Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau thần kinh tọa là bệnh lý gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy thực tế đau dây thần kinh tọa là gì, có triệu chứng như thế nào và xuất phát từ nguyên nhân nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Đau thần kinh tọa là gì? Dấu hiệu nhận biết 

Đau dây thần kinh tọa là thuật ngữ chỉ những cơn đau của dây thần kinh tọa chạy dọc từ trên xuống dưới, tính từ cổ xuống lưng qua hông, mông và đến những ngón chân. Bệnh lý này khiến cho một nửa cơ thể thường xuyên trong trạng thái đau nhức, tê liệt hoặc thậm chí là khó vận động. 

Bệnh đau dây thần kinh tọa có thể phát hiện qua một số các triệu chứng như sau: 

  • Đau cột sống thắt lưng kéo lan xuống mặt ngoài của đùi, cẳng chân, mắt cá chân và ngón chân. 

  • Cơn đau thường xuất hiện từ vị trí đĩa đệm L4 xuống khoeo chân, nếu xuất phát từ L5 sẽ lan hết mu bàn chân đến ngón cái. Ngược lại, nếu tổn thương ở L5, cơn đau sẽ xuyên qua lòng bàn chân và đến hầu hết các ngón chân. 

  • Đau cột sống ở phần dưới thắt lưng xuống mông và chân. Cảm giác đau nhức sẽ luôn tồn tại, gây khó chịu từ lưng thấp xuống mông và bắp sau đùi. 

Đau dây thần kinh tọa đau dọc từ lưng xuống chân

Đau dây thần kinh tọa đau dọc từ lưng xuống chân

Các triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác nhau ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Thường sẽ từ nhẹ cho đến đau dữ dội, đau nhói từng đợt. Thậm chí, người bệnh có thể bị tê, yếu cơ hoặc cảm giác ngứa ran ở chân, bàn chân. 

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa? 

Thoát vị đĩa đệm hoặc các gai xương trên đốt sống phát triển quá mức là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, có thể do dây thần kinh bị chèn ép bởi yếu tố nào đó hoặc một số tác nhân khác như: 

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, cột sống của con người có nhiều biến đổi như bị thoát vị đĩa đệm, hình thành gai cột sống,.. Những hiện tượng này đều ảnh hưởng đến dây dây thần kinh, chúng chèn ép và gây ra hiện tượng đau nhức. 

  • Béo phì: Cân nặng quá khổ so với người bình thường có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa. 

  • Nghề nghiệp: Những công việc phải mang vác quá nhiều, vận động quá mạnh, ngồi một chỗ quá lâu,... có thể gây ra đau dây thần thần kinh tọa. 

  • Bệnh đái tháo đường: Bệnh lý này tác động nhiều đến cơ thể hoạt động do sử dụng đường trong máu thiếu sự ổn định. Từ đó, gia tăng khả năng bị tổn thương thần kinh ngoại biên. 

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa là rất quan trọng, qua đây các bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra được giải pháp điều trị bệnh phù hợp nhất, giúp tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian. 

Biến chứng của đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người bệnh quan tâm đi tìm câu trả lời. Theo các chuyên gia về thần kinh, đau dây thần kinh tọa không gây nguy hiểm đến tính mạng người nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. 

Bệnh đau dây thần kinh tọa hạn chế khả năng vận động của người bệnh

Bệnh đau dây thần kinh tọa hạn chế khả năng vận động của người bệnh

Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và chức năng vận động bị suy giảm. Thậm chí, nếu dây thần kinh bị chèn ép quá lâu và nặng, nó có thể làm ảnh hưởng đến hệ cơ, gây yếu và teo cơ. Tình trạng này khiến người bệnh gần như không thể đi lại bình thường. Thậm chí nặng nhất là mất hoàn toàn cảm giác ở chân và mất đi khả năng vận động. 

Các kỹ thuật chẩn đoán đau dây thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa có thể được chẩn đoán thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trước tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng bắt cách yêu cầu người bệnh bệnh thực hiện các động tác như đi kiễng gót chân, nâng chân thẳng lên hoặc hoặc kéo căng và chuyển động khác để kiểm tra sức mạnh bắp chân, xác định các dây thần kinh bị ảnh hưởng và sức mạnh cơ. 

Ngoài ra, một số xét nghiệm khác sẽ được thực hiện kèm theo: 

  • Chụp X-quang: Qua hình ảnh đau dây thần kinh tọa, các bác sĩ có thể phát hiện những thay đổi ở gai xương cột sống đang chèn ép lên dây thần kinh. 

  • Chụp MRI: Mô phỏng chi tiết hình ảnh của xương và các mô mềm nên dễ dàng đánh giá được được mức độ của bệnh. 

  • Chụp CT: Phương pháp này sẽ chụp cắt lớp hình ảnh để xem chi tiết tình trạng bệnh. Người bệnh thường sẽ được tiêm một lượng thuốc cản quang vào ống sống trước khi chụp CT. 

  • Điện cơ ký (EMG): Qua xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ xác định xem dây thần kinh có đang bị chèn ép do thoát vị hay hẹp ống sống hay không. 

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa qua hình ảnh

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa qua hình ảnh

Giải pháp điều trị đau thần kinh tọa

Bệnh lý đau dây thần thần kinh tọa có thể được chữa khỏi nếu xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và chọn đúng phương pháp. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh đau dây thần thần kinh tọa bạn có thể tham khảo:

Mẹo dân gian áp dụng tại nhà

Các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa được nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính đơn giản, tiết kiệm và cho hiệu quả thực tế. Một số mẹo thông dụng là: 

  • Ngâm chân: Dùng muối gừng để ngâm chân có tác dụng giãn gân cốt, lưu thông khí huyết giảm thiểu tình trạng đau nhức do dây thần kinh tọa. 

  • Chườm lạnh: Sử dụng nhiệt lạnh chườm vào vị trí đau giúp dây thần kinh bị tê liệt, làm mất đi cảm giác đau nhức. 

  • Chườm nóng: Bạn có thể dùng lá lốt, ngải cứu để chườm nóng lên vị trí đau nhức 2 lần/ngày. Ngay khi chườm xong, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, không còn bị đau nhức nữa. 

Mẹo dân gian cho tác dụng giảm đau hiệu quả, ít tốn kém

Mẹo dân gian cho tác dụng giảm đau hiệu quả, ít tốn kém

Dùng thuốc Tây y chữa đau thần kinh tọa

Hiện nay có nhiều loại thuốc tây có khả năng chống viêm và giảm đau do đau dây thần kinh tọa gây ra. Một số thuốc thường được các bác sĩ kê đơn là: 

  • Thuốc giảm đau thông thường paracetamol: Đây là thuốc giảm đau phù hợp với hầu hết bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở giai đoạn đầu, khi các cơn đau còn ở mức độ nhẹ. 

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): Nhóm thuốc này cho tác dụng giảm đau mạnh hơn paracetamol nên được chỉ định cho trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ vừa, các cơn đau kèm theo một vài biểu hiện bị viêm. Cảm giác đau nhức và khó chịu được giảm thiểu đáng kể khi người bệnh sử dụng thuốc chống viêm không steroid. 

  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau với các cơn đau từ trung bình đến nặng. 

  • Thuốc giảm đau thần kinh: Các thuốc giảm đau thần kinh có tác dụng giảm cơn đau do dây thần kinh chèn ép. Đồng thời, thuốc giúp phòng ngừa và kiểm soát các hội chứng động kinh, chân không yên.

Nhìn chung, dùng thuốc Tây điều trị đau dây thần kinh tọa cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Dù vậy, người bệnh cần cẩn trọng trong quá trình dùng thuốc, không nên lạm dụng và cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ nếu không muốn bị tác dụng phụ. 

Dùng bài thuốc Đông y

Đau thần kinh tọa theo quan điểm của Đông y thường xuất phát từ yếu tố phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể vào lức can thận yếu, gây tắc nghẽn nghẽn khí huyết, ứ trệ kinh lạc mà gây đau nhức, khó chịu. Dựa trên nguyên nhân này, thuốc đông y sẽ đi sâu vào bên trong để loại bỏ các yếu tố phong hàn và giảm trừ triệu chứng đau nhức. 

Các bài thuốc Đông y chữa đau dây thần kinh tọa sử dụng thành phần thảo dược tự nhiên nên lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. 

Thuốc Đông y chữa đau dây thần kinh tọa hiện nay rất đa dạng. Để đảm bảo chọn lựa được bài thuốc chuẩn, bệnh nhân cần tìm hiểu các địa chỉ nhà thuốc uy tín. 

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị thường được kết hợp song song với các bài thuốc để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Các bài tập vật lý trị liệu dành cho dây thần kinh tọa sẽ tác động để cân chỉnh lại cột sống. Đồng thời, giúp cho hệ cơ xương khớp được phục hồi chức năng hoạt động, hạn chế những diễn tiến xấu hình thành. 

Vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa có thể kết hợp với dùng thuốc

Vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa có thể kết hợp với dùng thuốc 

Phẫu thuật điều trị bệnh 

Các trường hợp bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không đáp ứng với thuốc hoặc có các biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, mất khả năng kiểm soát ruột - bàng quang thường được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Qua đó, các nguyên nhân gây thần kinh tọa bị chèn ép đều sẽ được loại bỏ. 

Phẫu thuật là cách cắt đứt căn nguyên gây bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này lại mất nhiều thời gian để phục hồi và tốn kém. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định. 

Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa mặc dù có thể điều trị nhưng nó có thể tái phát nhiều lần. Vì vậy, để hạn chế những triệu chứng và biến chứng gây khó chịu, người bệnh nên có các biện pháp phòng ngừa như sau: 

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, duy trì cơ chắc chắn. 

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu như canxi, omega,... 

  • Khi làm việc văn phòng, bệnh nhân cần thay đổi tư thế ngồi liên tục sao cho thoải mái và phù hợp. 

  • Hoạt động đúng tư thế lưng thẳng, hạn chế tối đa việc để cong vẹo cột sống bằng cách không ngồi xổm, không khuân vác nặng. 

  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh để béo phì, thừa cân. 

  • Tránh xa rượu bia và các chất kích thích khác không tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về đau thần kinh tọa. Dù là bệnh lý khá phổ biến và có thể điều trị được nhưng không vì thế mà bạn chủ quan với bệnh. Hãy luôn chủ động phòng và tránh bệnh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngay khi có các hiện tượng đau nhức ở các vị trí nghi ngờ là đau dây thần kinh tọa, hãy nhanh chân đến ngay cơ sở y tế uy tín để làm kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp nếu phát hiện đúng bệnh.

Xem thêm:

 

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết