Gai Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Gai Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Gai cột sống cổ là bệnh lý xương khớp ai cũng có thể gặp. Nếu như trước đây, căn bệnh này thường gặp ở người cao tuổi do tình trạng lão hóa thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang có xu hướng tăng cao. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng này và làm sao phát hiện bệnh,điều trị dứt điểm? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

📌 Tìm hiểu: Gai cột sống cổ là bệnh gì?

Bệnh gai cột sống cổ là một bệnh lý liên quan đến thoái hóa cột sống. Các gai xương mọc ra ở phía ngoài và hai bên cột sống. Gai cột sống cổ xuất hiện làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và hoạt động thường ngày của người bệnh. 

Bệnh lý này thường gặp ở đối tượng là người cao tuổi, khi hệ thống xương khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ở những năm gần đây đang có xu hướng tăng cao. Ngoài ra, theo các chuyên gia, những người thuộc đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

  • Người lao động nặng

  • Người có thói quen đi đứng, ngủ nghỉ sai tư thế. 

  • Người có tiền sử bị chấn thương sụn khớp. 

  • Những người bị viêm cột sống mãn tính. 

  • Người béo phì, thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. 

  • Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. 

Gai cột sống cổ là khi các gai xương mọc ra ở phía ngoài cột sống cổ

Gai cột sống cổ là khi các gai xương mọc ra ở phía ngoài cột sống cổ

📌 Nguyên nhân hình thành gai cột sống cổ 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh gai cột sống cổ. Đó có thể là do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc xuất phát từ một số bệnh lý của cơ thể. Cụ thể như sau: 

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, tốc độ lão hóa của xương khớp càng diễn ra nhanh chóng khiến người bệnh gặp nhiều hạn chế trong vận động. Khi xương lão hóa và suy yếu, không thể tránh khỏi việc cột sống bị ảnh hưởng theo. 

  • Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi, nằm sai hoặc vận động không đúng cách trong thời gian dài có thể khiến cho tỷ lệ mắc gai cột sống tăng cao. 

  • Chấn thương: Khi cột sống gặp các va chạm, cọ xát mạnh có thể dẫn tới chấn thương. Lúc này, gai cột sống dễ dàng được hình thành do xương tự phục hồi quá mức. Chính vì vậy, việc chữa dứt điểm các chấn thương là một trong những biện pháp dự phòng gai cột sống rất cần thiết. 

  • Các bệnh lý tại cột sống: Những người bị bệnh viêm xương khớp, viêm gân cơ, dây chằng,... có nguy cơ cao bị gai cột sống. Tế bào tạo xương được kích thích sản sinh liên tục làm xuất hiện các gai xương dư thừa. 

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, một số yếu tố rủi ro dẫn đến gai cột sống cổ cần kể đến như nghề nghiệp, yếu tố di truyền, sử dụng chất kích thích,... 

Nhìn chung, việc xác định được chính xác nguyên nhân hình thành gai cột sống cổ phục vụ cho việc lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

📌 Triệu chứng của bệnh gai cột sống cổ 

Bệnh gai cột sống cổ tương đối khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển lên cao, các dấu hiệu sẽ dần được thể hiện rõ rệt hơn. Thỉnh thoảng, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau nhói ở vùng cổ, cứng khớp hoặc đau đầu. 

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh gai cột sống cổ: 

  • Đau buốt ở vùng cổ, nhất là khi bẻ cột sống đột ngột. 

  • Đau và mất cảm giác vùng cột sống cổ. 

  • Đau cổ lan sang vùng vai, cánh tay, bàn tay và nền sọ. Cơn đau có thể nặng hơn khi di chuyển đầu. 

  • Cứng cổ sau một thời gian không vận động. Tình trạng này phổ biến nhất khi sáng ngủ dậy. 

  • Nhức ở vị trí sau đầu, lan dần lên phía trước. 

  • Cảm giác chóng mặt, nặng hơn có thể ngất xỉu do hiện tượng các mạch máu bị chèn ép. 

  • Rối loạn tiền đình: Các gai xương chèn ép dây thần kinh dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, khó thở, đổ mồ hôi liên tục,... 

Gai cột sống cổ gây đau nhức khó chịu

Gai cột sống cổ gây đau nhức khó chịu

Trong trường hợp gai cột sống tiến triển nặng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Đi lại, vận động vùng cổ khó khăn hơn. 

  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột dẫn đến tình trạng đi tiểu mất kiểm soát.

  • Tay chân trở nên yếu ở và kém linh hoạt. 

  • Một số trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng khó nuốt nếu có hiện tượng xương ép vào thực quản. 

Thông thường, các dấu hiệu của gai cột sống cổ sẽ thuyên giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Khi thời tiết thay đổi, buổi sáng khi mới ngủ dậy là thời điểm cơn đau lên đến đỉnh điểm. 

📌 Gai cột sống có nguy hiểm không? 

Bệnh gai cột sống cổ thực tế không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này nếu không sớm được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm: 

  • Thoát vị đĩa đệm: Các gai xương xuất hiện khiến cho các bao xơ bị rách, dịch nhầy thoát ra dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Khi các dây thần kinh bị chèn ép, các cơn đau nhức sẽ xuất hiện với tần suất nhiều, tăng dần khi vận động. 

  • Đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa thường bị tác động do gai xương tác động, khiến cho tình trạng đau nhức xuất hiện bắt đầu từ vùng lưng, tăng lên và lan dần xuống mông, đùi, gân kheo, cẳng chân,... 

  • Đau dây thần kinh liên sườn: Bệnh lý này là một trong những biến chứng có nguy cơ xuất hiện cao nhất với người bệnh gai cột sống cổ. Các cơn đau xuất hiện và kéo dài, chạy dọc theo dây thần kinh liên sườn rất khó chịu. 

  • Gây tê liệt: Gai đốt sống cổ chèn ép quá mức có thể khiến cho các dây thần kinh bị tê liệt. Tủy sống bị tổn thương làm mất đi khả năng truyền và nhận tín hiệu dẫn đến tê liệt. 

Biến chứng của gai cột sống cổ rất nguy hiểm

Biến chứng của gai cột sống cổ rất nguy hiểm

📌 Bệnh gai cột sống có chữa được không? Các cách chữa phổ biến 

Bệnh gai cột sống cổ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, các triệu chứng sẽ được thuyên giảm theo thời gian. Dưới đây là một số cách trị phổ biến được nhiều người bệnh lựa chọn và áp dụng: 

✔️ Điều trị tại nhà 

Với trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa quá rõ ràng hoặc ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp điều trị đơn giản tại nhà. Phổ biến gồm: 

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Liệu pháp này bạn có thể thực hiện ngay tại nhà bất cứ lúc nào, giúp giảm đau nhanh chóng do tình trạng gai cột sống gây ra. 

  • Sử dụng nẹp cố định cổ: Nếu cơn đau thường xuyên xuất hiện, bạn có thể sử dụng nẹp cổ để giảm đau tạm thời trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này quá lâu sẽ khiến cơ cổ bị suy yếu. 

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập các bài tập vận động cơ nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ gia tăng thời gian phục hồi sau các cơn đau. 

✔️ Sử dụng thuốc điều trị 

Tây y hiện có nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau, điều trị bảo tồn chức năng hiệu quả dành cho bệnh nhân gai cột sống. Đặc biệt, thuốc cũng góp phần trong việc ức chế sự tiến triển của bệnh. Bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc sau: 

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như paracetamol, nhóm thuốc chống viêm NSaids có khả năng ức chế cơn đau do bệnh gây ra, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh. 

  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc như Eperisone HCL, Mydocalm, Myonal,... giúp làm giãn cơ mạch, tạo sự linh hoạt cho cơ khi co giãn. 

  • Thuốc chống viêm: Những thuốc như Coxib, Diclofenac, Meloxicam hoặc Corticoid có tác dụng giảm sưng, chống viêm với người bị gai cột sống cổ. 

Uống thuốc giúp làm giảm đau nhanh chóng

Uống thuốc giúp làm giảm đau nhanh chóng

Các loại thuốc trên mặc dù cho hiệu quả cao nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian quá dài. Tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng thuốc lại không thể cắt đứt được hoàn toàn căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới gan, thận. 

✔️ Vật lý trị liệu 

Đây là một trong những cách điều trị gai cột sống cổ an toàn, cho hiệu quả cao. Kiên trì vật lý trị liệu đều đặn sẽ giúp kéo giãn cột sống, tăng tuần hoàn máu não nuôi dưỡng vùng bị tổn thương và giảm đau nhanh chóng. Với những trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh từ sớm, thường chỉ cần kiên trì tập vật lý trị liệu là đủ, không cần thiết phải sử dụng các biện pháp can thiệp khác. 

Một số bài tập vật lý trị liệu phổ biến gồm có: 

  • Kéo giãn cột sống bằng DTS: Thông qua sự trợ giúp của máy DST, các cơ sẽ được kéo giãn, mở rộng lỗ liên hợp làm giảm áp lực lên các gốc rễ thần kinh. 

  • Điện trị liệu: Cách này có thể sử dụng các biện pháp như sóng ngắn, kích thích điện, siêu âm, laser cường độ cao,... Mỗi cách có ưu điểm riêng, để lựa chọn giải pháp phù hợp, người bệnh nên được các chuyên gia về vật lý trị liệu gợi ý hướng dẫn. 

✔️ Phẫu thuật 

Liệu pháp phẫu thuật gai cột sống cổ thường sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện trong một số trường hợp như sau: 

  • Gai xương phát triển lớn, chèn ép lên các mô mềm xung quanh khiến cho vùng da bên ngoài có hiện tượng sưng tấy. 

  • Bệnh gây ra nhiều biến chứng như rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát tiểu tiện,... 

  • Trị liệu trên 6 tháng không đem lại hiệu quả như mong muốn. 

Dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng tài chính của mỗi người, có các phương pháp phẫu thuật dưới đây cho bạn lựa chọn: 

  • Phương pháp mổ nội soi: Có mức độ xâm lấn thấp, ít gây đau đớn. 

  • Phương pháp mổ truyền thống: Khả năng xâm lấn cao, thời gian phục hồi lâu. 

  • Phương pháp mổ cắt lát đốt sống: bác sĩ tiến hành cắt bỏ lát mỏng ở vị trí đốt sống có hình thành gai xương để giảm áp lực lên đĩa đệm và các cơ quan xung quanh. 

  • Phương pháp cấy miếng đệm gan mỏm gai: Ứng dụng với người có mỏm gai kích thước nhỏ.

Phẫu thuật là giải pháp điều trị cuối cùng với người gai cột sống cổ

Phẫu thuật là giải pháp điều trị cuối cùng với người gai cột sống cổ

📌 Các biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống 

Gai cột sống cổ gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Do đó, mọi người nên có biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như dự phòng tái phát bằng cách: 

  • Chú ý giữ tư thế cổ chuẩn, không ngồi hoặc đứng quá lâu sai tư thế. 

  • Chủ ý cân nặng, không nên để thừa cân béo phì tạo áp lực lên cột sống. 

  • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn bằng những bài tập phù hợp với sức khỏe của bạn ở thời điểm đó. 

  • Khi ngủ, không ngủ gục trên bàn, không nằm võng. Nằm trên mặt phẳng cố định và sử dụng đệm có độ mềm cao. 

  • Cần điều trị dứt điểm các chấn thương tại vùng cột sống (nếu có). 

Nhìn chung, bệnh gai cột sống cổ khó phát hiện và thường dễ để lại biến chứng do bệnh tiến triển âm thầm. Cách tốt nhất, bạn nên hình thành thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuyệt đối không được chủ quan với bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở vùng này. 

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết