Tư thế vật lý trị liệu đau thần kinh tọa "phục hồi chức năng" cơ bản

Tư thế vật lý trị liệu đau thần kinh tọa "phục hồi chức năng" cơ bản


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Bạn nên kết hợp các bài vật lý trị liệu đau thần kinh tọa với các phương thuốc của bác sĩ để hiệu quả điều trị được cải thiện hơn. Cùng tìm hiểu những lợi ích mà vật lý trị liệu mang lại cho người bệnh trong quá trình vật lý trị liệu đau thần kinh tọa nhé.

🔶 Bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

🔸 Bài tập lưng để cải thiện sự linh hoạt của thắt lưng

Các bạn chuẩn bị một tấm thảm hoặc chiếu để nằm lên, kê thêm gối nhỏ hoặc một quyển sách dưới đầu để tập cho thoải mái. Gập chân sao cho bàn chân vẫn thẳng, 2 đầu gối cong, mở 2 chân bằng hông.

Đưa một đầu gối lên hướng ngực, lấy 2 tay ôm chặt đầu gối, kéo từ từ đầu gối đến ngực hết mức có thể trong vòng 20 - 30 giây và hít thở sâu (kéo ở mức cơ thể chịu được, không nên gắng sức quá). Thực hiện 3 lần mỗi lần 2 chân.

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

🔸 Bài tập đùi giúp kéo dãn cơ đùi sau

Chuẩn bị 1 vật cố định như nấc thang hay bậc thang, một chân đứng thẳng, 1 chân để lên bậc. Chân luôn thẳng, ngón chân duỗi thẳng.

Người ngả thoải mái về phía trước nhưng lưng vẫn thẳng, thở sâu và giữ trong 20 - 30 giây. Thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi 2 chân. (Lưng luôn giữ thẳng trong mọi tư thế).

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

🔸 Bài tập kéo giãn cơ hình quả lê

Chuẩn bị gối kê đầu và thảm để tập. Nằm thẳng trên thảm, chân trái cong lên, mắt cá chân phải đặt chéo lên đầu gối chân trái.

Giữ chặt bắp đùi trái bằng hai tay và kéo đùi về phía trước (có thể dùng khăn kéo thay tay) . Giữ phần hông thẳng, xương cụt trên thảm (không nên để xương cụt này trượt khỏi thảm), mông phải kéo căng, giữ nguyên trong vòng 20 - 30 giây, hít thở sâu. Lập lại 2-3 lần. Khung xương chậu luôn được giữ thẳng xong quá trình tập.

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Nên khởi động trước để làm nóng cơ thể và lựa chọn bài tập cho phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Người bệnh phải kiên trì tập luyện từ 30 - 45 phút mỗi lần tập thể bài tập đạt hiệu quả tối đa. Nếu đang tập mà bị đau thì phải ngưng ngay lập tức, không nên quá sức.

Các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa trên giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ và hỗ trợ điều trị rất tốt. Giúp điều chỉnh nhịp nhàng hoạt động của nhóm cơ vùng đùi, vùng bụng và vùng thần kinh tọa. Sự kết hợp vận động này giữa các cơ sẽ bảo vệ lưng trước những chấn thương hay giãn cơ. Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân kết hợp vật lý trị liệu và sử dụng thuốc đau thần kinh tọa có hiệu quả điều trị tốt, hồi phục nhanh, ít tái đi tái lại nhất. Các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp máu lưu thông, giãn cơ, tăng cường sức mạnh của cơ, phục hồi bệnh đau thần kinh tọa rất tốt.

Lưu ý: Xác định rõ nguyên nhân đau thần kinh tọa để lựa chọn bài tập phù hợp sẽ giúp cải thiện cơn đau thần kinh tọa.

🔶 Các phương pháp vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

🔸 Nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu là phương pháp chiếu đèn hồng ngoại IR, chiếu tia Laser, nhúng parafin, chườm nóng, giúp giãn cơ, kháng viêm, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, chuyển hóa dinh dưỡng và bài tiết.

Phương pháp này không dùng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa do viêm nhiễm cấp tính.

🔸 Điện trị liệu

Trị liệu thông qua điện xung và điện phân để tăng tuần hoàn, tăng sự chuyển hóa ở các mô, giúp các cơ thư giãn, khớp sâu,...Trong quá trình thực hiện điện trị liệu, người ta còn đưa thêm một lượng thuốc chống viêm vào vùng bị tổn thương thần kinh tọa để tăng hiệu quả thay vì uống thuốc hoặc tiêm thuốc, giảm áp lực tác dụng phụ thường thấy của các dòng thuốc giảm đau này.

Điện trị liệu là phương pháp trị liệu có tác dụng giảm sưng, giảm đau, giảm và phục hồi các tổn thương ở khớp. Áp dụng các kỹ thuật xoa bóp trên chân, phần mềm ở thắt lưng để điều trị. Các kỹ thuật này dựa trên cơ chế cơ học và phản xạ để tăng tuần hoàn máu, hệ bài tiết, chuyển hóa dinh dưỡng, điều hòa bệnh lý, giúp cân cốt được thư giãn.

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Lưu ý: Cần nắm được các biểu hiện đau thần kinh tọa để lựa chọn phương pháp giảm đau và trị liệu phù hợp

Ngoài tập luyện bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa thì bạn cũng phải bổ sung thêm chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để bệnh tình được tiến triển theo chiều hướng tích cực.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết