Tổng quan tất cả về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay

Tổng quan tất cả về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Thoái hóa khớp khuỷu tay gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh. Vậy làm sao để nhận biết bệnh sớm, nguyên nhân nào gây ra bệnh và cách điều trị nào hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp hết những thắc mắc này.

🔴 Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?

Cấu trúc của khuỷu tay bao gồm 3 xương nhô ra và các gân cơ bám vào. Khớp khuỷu tay nối xương cánh tay trên với xương ở cẳng tay dưới và được gọi là khớp bản lề.

Khớp khủy tay có tác dụng cho phép bạn thực hiện các động tác co, duỗi cánh tay, xoay cẳng tay và cổ tay... Đây là khớp giúp cánh tay, bàn tay có thể thực hiện được tất cả các cử động phục vụ hoạt động sinh hoạt thường ngày và khi làm việc.

Vì là khớp phải thường xuyên hoạt động liên tục, chịu nhiều tác động trực tiếp nên khớp khuỷu tay cũng rất dễ bị tổn thương và gặp các bệnh lý xương khớp, điển hình như đau nhức, thoái hóa khớp khuỷu tay.

Các đầu của cả hai xương trong khớp khuỷu tay được bao phủ bởi một lớp sụn. Đây là mô mềm nhưng cứng cho phép xương của bạn di chuyển với nhau mà không bị ma sát. Thoái hóa khớp tay làm cho sụn trong khớp của bạn trở nên mỏng hơn, và các bề mặt của khớp trở nên cứng hơn, vì các lớp xương mới bắt đầu phát triển.

Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?

Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?

Thoái hóa khớp khuỷu tay là căn bệnh thường gặp phải ở những người lớn tuổi. Trong đó, độ tuổi trung bình từ khoảng 40 – 55 tuổi. Bệnh khó nhận biết ở giai đoạn đầu chỉ khi phát ra bên ngoài và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc thì người bệnh mới biết. Tuy nhiên phần lớn người bệnh chỉ phát hiện nguyên nhân và điều trị bệnh khi đi khám, thường trong giai đoạn muộn thoái hóa khớp khuỷu tay đã diễn ra mạnh mẽ và hủy hoại sụn khớp.

🔴 Nguyên nhân gây thoái hóa khớp khuỷu tay

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay, việc xác định đúng đâu là nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay:

Do chấn thương

Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hóa khớp khuỷu tay đều có tiền sử bị chấn thương khủy tay dẫn đến nứt bề mặt khớp, hoặc trật khớp.

Khớp khuỷu tay hoạt động nhiều có thể gặp phải một số chấn thương, từ nhẹ tới nặng. Các chấn thương có thể đến từ lao động, tai nạn giao thông hay khi chơi thể thao. Một số trấn thương có thể kể đến là: trật khớp, giãn cơ, bong gân, hoặc gãy xương,... kéo theo sự tràn dịch khớp khuỷu tay làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Bất kỳ chấn thương nào cho khớp khuỷu tay đều có thể thay đổi cách hoạt động của khớp. Ví dụ, sau khi gãy khuỷu tay, các mảnh xương có thể không thẳng hàng và khi đã được chữa trị cũng không thể khiến cho xương khuyu tay về được như ban đầu. Thậm chí sự khác biệt nhỏ này có thể khiến khớp bắt đầu chu kỳ hao mòn.

Trật khớp cũng có thể gây ra thiệt hại lâu dài. Sau khi dây chằng bị chấn thương trong trật khớp, khớp khuỷu tay có thể di chuyển khác đi. Sự thay đổi trong chuyển động này làm thay đổi các lực trên sụn khớp. Nó giống như một cái máy, nếu cơ chế mất cân bằng, nó sẽ bị hao mòn nhanh hơn.

Trong nhiều năm, sự mất cân bằng này trong cơ học khớp có thể làm hỏng sụn khớp. Vì sụn khớp không thể tự lành tốt, nên tổn thương tăng lên. Cuối cùng, khớp không còn có thể bù lại thiệt hại, và khuỷu tay bắt đầu đau.

Do lão hóa tự nhiên

Thoái hóa khớp khuỷu tay là quá trình tất yếu do sự lão hóa khi về già, đây là nguyên nhân khiến cho nhiều người không thể tránh khỏi và việc điều trị cũng không thể dứt điểm được, vì thế cần có những biện pháp phòng ngừa từ khi còn trẻ để cho quá trình thoái hóa diễn ra chậm hơn.

Do tình chất công việc

Những người thực hiện các công việc mà thường xuyên phải vận đông tay như: các vận động viên bóng bàn, bóng chày, cầu lông hoặc các nghề lao động tay như: thợ mộc, thợ hàn, thợ rèn,… có nguy cơ cao mắc phải thoái hóa khớp khuỷu tay do đặc điểm nghề nghiệp, đòi hỏi phải vận động tay lặp đi lặp lại nhiều lần.

Yếu tố di truyền

Các số liệu thống kê cho thấy, nếu bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay thì khả năng con cái mắc bệnh là 25%. Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những người bình thường.

Mắc bệnh lý xương khớp

Những người bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay có thể do mắc các bệnh lý như viêm khớp, gout, loạn sản xương khớp, lupus, lyme,… Đây là những căn bệnh có thể khiến cho khớp cổ tay, khuỷu tay nhanh chóng bị sưng tấy, đau đớn. Tình trạng viêm, đứt, rách, giãn gân cơ ở khuỷu tay, cổ tay sẽ gây hạn chế vận động, khiến người bệnh không thể hoạt động được.

Hội chứng ống cổ tay

Những người ở độ tuổi trung niên thường rất hay gặp phải căn bệnh này. Khi bị hội chứng ống cổ tay, xung quanh khớp cổ tay sẽ tiết nhiều dịch hơn. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị viêm, sưng, đau nhức, cứng khớp,… Đặc biệt, cơ gập cổ tay, chức năng khuỷu tay bị ảnh hưởng, khó có thể gập duỗi, khiến người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay.

🔴 Triệu chứng của thoái hóa khớp khuỷu tay

Triệu chứng của thoái hóa khớp khuỷu tay

Triệu chứng của thoái hóa khớp khuỷu tay

Đau và cứng khớp là triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp và ở khớp khủy tay cũng vậy. Lúc đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động tay và cơn đau sẽ giảm hoặc biết mất ngay sau khi nghỉ ngơi. Khi tình trạng bệnh xấu đi, bạn có thể cảm thấy đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngoài ra, bệnh thoái hóa khớp khủy tay rất dễ nhận biết với những triệu chứng như:

  • Cảm giác đau âm ỉ, nhức mỏi vùng khủy tay rồi lan dần xuống cẳng tay và bàn tay.
  • Vùng khớp khủy tay xuất hiện tình trạng sưng viêm, nóng đỏ
  • Xuất hiện tình trạng đau cứng khớp vào buổi sáng, nhất là khi mới ngủ dậy
  • Khi vận động cánh tay thường gặp tình trạng đau nhức dữ dội và có tiếng kêu lục khục
  • Bị hạn chế vận động vùng khủy tay, không thể cầm nắm đồ vật chắc chắn
  • Hoàn toàn không cử động được khủy tay, có hiện tượng teo cơ, biến dạng khớp.

Thoái hóa khớp khuỷu tay cuối cùng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của khuỷu tay. Khớp khuỷu tay sau khi bị chấn thương sẽ nhanh chóng trở nên cứng và giảm khả năng chuyển động. Điều đầu tiên mà hầu hết tất cả mọi người đều gặp phải là người bệnh khó có thể duỗi thẳng cánh tay sau đó sẽ khó uốn cánh tay và dần dần mất chuyển động dẫn đến suy yếu và giảm chức năng.

🔴 Chẩn đoán thoái hóa khớp khuỷu tay

Đầu tiên, để chẩn đoán thoái hóa khớp khuỷu tay bác sĩ sẽ bắt đầu với những câu hỏi về tiền sử bệnh tật của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải, nó ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khả năng chuyển động của khuỷu tay và các khớp khác ở tay. Việc di chuyển có thể khiến cho khớp bị tổn thương, nhưng nhờ đó mà bác sĩ có thể nhìn thấy chính xác vị trí đau của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn về bệnh:

  • Chụp X-quang: thường là cách tốt nhất để kiểm tra những chẩn thương ở xương khớp. X-quang có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương và theo dõi sự thay đổi của khớp theo thời gian. X-quang cũng có thể giúp bác sĩ xem đã xuất hiện bao nhiêu gai xương, kích thước của không gian khớp và bao nhiêu sụn khớp còn lại.
  • MRI: Chụp cộng hưởng từ khuỷu tay được chỉ định nếu nghi ngờ bất thường khớp, bệnh lý chèn ép thần kinh, khối u hoặc các bất thường thuộc mô mềm khác.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ không bị chẩn đoán nhầm với các bệnh xương khớp khác chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.

🔴 Thoái hóa khớp khuỷu tay được điều trị như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị có thể làm giảm đáng kể cơn đau và cải thiện khả năng chuyển động của bạn. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về các phương pháp điều trị sau đây để có thể lựa chọn kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Sử dụng thuốc

Thuốc có thể được sử dụng để giúp giảm đau và tình trạng cứng khớp do thoái hóa khớp gây ra. Bạn sẽ có được kết quả tốt nhất nếu bạn kết hợp các biện pháp giảm áp lực cho cánh tay và sử dụng thuốc phù hợp.

Thuốc có thể được sử dụng để giúp giảm đau (Ảnh minh hoạ)

Thuốc có thể được sử dụng để giúp giảm đau (Ảnh minh hoạ)

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, tramadol,…
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): nhóm thuốc này có thể giúp giảm đau, viêm và sưng. Tuy nhiên, NSAID không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Kem capsaicin: một loại kem giảm đau được làm từ cây tiêu, có sẵn theo toa
  • Tiêm steroid: tiêm vào khuỷu tay có thể giúp giảm đau
  • Tiêm axit hyaluronic: axit hyaluronic giúp bôi trơn khớp

Khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây nhờn thuốc và một số tác dụng phụ đến dạ dày, gan...

Liệu pháp giảm đau

Một số liệu pháp có tác dụng giảm đau cho người bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS): đây là một cỗ máy nhỏ thông qua các miếng đệm đặt trên da để giảm đau. Máy TENS không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Liệu pháp nhiệt: Bạn có thể sử dụng túi nước đá và túi chườm nóng, chẳng hạn như một chai nước nóng để làm giảm một số cơn đau và cứng ở khuỷu tay. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận để tránh bị bỏng. Bạn nên bọc chúng trong chiếc khăn ẩm hoặc vải để tránh tác động trực tiếp lên da.
  • Châm cứu: là một kỹ thuật tác động trực tiếp đến điểm cụ thể trên da của bạn có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả. Khi thực hiện phương pháp này bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín để tránh những rủi ro không mong muốn.

Phẫu thuật

Nếu người bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc không khỏi hoặc đứng trước nguy cơ biến chứng thì bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để dễ dàng kiểm soát các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định nội soi khớp hoặc phẫu thuật mổ. Đây là cách giúp loại bỏ các mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bệnh này sẽ có mức chi phí rất cao, dễ tiềm ẩn rủi ro nhất định. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về phương pháp điều trị này và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cần làm và những rủi ro có thể xảy ra trước khi thực hiện.

Bài tập cho thoái hóa khớp khuỷu tay

Bài tập cho thoái hóa khớp khuỷu tay

Bài tập cho thoái hóa khớp khuỷu tay

Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh theo y khoa, bạn nên kết hợp với việc nghỉ ngơi và các bài tập đơn giản giúp giảm đau và tăng hiệu quả trị bệnh. Một số bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp khủy tay người bệnh có thể áp dụng tại nhà như:

  • Bài tập xoay khớp khủy tay: Đứng thẳng người, hai tay dang rộng hai bên và tiến hành xoay khớp khủy tay. Lưu ý chỉ xoay khớp khủy tay, giữ nguyên khớp vai. Nên thực hiện xoay từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong khoảng 10 phút.
  • Bài tập tăng cường linh hoạt cho khủy tay: Người bệnh nằm ngửa chân duỗi thẳng, tay duỗi thẳng dọc thân người, để ngửa. Tiếp theo chạm bàn tay phải vào vai phải, giữ nguyên trong 5 giây rồi đưa tay dọc theo thân. Làm tương tự với bên tay trái và lặp lại động tác khoảng 10 lần.
  • Bài tập với gậy: Chuẩn bị 1 gậy nhỏ dài khoảng 1m. Người bệnh đứng thẳng, nắm chặt 2 đầu gậy để hai tay cầm rộng ngang bằng vai. Giữ nguyên tư thế, thực hiện động tác quay sấp hoặc ngửa và gập duỗi tay bằng cách đưa gậy lên, xuống dọc theo cơ thể.

🔴 Kiểm soát thoái hóa khớp khuỷu tay tại nhà

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho quá trình điều trị của bạn hiệu quả hơn, giúp cải thiện mức độ linh hoạt cho khớp khuỷu tay. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn những bài tập phù hợp để tránh tác động mạnh đến khớp làm cho khớp bị tổn thương hơn. Bạn cần tập với cường độ từ từ rồi tăng dần để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và sức khỏe của bạn cũng tốt dần lên.

Thay đổi lối sống sinh hoạt hợp lý

+ Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp: Người bệnh nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp giảm đau nhức, sưng viêm. Đồng thời, bệnh nhân cần ngưng các hoạt động trong khoảng 1 – 2 tuần.

+ Tránh các tư thế xấu làm tăng mức độ tổn thương đến khuỷu tay

+ Khi làm việc tại bàn điều chỉnh chiều cao ghế của bạn, sao cho cánh tay và cổ tay của bạn thẳng, tạo thành hình chữ L ở khuỷu tay. Bạn có thể sử dụng phần còn lại của cổ tay để giữ cho bàn tay của bạn bằng bàn phím.

+ Bạn nên tránh mang những vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cánh tay hoặc vai bị ảnh hưởng.

+ Giảm căng thẳng, mệt mỏi vì nó cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh

+ Kê cao khuỷu tay khi ngủ: Đưa cao khuỷu tay lên ngang ngực sẽ giúp giảm sưng, đau đớn do bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay gây ra. Bệnh nhân chỉ cần chống khuỷu tay lên trên gối hoặc chăn để dễ dàng nâng khuỷu tay và cổ tay thoải mái hơn.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Với các nguyên liệu từ cây cỏ xước, lá ngải cứu, lá lốt… cũng có thể giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay. Tuy nhiên các bài thuốc này không thể thay thế được phương pháp điều trị y khoa và chỉ có tác dụng tức thời. Khi thực hiện, người bệnh cần phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị thoái hóa khớp khủy tay. Cùng với việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Điều này không chỉ giúp mang lại hiệu quả điều trị nhanh mà còn giúp cơ thể khỏe hơn, tăng cường chức năng vận động.

Trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm:

  • Các loại cá chứa nhiều omega 3 như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ
  • Hạt lanh: chứa nhiều omega 3 tốt cho hệ xương khớp
  • Các loại rau gia vị như gừng, nghệ giúp giảm đau, hạn chế sưng viêm
  • Các loại rau xanh lá: cải kate, cải bó xôi, bông cải xanh,….

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp và cơ thể, người bệnh thoái hóa khớp khủy tay cũng nên hạn chế các loại thực phẩm có thể làm hủy hoại khớp, làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Một số loại thực phẩm bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng khi bị thoái hóa khủy tay như:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như: pizza, xúc xích, gà rán,…
  • Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt dê
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, chất tạo ngọt như các loại nước ngọt, bánh kẹo
  • Nội tạng động vật
  • Rượu, bia, cà phê và các loại đồ uống có kích thích

Thoái hóa khớp khuỷu tay có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của tay. Chính vì thế, hãy trang bị đầy đủ các thông tin về bệnh để biết mình nên làm gì và không nên làm gì giúp điều trị hiệu quả và tránh bệnh tiến triển nhanh. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh y khoa, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao hợp lý sẽ giúp hiệu quả điều trị thoái hóa khớp khủy tay nhanh chóng và lâu dài.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết