Khương Thảo Đan

Viên xương khớp

hotline

Tư vấn miễn cước gọi:

1800.1156
  • Trang chủ
  • Khương
    Thảo Đan
  • Đau
    xương khớp
    • Đau vai gáy
    • Đau khớp gối
    • Đau xương khớp khác
  • Thoái hóa
    khớp
    • Thoái hóa đốt sống cổ
    • Thoái hóa đốt sống lưng
    • Thoái hóa khớp gối
    • Thoái hóa khớp khác
  • Bệnh
    viêm khớp
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
    chuyên gia
  • Tin tức
Trang chủ » Đau xương khớp

Có Nên Dùng Thuốc Giảm Đau Xương Khớp? Tổng Hợp 5+ Loại Thuốc Tốt Nhất Hiện Nay

Được chia sẻ: Dược Sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh | Ngày chia sẻ: 01/08/2022 | Lượt xem: 1 views

Với những người có vấn đề về xương khớp, khi cơn đau kéo dài, sử dụng thuốc giảm đau xương khớp là một trong những giải pháp hàng đầu. Vậy thực tế, hiện có những loại thuốc nào và có thật sự nên dùng chúng hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Mục lục

  • 💠Có nên dùng thuốc giảm đau xương khớp? 
  • 💠Giới thiệu TOP 5 loại thuốc giảm đau xương khớp tốt nhất hiện nay
    • ✔️Thuốc giảm đau Acetaminophen 
    • ✔️Thuốc giảm đau xương khớp có gây nghiện Opioid 
    • ✔️Thuốc giảm đau thần kinh 
    • ✔️Thuốc giãn cơ vân 
    • ✔️Kem bôi giảm đau xương khớp
  • 💠Những lưu ý khi dùng các loại thuốc giảm đau xương khớp 
  • 💠“Nghiện” thuốc giảm đau nhức xương khớp và hệ quả khôn lường 

💠Có nên dùng thuốc giảm đau xương khớp? 

Giảm đau xương khớp bằng thuốc là giải pháp hàng đầu được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, có thật sự dùng thuốc giảm đau hay không? Các chuyên gia về xương khớp cho biết, những loại thuốc có tác dụng trì hoãn cơn đau chỉ nên dùng khi được chỉ định sau khi đã được thăm khám và có những xét nghiệm, đánh giá chính xác về bệnh. 

Sử dụng thuốc có thể làm giảm cơn đau đáng kể. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh lý, phải thật sự cẩn trọng khi sử dụng. Nguy cơ xảy ra tác dụng phụ ở những đối tượng này rất cao. 

Có nên dùng thuốc giảm đau xương khớp hay không ( Ảnh minh hoạ)
Có nên dùng thuốc giảm đau xương khớp hay không ( Ảnh minh hoạ)

Nếu bệnh đang ở mức cấp tính và mãn tính từ vừa đến nặng cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau xương khớp. Dù vậy, cần lựa chọn loại thuốc phù hợp để tránh tác dụng phụ. 

Tóm lại,các loại thuốc giảm đau xương khớp xét về thực tế có tác dụng cắt đứt cơn đau nhanh chóng và tạm thời, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong thời điểm đó. Thậm chí, còn có thể giúp mọi người cải thiện được khả năng vận động cũng như khôi phục chất lượng xương khớp. 

💠Giới thiệu TOP 5 loại thuốc giảm đau xương khớp tốt nhất hiện nay

Hiện trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc giảm đau xương khớp khác nhau, mang đến cho người bệnh nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt lợi và mặt hại. Lợi là dễ tìm, dễ mua nhưng không phải đâu cũng là sản phẩm tốt và phù hợp với bạn. Vì vậy, cần thật sự cẩn trọng trong việc lựa chọn thuốc sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc được đánh giá tốt hàng đầu thị trường bạn có thể tham khảo: 

✔️Thuốc giảm đau Acetaminophen 

Acetaminophen hay chính là thuốc giảm đau Paracetamol. Loại thuốc này hiện nay được bào chế dưới hai dạng phổ biến là viên nén và viên sủi. Hàm lượng thuốc đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng và mức độ đau xương khớp nặng nhẹ khác nhau.

Thuốc giảm đau xương khớp Acetaminophen cần đặc biệt chú ý đối với người có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Đồng thời, thuốc chống chỉ định với người bị thiếu máu cục bộ, người có các bệnh lý về tim mạch. 

Hướng dẫn sử dụng thuốc: 

Acetaminophen khi sử dụng, ở mỗi đối tượng sẽ có liều dùng khác nhau sao cho phù hợp nhất và cần được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn. Dưới đây là hai liều phổ biến: 

  • Người lớn và trẻ em trên 40kg: Dùng 500mg – 1000mg (tùy vào mức độ đau nhiều hay ít) và dùng cách 4 – 6 tiếng. 
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể/lần, dùng cách nhau 6 tiếng. 

✔️Thuốc giảm đau xương khớp có gây nghiện Opioid 

Đây là một loại thuốc giảm đau gây nghiện nhưng lại phát huy tác dụng vô cùng hiệu quả, cần thiết phải có đơn do bác sĩ kê. Loại thuốc này nằm trong danh mục kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế. 

Trong thuốc giảm đau gây nghiện Opioid có chứa các thành phần chính là morphin, codein, methadone,… phát huy tác dụng giảm đau thông qua việc ức chế các thụ thể opioid tại thần kinh trung ương.

Thuốc giảm đau xương khớp có gây nghiện Opioid (Ảnh minh hoạ)
Thuốc giảm đau xương khớp có gây nghiện Opioid (Ảnh minh hoạ)

Mọi người bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, gai đốt sống, chấn thương, viêm khớp dạng thấp,… đều có thể sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện. Tuy nhiên, các đối tượng mẹ đang cho con bú, người bị suy giảm chức năng gan, thận,… tuyệt đối không sử dụng. 

Hướng dẫn sử dụng: 

Thuốc giảm đau xương khớp gây nghiện Opioid thường được các bác sĩ kê phối hợp với Acetaminophen để giảm hàm lượng Opioid. Để biết được liều lượng sử dụng chính xác nhất, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn. 

✔️Thuốc giảm đau thần kinh 

Thuốc này thường cho tác dụng rất nhanh, mạnh. Thuốc tác động trực tiếp vào các thụ thể có hiện tượng đau nhức tại dây thần kinh trung ương thông qua hình thức làm tê liệt, mất cảm giác đau nhức. 

Trong thuốc này thường chứa chủ yếu thành phần là Morphin dưới dạng muối. Sử dụng được cho mọi đối tượng bệnh nhân xương khớp, điển hình là bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống, gai đốt sống. Thuốc chống chỉ định với người dưới 18 tuổi và dị ứng với các nhóm hoạt chất tạo thành. 

Hướng dẫn sử dụng: Thuốc giảm đau thần kinh hỗ trợ giảm đau xương khớp chỉ được dùng tại các bệnh viện và dùng theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc giảm đau thần kinh (Ảnh minh hoạ)
Thuốc giảm đau thần kinh (Ảnh minh hoạ)

✔️Thuốc giãn cơ vân 

Thuốc giãn cơ vân là loại thuốc điển hình, được chỉ định dùng trong nhiều trường hợp đau xương khớp khác nhau. Khi dùng thuốc này, bệnh nhân có thể dùng độc lập hoặc phối hợp với thuốc giảm đau non-steroid để hạn chế tác dụng phụ trong trường hợp sử dụng lâu ngày. 

Các thuốc giãn cơ vân có thành phần chính là các dược chất Tolperisone, Eperisone. Thuốc chủ yếu sử dụng cho các trường hợp đau xương khớp dưới dạng cơ cứng hoặc khớp bị co thắt cơ. Tuyệt đối không dùng cho người bệnh viêm khớp cấp tính. 

Hướng dẫn sử dụng thuốc: 

Thuốc có thể dùng cho cả người lớn và người cao tuổi. Trong nhiều trường hợp, trẻ em dưới 12 tuổi cũng có thể dùng nhưng cần được chỉ định bởi bác sĩ. Cụ thể: 

  • Tolperisone: Dùng tối thiểu từ 150mg/ngày và có thể tăng dần lên 450mg/ngày nếu như bị đau nặng. Ngày uống 3 lần sau ăn. 
  • Eperisone: Dùng 150mg/ngày, chia thành 3 lần uống, uống sau ăn. Nếu muốn tăng liều phải được chỉ định bởi bác sĩ. 

✔️Kem bôi giảm đau xương khớp

Các loại gel bôi có khả năng giúp giảm cơn đau, giảm tê bì do đau nhức xương khớp gây ra. Các sản phẩm kem bôi giảm đau thường sử dụng cho các trường hợp đau nhẹ do chấn thương, do lao động, ngồi quá lâu hoặc do thời tiết thay đổi. Xét về mức độ hiệu quả, có thể không nhanh chóng và triệt để bằng thuốc uống, nhưng bù lại kem bôi an toàn, không gây tác dụng phụ. 

Hiện có nhiều loại kem bôi hỗ trợ giảm đau xương khớp, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm và mua được ở hầu hết các hiệu thuốc. Vì an toàn nên không cần thiết phải nhận chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn. 

💠Những lưu ý khi dùng các loại thuốc giảm đau xương khớp 

Các loại thuốc giảm đau xương khớp có thể cho tác dụng nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, để dùng hiệu quả và an toàn, mọi người cần nắm qua một số những lưu ý dưới đây: 

Những lưu ý khi dùng thuốc giảm đau xương khớp (Ảnh minh hoạ)
Những lưu ý khi dùng các loại thuốc giảm đau xương khớp (Ảnh minh hoạ)
  • Xác định đúng tình trạng đau nhức do căn bệnh xương khớp nào gây ra, từ đó lựa chọn đúng thuốc để sử dụng. 
  • Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau xương khớp mà nên hỏi ý kiến chuyên gia để được chỉ định đúng thuốc giảm đau đặc hiệu.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần dừng thuốc ngay lập tức và xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ nếu có hiện tượng dị ứng. 
  • Không nên vận động mạnh trong thời điểm bị đau và đang dùng thuốc để tránh bệnh bị tiến triển tiêu cực. 
  • KHông nên lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp trong thời gian dài và liên tục mà chia ra thành nhiều đợt và có chỉ định từ bác sĩ. 
  • KHi dùng thuốc uống, cần bổ sung nhiều nước. Dùng thuốc bôi, hạn chế thuốc bị dây vào mắt, miệng, các vết thương hở và tránh nước trong khoảng 2 tiếng đầu tiên. 
  • Kết hợp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, sắt, magie,…
  • Tập các bài tập thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga,… 

💠“Nghiện” thuốc giảm đau nhức xương khớp và hệ quả khôn lường 

Vì thuốc giảm đau xương khớp giúp cắt đứt cơn đau nhanh nên thực tế, có nhiều người bệnh lạm dụng thuốc và sử dụng thường xuyên, bỏ qua cả những khuyến cáo của bác sĩ có chuyên môn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe:

  • Làm tổn thương gan, thận: Các hoạt chất có trong thuốc giảm đau thường mất nhiều thời gian mới có thể đào thải ra ngoài. Khi sử dụng quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài, có thể dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời phát hiện và có can thiệp. 
  • Viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa: Sử dụng thuốc giảm đau liều lượng cao có thể khiến màng nhầy ở thành dạ dày bị tổn thương, gây xuất huyết dạ dày và đường tiêu hóa. 
  • Tăng nguy cơ huyết áp bị tăng cao, bị huyết khối làm nghẽn mạch
  • Trong một số trường hợp, thuốc có thể phản tác dụng, gây hiện tượng loãng xương ở các vị trí xương xốp như cột sống, cổ xương đùi, cổ xương cánh tay. 
  • … 
Hệ quả của việc “Nghiện” thuốc giảm đau xương khớp (Ảnh minh hoạ)
Hệ quả của việc “Nghiện” thuốc giảm đau nhức xương khớp (Ảnh minh hoạ)

Kết luận: Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc giảm đau xương khớp mà chúng tôi tổng hợp, muốn gửi đến quý vị. Hy vọng, với những gợi ý nêu trên, mọi người có thể tìm ra được loại thuốc phù hợp, giúp cắt đứt cơn đau do bệnh xương khớp gây ra một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể.

👉 Xem thêm: 

  • TOP 5 Các Loại Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Phổ Biến Hiện Nay 
  • Điểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quả
Tác giả: Dược Sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh - 01/08/2022
Chia sẻ

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tin liên quan

  • Đau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy 

  • Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt ngay tại nhà cực dễ

  • Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà | Giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây

  • Đau Khớp Ngón Tay là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không? 

  • TOP 5 Các Loại Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Phổ Biến Hiện Nay 

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT?
Khương Thảo Đan giá bao nhiêu, công dụng và cách dùng thế nào?

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu, công dụng và cách dùng thế nào?

Đánh giá Khương Thảo Đan có tốt không?

Đánh giá Khương Thảo Đan có tốt không?

ĐỂ KHƯƠNG THẢO ĐAN PHÁT HUY TỐI ĐA HIỆU QUẢ!

ĐỂ KHƯƠNG THẢO ĐAN PHÁT HUY TỐI ĐA HIỆU QUẢ!

Câu hỏi thường gặp
Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

khuong-thao-dan

Hotline miễn cước 1800 1156

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

ĐẶT MUA KHƯƠNG THẢO ĐAN

- Giá bán:

  • 170.000đ/hộp 30 viên
  • 598.000đ/hộp 120 viên Tiết kiệm 82.000đ

Miễn phí giao hàng khi mua từ 6 hộp(30 viên) hoặc (1 hộp 120 viên + 2 hộp 30 viên)

Sản phẩm
Khương Thảo Đan (30 viên)
Khương Thảo Đan (120 viên)
Đơn giá
170.000đ/hộp
598.000/hộp
Số lượng
Thành tiền
đ
đ
Phí vận chuyển:
Tổng:
↑