp các cơn đau và tình trạng viêm thuyên giảm nhanh chóng. Vì vậy, khi bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày, căn bệnh đau xương khớp sẽ được cải thiện rõ ràng.
🔸 Quả mọng
Các loại trái cây mọng như việt quất, mơ, nho, mâm xôi,... là những thực phẩm hàng đầu trong việc hỗ trợ giảm đau ở bệnh nhân bị viêm khớp. Cũng như rau xanh, trong trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình viêm ở sụn khớp.
🔸 Các loại gia vị tự nhiên
Gừng, tỏi, hành, nghệ không chỉ là các loại gia vị tự nhiên đặc biệt quen thuộc trong căn bếp của người Việt mà nó còn được biết đến như một vị cứu tinh dành cho bệnh nhân đau xương khớp. Nghiên cứu cho thấy, gừng, tỏi, hành, nghệ có đặc tính chống viêm, giúp làm giảm viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
🟢 Đau xương khớp không nên ăn gì?
Bên cạnh ưu tiên những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng lưu ý hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm ảnh hưởng xấu đến tình trạng đau xương khớp. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn..
Các nhóm thực phẩm người đau xương khớp cần tránh bao gồm:
– Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường chứa nhiều cholesterol xấu, chất béo bão hòa xấu, chúng không chỉ làm nặng thêm triệu chứng viêm ở khớp bị tổn thương, khiến cơn đau trở nên tồi tệ mà nó còn là một phần nguyên nhân gây nên thừa cân béo phì. Điều này cũng tác động không nhỏ làm tăng áp lực lên khớp, khiến tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
– Các loại thịt đỏ: Hàm lượng đạm cao có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu,... thường làm trầm trọng hơn tình trạng viêm ở xương khớp, gây đau nhiều hơn.
– Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật chứa nhiều sắt, đạm, axit uric,... đây là thủ phạm gây ra bệnh gout và thoát vị đĩa đệm. Chính vì thế, người đang bị đau xương khớp cần tránh xa nhóm thực phẩm này.
– Các loại bánh kẹo đồ ngọt: Bánh kẹo hay đồ ngọt là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đường tinh chế cao. Loại đường này sẽ kích thích phản ứng viêm ở các khớp, làm trầm trọng hơn các cơn đau xương khớp ở bạn. Không chỉ vậy, ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của bạn.
Hàm lượng đường cao có trong bánh kẹo, đồ ngọt sẽ kích thích phản ứng viêm ở các khớp, làm trầm trọng hơn các cơn đau xương khớp.
Thuốc lá, đồ uống chứa cồn: Nicotin trong thuốc lá hay cồn trong rượu bia đều là những chất kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể, không chỉ khiến các cơn đau xương khớp tái phát nhiều hơn mà nó còn làm vô hiệu hóa thuốc chữa bệnh.
🟢 Lưu ý trong chế độ ăn cho người đau xương khớp
Ta có thể thấy được chế độ ăn uống là rất quan trọng đối với bệnh nhân đau xương khớp. Cụ thể một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp sẽ giúp làm giảm những cơn đau, giảm tình trạng sưng viêm hay làm chậm quá trình thoái hóa. Ngược lại, một chế đô ăn thiếu lành mạnh thì khiến bệnh đau xương khớp tiến triển nặng hơn.
Bên cạnh việc nắm được những thực phẩm nên ăn và không nên mà mà chúng tôi đã liệt kê trên, bệnh nhân đau xương khớp cũng cần lưu ý một số điều trong chế độ ăn uống để làm tăng quá trình điều trị bệnh. Những lưu ý bao gồm:
- Hãy ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng: Trong bữa ăn, người bệnh cần đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng từ 5 nhóm thực phẩm chính bao gồm: tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Bữa ăn đa dạng: Kết hợp nhiều loại thức ăn với nhau, thay đổi món thường xuyên giúp đạt hiệu quả tốt hơn mà người bệnh cũng không bị chán khi ăn mãi 1 món ăn.
- Nếu bạn có ý định thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống chỉ là một phần nhỏ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đau xương khớp không thể thay thế được phác đồ điều trị của bác sĩ kê cho. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
- Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, người bệnh cần kết hợp với một lối sống khoa học cùng thói quen luyện tập thể dục phù hợp để duy trì hiệu quả lâu dài.
🟢 Giảm đau xương khớp hiệu quả
Ngoài chế độ ăn uống, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên sử dụng thêm viên uống Khương Thảo Đan bởi tác dụng giảm đau hiệu quả mà sản phẩm mang lại.
Cụ thể, trong thành phần của Khương Thảo Đan có chứa hoạt chất KGA1 từ củ Địa Liền. Đây là một hoạt chất quý giá giúp giảm đau chống viêm hiệu quả. Điều này đã được PGS.TS Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nghiên cứu trong 6 năm. Thực tế, tác dụng của hoạt chất KGA1 này đã được chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm.
- Hoạt chất KGA1 có tác dụng giảm cường độ đau một cách đáng kể duy trì ở ngưỡng 76%. Mức độ này tương đương Efferalgan – một tân dược giảm đau đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay.
- KGA1 cho tác dụng rõ rệt trong hỗ trợ kháng viêm – tiêu sưng (giảm 78%), đỏ nóng (giảm 54,8%) tại các mô khớp cũng như dịch khớp, tương đương chất đối chứng Indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng rộng rãi cho bệnh lý xương khớp).
Như vậy, các thành phần có trong viên xương khớp Khương Thảo Đan có nguồn gốc đều từ tự nhiên, do đó bệnh nhân đau xương khớp có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo về tác dụng phụ, kể cả những người mắc bệnh về dạ dày, gan, thận.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Kết luận: Như vậy, bài viết trên đây đã giúp trả lời một cách rõ ràng và dễ hiểu về thắc mắc "Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?" đồng thời liệt kê thêm một số thực phẩm mà người bị đau xương khớp nên ăn và nên tránh. Mong rằng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, người đau xương khớp có thể lên cho mình một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe xương khớp.
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại hãy gọi điện ngay đến tổng đài 1800.1156 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm 👉:
- Lời khuyên đậu bắp chữa bệnh đau nhức khớp từ PGS. TS Lê Minh Hà
- Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay
- Đau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Chữa
- Thực phẩm chức năng xương khớp có thực sự tốt hay không?
- Khô khớp gối nên ăn gì? Top 8 thực phẩm không thể bỏ qua
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận