Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bị

Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bị


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Châm cứu đau vai gáy là liệu pháp trị bệnh có lịch sử lâu đời và vẫn giữ được vị trí quan trọng trong nền y học cổ truyền Việt Nam. Vậy phương pháp này có hiệu quả như thế nào và cần lưu ý những gì trong quá trình thực hiện? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.

cham-cuu-dau-vai-gay

Châm cứu chữa đau vai gáy: Có hiệu quả

Tác dụng của châm cứu đau vai gáy

Theo cách lý giải của y học phương Đông, chứng đau vai gáy có thể bắt nguồn do nhiều căn nguyên:

  • Yếu tố bất nội ngoại nhân: Sử dụng gối quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến cột sống cổ, hoạt động không đúng tư thế trong thời gian dài gây nên tình trạng đau vai gáy.
  • Yếu tố nội nhân: Người cao tuổi bị bệnh lâu ngày, can thận hư làm cho khí huyết giảm sút, không thể làm chủ được cốt tủy, giảm khả năng nuôi dưỡng cân cơ dẫn đến chứng đau vai gáy.
  • Yếu tố ngoại nhân: Vệ khí cơ thể không đủ, tấu lý sơ hở, phong hàn thấp xâm nhập khiến kinh lạc bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông khí huyết. Điều này làm cho hệ thống kinh lạc bị phù, tắc trệ gây đau.

Từ đó, người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức mà còn co cứng vùng cổ vai gáy, tê bì hai tay, giảm khả năng vận động kèm theo một số triệu chứng khác như: toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù…

Dung-sai-goi-gay-dau-co

Dùng sai gối có thể làm vẹo cổ, lệch đốt sống, dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh gây đau vai gáy.

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh bắt nguồn từ nền y học cổ truyền phương Đông. Khi thực hiện, bác sĩ dùng kim chuyên dụng rất mỏng, đã được vô trùng chèn vào da để tác động vào các huyệt vị trong cơ thể. Hiện nay có 3 phương pháp châm cứu cơ bản:

  • Điện châm: Điện châm là liệu pháp phổ biến nhất, dùng dòng điện để tăng khả năng kích thích của kim vào các huyệt.
  • Thủy châm: Chuyên gia sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào huyệt vị trong cơ thể.
  • Cứu ngải: Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng điếu ngải châm lửa rồi hơ vào huyệt.

Châm cứu đau vai gáy mang lại những tác dụng như sau:

Lưu thông khí huyết: Liệu pháp tác động trực tiếp vào các huyệt vị giúp khai thông dòng chảy khí huyết bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn, cân bằng âm dương, khắc phục được căn nguyên gây chứng đau vai gáy nằm sâu trong cơ thể.

Kích thích sản sinh endorphin: Theo nghiên cứu, châm cứu kích thích cơ thể sản sinh nhiều endorphin – một loại hormon từ hệ thần kinh trung ương và tuyến yên, làm giảm các tín hiệu đau truyền đến não. Bên cạnh đó, endorphin còn mang lại cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Thư giãn gân cơ: Châm cứu khắc phục tình trạng co cứng gân cơ, dây chằng, điều hòa và ổn định hoạt động của các dây thần kinh vùng vai gáy, xoa dịu cơn đau và triệu chứng tê bì hai tay, cải thiện phạm vi vận động.

Tăng hấp thu dinh dưỡng: Liệu pháp này thúc đẩy tuần hoàn máu và quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, phục hồi nhanh những chấn thương vùng vai gáy và hạn chế thoái hóa cột sống cổ cũng như các bộ phận xung quanh.

Có nên châm cứu chữa đau vai gáy hay không?

Một số ưu điểm khi thực hiện liệu pháp châm cứu chữa đau vai gáy:

  • Nếu được thực hiện ở cơ sở uy tín với thầy thuốc có chuyên môn cao, phương pháp này tương đối an toàn và không mang lại cảm giác đau đớn.
  • Cơ chế tác động từ bên trong giúp khắc phục căn nguyên của chứng đau vai gáy, đồng thời thúc đẩy lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Châm cứu có thể kết hợp với nhiều cách thức điều trị khác như xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y… theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp khắc phục đau nhức, tê bì nhanh chóng với hiệu quả lâu dài hơn.
  • Châm cứu là liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc, giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng thuốc trong thời gian dài như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, suy thận…

Tuy nhiên, châm cứu vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Tác dụng chậm, cần kiên trì điều trị trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả như mong muốn.
  • Mất nhiều thời gian thăm khám, điều trị.
  • Hiện nay, có nhiều phòng châm cứu không uy tín sử dụng kim châm không được khử trùng sạch, kim châm dùng lại nhiều lần dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ngoài da, nhiễm trùng huyết.
  • Các thầy thuốc với tay nghề chưa cao, thực hiện không đúng kỹ thuật vùng ngực hoặc lưng trên có thể khiến người bệnh bị xẹp phổi.
  • Châm cứu có thể để lại vết thâm tím trên da hoặc gây chảy máu.

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể thử. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện liệu pháp châm cứu. Tuyệt đối không được tự ý châm cứu tại nhà nếu không có chuyên môn.

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc thử (Ảnh minh họa)

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc thử (Ảnh minh họa)

Các bước khi thực hiện châm cứu đau vai gáy

Chuẩn bị trước khi châm cứu

Đầu tiên, người bệnh sẽ được khám, tư vấn và hướng dẫn quy trình cũng như các vị trí châm cứu phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn nên trao đổi trực tiếp với các thầy thuốc để nhận được giải đáp.

Trước khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần lưu ý:

  • Không ăn uống quá no, không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn như: rượu, bia…
  • Thư giãn và thả lỏng, tránh căng thẳng thần kinh và tạo áp lực cho cơ thể.

Trong quá trình châm cứu

Quá trình châm cứu đau vai gáy được thực hiện qua những bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Người bệnh nằm ở tư thế thích hợp theo yêu cầu của thầy thuốc tùy vào từng phác đồ điều trị.
  • Bước 2: Chuyên gia tiến hành châm kim lên huyệt vị. Trong một vài giây đầu tiên, người bệnh có thể cảm thấy châm chích hoặc ngứa ran nhưng tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng.
  • Bước 3: Tùy vào thể trạng của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại hình châm cứu, thời gian thực hiện liệu pháp này có thể kéo dài từ 5 - 30 phút. Sau đó, thầy thuốc sẽ rút kim châm ra khỏi huyệt vị.

Cham-cuu

Độ sâu của kim khi chèn vào da còn phụ thuộc vào vị trí và mục đích châm cứu.

Theo y học cổ truyền phương Đông, chứng đau vai gáy được chia thành 3 thể: do phong hàn, do thấp nhiệt và do khí huyết ứ trệ. Đối với mỗi thể, thầy thuốc lại tác động vào những huyệt vị khác nhau, cụ thể như sau:

➤ Đau vai gáy thể phong hàn

  • Huyệt Hợp cốc: Huyệt nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay. Đây là huyệt khởi đầu của kinh Dương Minh - dòng kinh nhiều khí huyết nhất. Tác động vào huyệt Hợp cốc giúp xoa dịu đau nhức ở đầu và vùng vai gáy, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh cảm.
  • Huyệt Phong môn: Huyệt nằm ở vị trí dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn. Châm cứu tại vị trí này giúp giải biểu, khu phong tà, hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy, cảm mạo, viêm phế quản…
  • Huyệt Khúc trì: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ quay 1, cơ ngửa dài và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay. Tác động vào huyệt này có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh, đẩy lùi đau nhức vùng vai gáy.
  • Huyệt Kiên tỉnh: Huyệt nằm ở chỗ lõm vùng trên vai. Châm cứu huyệt Kiên tỉnh không chỉ giúp giảm đau nhức vai gáy, mà còn khắc phục hiệu quả tình trạng co cứng cơ, cứng khớp, cải thiện phạm vi hoạt động.
  • Huyệt A thị: Huyệt không có vị trí cụ thể, được xác định bằng cách dùng ngón tay ấn vào vùng vai gáy cho đến khi tìm được điểm đau nhức. Tác động vào huyệt A thị có khả năng giải phóng ứ trệ, đả thông kinh mạch, hoạt lạc…
  • Huyệt Phong trì: Huyệt nằm tại chỗ lõm ở chân tóc phía sau tai, nằm trên đường giao giữa bờ ngoài cơ thang với bờ trong cơ ức đòn chũm. Châm cứu huyệt Phòng trì giúp cải thiện tình trạng đau nhức vai gáy, đau đầu, chóng mặt và ù tai.

Vị trí Huyệt Phong trì

Vị trí Huyệt Phong trì

➤ Đau vai gáy do khí huyết ứ trệ

  • Huyệt Cách du: Huyệt nằm cách gai đốt sống thứ 7 khoảng 1.5 thốn khi đo sang ngang. Tác động vào huyệt Cách du có tác dụng giãn cơ, dây chằng, giảm đè nén dây thần kinh, xoa dịu tình trạng đau nhức vai gáy.
  • Huyệt Kiên ngung: Huyệt nằm ở chỗ lõm ngoài vai, phía trước và ngoài khớp mỏm cùng vai - xương đòn. Châm cứu ở vị trí này giúp giảm đau vai gáy, lưng trên và cánh tay trên.
  • Huyệt Thiên tông: Huyệt nằm dưới hố giữa xương bả vai, nằm trên đường ngang kéo dài qua mỏm gai đốt sống lưng số 4. Huyệt Thiên tông thường được tác động để trị chứng đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, tê bì cánh tay…

Huyệt Thiên tông thường được tác động khi điều trị các bệnh liên quan đến xơ xương khớp xung quanh cổ vai gáy.

 Huyệt Thiên tông thường được tác động khi điều trị các bệnh liên quan đến xơ xương khớp xung quanh cổ vai gáy.

➤ Đau vai gáy thể thấp nhiệt

  • Huyệt Hợp cốc: Huyệt nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay. Đây là huyệt khởi đầu của kinh Dương Minh - dòng kinh nhiều khí huyết nhất. Tác động vào huyệt Hợp cốc giúp xoa dịu đau nhức ở đầu và vùng vai gáy, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh cảm.
  • Huyệt Khúc trì: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ quay 1, cơ ngửa dài và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay. Tác động vào huyệt này có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh, đẩy lùi đau nhức vùng vai gáy.
  • Huyệt Phong môn: Huyệt nằm ở vị trí dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn. Châm cứu tại vị trí này giúp giải biểu, khu phong tà, hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy, cảm mạo, viêm phế quản…
  • Huyệt Đại chùy: Huyệt nằm ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ số 7. Tác động vào huyệt Đại chùy có khả năng khắc phục căng cứng vùng cổ gáy, xoa dịu chứng đau vai gáy, đau đầu.

Vị trí Huyệt Đại chùy

Vị trí Huyệt Đại chùy

Sau khi châm cứu

Sau khi châm cứu, người bệnh nên ở lại cơ sở để theo dõi các phản ứng của cơ thể trong khoảng 15 - 30 phút. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn nên báo ngay với thầy thuốc. Nếu không, bạn có thể về nhà để nghỉ ngơi, không vận động mạnh, khiêng vác đồ quá nặng trong 1 - 2 ngày đầu.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng theo hướng dẫn của chuyên gia giúp giảm áp lực lên vùng vai gáy, tăng hiệu quả điều trị.

Đối tượng không được châm cứu đau vai gáy

Dưới đây là một số đối tượng không được áp dụng liệu pháp châm cứu chữa đau vai gáy:

  • Người sợ kim châm, vật nhọn, không có thái độ hợp tác làm ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần tham khảo bác sĩ kỹ càng trước khi châm cứu vì có thể dẫn đến động thai.
  • Người có thể trạng yếu, suy kiệt trong thời gian dài, đang quá đói, hoặc vừa mới ăn quá no, say rượu.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh mãn tính hoặc ung thư…
  • Người bị rối loạn chảy máu, máu loãng hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu có nguy cơ cao bị chảy máu nếu thực hiện liệu pháp châm cứu.
  • Bệnh nhân đang dùng các thiết bị điện tử để trị bệnh tim vì kích thích điện của kim châm có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của máy tạo nhịp tim cũng như các thiết bị điện tử khác.
  • Châm cứu không được áp dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Phu-nu-mang-thai-dau-vai-gay

Phụ nữ mang thai bị đau vai gáy cần cân nhắc cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu.

Cần lưu ý những gì khi châm cứu đau vai gáy?

Khi thực hiện châm cứu khắc phục tình trạng đau vai gáy, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn cơ sở uy tín với những thầy thuốc có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cũng như mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian trị liệu.
  • Kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ, tái khám đúng hẹn, không được ngừng giữa chừng mà chưa có sự đồng ý của thầy thuốc.
  • Trong quá trình châm cứu, nếu người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức hoặc có một số dấu hiệu bất thường khác cần thông báo ngay để chuyên gia khắc phục kịp thời.
  • Không mang vác quá nặng, thay đổi tư thế phù hợp đảm bảo cột sống luôn thẳng, thường xuyên tập luyện thể thao tùy vào thể trạng của bản thân để hạn chế chứng đau vai gáy tái phát.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: giàu vitamin, canxi, chất xơ, acid béo omega-3…, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường hóa học, chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn như: rượu, bia…

Hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quả

Châm cứu là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm đau vai gáy, tuy nhiên như đã nói ở trên, châm cứu có tác dụng chậm, phải thực hiện nhiều lần rất tốn thời gian và công sức của người bệnh. Vì thế, để tăng tính hiệu quả và toàn diện hơn trong việc điều trị đau vai gáy, bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh. Việc kết hợp song song giữa trị liệu bên ngoài và viên uống bên trong sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị hơn.

Một trong những sản phẩm được nhiều bệnh nhân và bác sĩ cơ xương khớp khuyên dùng là viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn mục tiêu hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp giúp: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn, hiệu quả.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho những đối tượng dưới đây:

  • Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…
  • Người bị thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết