Võng Lưng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Võng Lưng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Là một bệnh lý về xương khớp, võng lưng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh này và có những nhận thức đúng đắn, kịp thời về việc phát hiện và điều trị. Vì vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ những thông tin về bệnh võng lưng. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Võng lưng là gì? Phân loại

Võng lưng hay còn được gọi với tên khác là ưỡn cột sống. Đây là một dạng rối loạn cột sống. Tình trạng này thường xảy ra khi các đốt sống ở thắt lưng cong ra phía trước quá mức. 

Võng lưng hay còn được gọi là ưỡn cột sống

Võng lưng hay còn được gọi là ưỡn cột sống

Bệnh ưỡn cột sống thường được chia thành 5 loại chính với các biểu hiện khác nhau như: 

  • Chứng võng lưng ngựa tư thế: Loại ưỡn cột sống này thường xảy ra ở người bị béo phì gây mất cân bằng trọng lượng ở giữa phần cơ bụng và cơ lưng. Bụng người bệnh thường ngả về phía trước, mông, thân dưới về phía sau. 

  • Chứng võng lưng ngựa do bẩm sinh hoặc do chấn thương: Khi bị tai nạn, chấn thương làm gãy phần nối các đốt sống có thể khiến vùng cột sống lưng dưới bị cong vẹo. 

  • Ưỡn cột sống hậu phẫu cắt cung sau cột sống cổ: Thủ thuật cắt cung sau cột sống giúp giảm áp lực đè lên tủy sống hoặc rễ thần kinh. Tuy nhiên, nếu thực hiện nhiều lần, thủ thuật này có thể làm ảnh hưởng đến cột sống, và bị ưỡn cong quá mức. 

  • Rối loạn thần kinh - cơ: Tình trạng võng lưng là một trong các dạng của chứng cong vẹo cột sống thần kinh - cơ. 

  • Ưỡn cột sống thứ phát sau cứng khớp háng: Hình thành do các nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương khớp háng khiến cột sống lưng dưới bị kéo lệch, cong về phía trước. 

Triệu chứng thường gặp ở người bệnh võng lưng

Theo đánh giá, bệnh võng lưng khá dễ nhận biết. Nếu bạn có những dấu hiệu sau đây, rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý này:

  • Phần lưng dưới ưỡn cong ra đằng trước so với mông. 

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau lưng, nhất là phần lưng dưới. 

  • Di chuyển trở nên khó khăn hơn so với bình thường. 

  • Vùng xương chậu nghiêng về phía trước nhiều, tạo thành tư thế võng như lưng ngựa. 

  • Khi nằm ngửa, người bệnh dễ dàng nhìn thấy một khoảng trống giữa lưng dưới và đệm/giường ngủ. 

Võng lưng gây đau nhức và bụng ưỡn về phía trước

Võng lưng gây đau nhức và bụng ưỡn về phía trước

Bị võng lưng do đâu?

Nếu đã nắm được võng lưng là gì, điều cần biết tiếp theo chính là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Theo các chuyên gia xương khớp, có nhiều yếu tố khác nhau tác động dẫn đến bệnh võng lưng: 

  • Chấn thương: Chấn thương cột sống thắt lưng có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Các chấn thương này nếu không được điều trị triệt để có thể để lại di chứng ưỡn cột sống. 

  • Bẩm sinh: Với một số trường hợp trẻ vừa sinh ra đã có những khiếm khuyết ở cột sống. Nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra hiện tượng võng lưng. 

  • Yếu cơ: Các cơ như cơ bụng, cơ mông, đùi sau nếu bị yếu có thể làm ảnh hưởng đến hình dạng sinh lý của cột sống. Lâu dần khiến cho cột sống bị ưỡn cong. 

  • Ngồi sai tư thế: Khi ngồi không đúng tư thế chuẩn, thường ngồi bắt chéo chân hoặc ngủ nằm sấp là những nguyên nhân khiến cho trọng tâm cơ thể bị lệch dẫn đến võng lưng. 

  • Các nguyên nhân khác: Phụ nữ mang thai, người cắt cung sau cột sống cổ,  người mắc các bệnh rối loạn thần kinh cơ, béo phì, đi giày cao gót nhiều,... cũng có thể gây nên tình trạng võng lưng. 

Việc xác định đúng nguyên nhân gây nên bệnh là điều quan trọng bởi qua đây, các bác sĩ có thể lên được phác đồ điều trị đúng, đánh trúng căn nguyên gây bệnh. Người bệnh cần chú ý khi được hỏi về nguyên nhân để có thể kết luận chính xác nhất. 

Bị võng lưng đẹp hay xấu? Có nguy hiểm không? 

Võng lưng đẹp hay xấu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, khi bị võng lưng nghĩa là cơ thể bạn mất đi hình dáng bình thường. Chính vì vậy, nếu để đánh giá ở khía cạnh thẩm mỹ, bất kể ai bị bệnh lý này đều cảm thấy tự ti với ngoại hình của mình. 

Võng lưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ

Võng lưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ

Ngoài ra, tình trạng võng lưng còn có khả năng gây ra nhiều di chứng phức tạp khác: 

  • Đau cơ vùng đùi, đau lưng vùng dưới, đau xương hông và các cơ có liên quan khác. 

  • Có nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, đau lưng mạn tính,... nhiều hơn so với người bình thường. 

  • Đường cong tự nhiên của cơ thể bị thay đổi có thể gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tiêu hóa. 

Chẩn đoán và điều trị bệnh võng lưng

Trước khi điều trị bệnh, việc chẩn đoán tình trạng bệnh là cần thiết. Các bác sĩ có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh võng lưng bằng cách chụp X-quang, chụp MRI,...

Dựa trên tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị như sau: 

Mặc áo chỉnh hình cột sống

Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị võng lưng là đối tượng phù hợp nhất để mặc áo chỉnh hình cột sống bởi xương vẫn đang trong quá trình phát triển. Áo có khả năng cố định và uốn nắn xương về đúng đường cong sinh lý và hạn chế tình trạng võng lưng xuất hiện lại khi lớn lên. 

Áo chỉnh hình cột sống giúp nắn chỉnh lại xương hiệu quả

Áo chỉnh hình cột sống giúp nắn chỉnh lại xương hiệu quả

Tập các bài tập chữa võng lưng

Các bài tập thể chất với những động tác phù hợp với người bệnh võng lưng, giúp cân chỉnh lại tư thế và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài tập dưới đây: 

Bài tập plank: 

Plank là bài tập giúp giữ cân bằng và định hình lại đường cong của cột sống. Bạn có thể thực hiện như sau: 

  • Nằm sấp trên mặt thảm. 

  • Nâng cơ thể lên khỏi mặt thảm từ từ bằng cách ấn hai tay xuống mặt sàn. Sau đó giữ người thẳng, song song với mặt đất, siết chặt cơ đùi. 

  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây và trở lại ban đầu. Thực hiện mỗi lần tập khoảng 7 - 10 lần. 

Bài tập nâng chân

Với bài tập này, bạn thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị tư thế nằm ngửa, tay và chân duỗi thẳng, lòng bàn tay úp. 

  • Đưa hai chân lên cao thành một góc vuông với cơ thể và giữ trong 6 giây rồi từ từ hại xuống về tư thế chuẩn bị. 

  • Lặp lại động tác từ 7 - 10 lần. 

Bài tập nâng chân thực hiện đơn giản, cải thiện tình trạng võng lưng

Bài tập nâng chân thực hiện đơn giản, cải thiện tình trạng võng lưng

Bài tập căng cơ gập hông nửa đùi: 

Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Chuẩn bị tư thế đứng thẳng, bước chân phải lên trước, đưa chân trái ra sau và khuỵu gối sao cho hai gối tạo thành góc vuông. 

  • Hai tay đặt ở đầu gối chân phải, nghiêng người về phía trước tới khi cảm giác căng ở hông. 

  • Giữ tư thế trong 5 giây và đổi bên. 

  • Mỗi bên thực hiện từ 7 - 10 lần. 

Áp dụng vật lý trị liệu 

Hiện nay có nhiều biện pháp vật lý trị liệu điều trị bệnh võng lưng cho hiệu quả cao, cải thiện được tình hình. Bạn có thể tham khảo đến các cơ sở cung cấp các dịch vụ như châm cứu, bấm huyệt,...
Tuy nhiên, cách này cần được thực hiện đúng động tác nên tuyệt đối bạn không nên làm tại nhà nếu không có chuyên môn. ĐỒng thời, biện pháp này thường cho hiệu quả chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Phẫu thuật điều trị bệnh võng lưng

Trong trường hợp áp dụng các biện pháp nêu trên, tình trạng võng lưng không thuyên giảm và đường cong võng lưng quá lớn, người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật cột sống. Cách này cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại cần nhiều thời gian để phục hồi và có khả năng gặp phải rủi ro cao, chi phí đắt. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn cách điều trị này. 

Cách phòng ngừa bệnh võng lưng

Võng lưng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, các chuyên gia xương khớp khuyên mọi người nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau: 

  • Tạo thói quen tập thể dục: Áp dụng các bài tập thể dục, bơi hoặc đi bộ để có thể lực tốt và hệ xương khớp dẻo dai. 

  • Xây dựng duy trì thói quen tốt trong sinh hoạt: Điều chỉnh tư thế ngồi đúng chuẩn, không ngồi quá lâu hoặc nằm sấp quá nhiều. 

  • Bổ sung dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống điều độ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hệ xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3,... 

  • Điều hòa cân nặng: Giữ cân nặng ở trạng thái phù hợp với cơ thể, không để tình trạng béo phì thừa cân gây áp lực lên xương khớp.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Mỗi năm bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 2 lần để kiểm tra sức khỏe cũng như kịp thời phát hiện các bệnh lý (nếu có), trong đó có bệnh võng lưng. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh võng lưng chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị à phòng ngừa. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, đừng chần chừ, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết