Gai xương được biết đến là một bệnh lý xương khớp khó nhận biết bởi các triệu chứng của bệnh tương đối mơ hồ, khó phân biệt. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, có thể tiến triển nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Giải nghĩa: Gai xương là gì?
Gai xương được hiểu là quá trình xương bị lắng đọng canxi dư thừa khiến cho những phần cứng xuất hiện ở xương. Thực tế, những gai xương này không gây đau đớn, nhưng trong quá trình nó phát triển sẽ gây chèn ép các dây thần kinh nên người bệnh mới có hiện tượng bị đau nhức, khó chịu. Chính vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân gai xương không cảm thấy bị đau dẫn tới việc phát hiện bệnh bị chậm hơn và dễ gặp biến chứng hơn.
Gai xương là hiện tượng lắng đọng canxi
Phân tích sâu hơn, các chuyên gia xương khớp cho biết, khi các gai xương lớn lên, tỷ lệ chúng bị vỡ ra rất cao. Sau đó, các vụn vỡ sẽ nổi trên mặt khớp hoặc trong lớp lót của các khớp và gây ra tình trạng viêm khớp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
Các triệu chứng điển hình khi bị gai xương
Phụ thuộc vào vị trí diễn ra hiện tượng gai xương, các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Trong đó, cảm giác đau và mất chuyển động ở các khớp là phổ biến nhất.
Ngoài ra, khi gai xương xuất hiện ở các vị trí khác nhau sẽ kèm theo những triệu chứng dưới đây:
Gai xương cột sống: Cảm giác đau và tê ở vùng cột sống cổ, lưng khiến cho việc đứng/ngồi trở nên khó khăn. Một số trường hợp có thể cảm thấy khó nuốt, đau khi hít thở do các gai xương chèn ép dây thần kinh.
Gai xương vai: hạn chế khả năng chuyển động của vai.
Gai xương ngón tay: Xuất hiện các cục u cứng dưới da, khiến ngón tay bị biến dạng và gây ra tình trạng đau liên tục.
Gai xương cổ tay: Cảm giác đau đớn và khó khăn trong việc cầm, nắm vật.
Gai xương khớp gối: Gây đau khi mở rộng hoặc uốn cong chân.
Gai xương có thể chèn ép dây thần kinh gây đau nhức
Nguyên nhân gây bệnh
Gai xương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do sụn khớp bị hư tổn khiến cho khớp bị thoái hóa và xuất hiện gai mọc. Ngoài ra, có một số yếu tố tác động khiến cho tình trạng này hình thành là:
Tuổi tác: Tuổi cao khiến cho các chức năng của hệ xương khớp bị lão hóa và suy yếu làm canxi bị lắng đọng ở một số khớp trên cơ thể và hình thành gai xương.
Yếu tố di truyền: Theo thống kê, những người có người thân từng bị gai xương có tỷ lệ bị bệnh cao hơn so với người bình thường.
Chấn thương do vận động: Các chấn thương có thể khiến khớp bị tổn thương, quá trình sản xuất canxi tái tạo theo cơ chế tự nhiên bị hạn chế khiến cho canxi lắng đọng và xuất hiện gai xương.
Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn có thể tạo áp lực lớn lên hệ cơ xương làm viêm khớp xuất hiện và gai xương hình thành.
Các bệnh lý khác: Các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,... có thể là yếu tố khiến cho gai xương xuất hiện.
Viêm khớp là một trong những nguyên nhân gây bệnh gai xương
Cách chẩn đoán gai xương
Như đã nói, các triệu chứng của gai xương không rõ ràng nên rất khó phát hiện và can thiệp sớm. Chính vì vậy, việc tiến hành khám và chẩn đoán bệnh là rất cần thiết. Các phương pháp chẩn đoán phổ biến là:
Kiểm tra lâm sàng: Thông qua các cử động, các bác sĩ có thể kiểm tra phạm vi chuyển động của cột sống và đánh giá chức năng thần kinh.
Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang xác định được các gai xương hình thành và các dấu hiệu thoái hóa cột sống.
Chụp CT scan: Đây là xét nghiệm hình ảnh cung cấp lớp cắt ngang của cơ thể và giúp chẩn đoán gai xương.
Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho độ chính xác cao, quan sát được các mô mềm như đĩa đệm, rễ thần kinh, cơ, dây chằng, gân và sụn.
Giải pháp điều trị gai xương khớp
Trong trường hợp gai xương nhẹ, người bệnh có thể không cần điều trị. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số giải pháp dưới đây:
Điều trị không phẫu thuật
Nếu gai xương ở mức độ nhẹ và trung bình, người bệnh có thể điều trị bằng các giải pháp dưới đây mà không cần phẫu thuật:
Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm viêm và giảm đau như thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ.
Tiêm thuốc vào cột sống: Các loại thuốc tiêm trực tiếp vào cùng cột sống có khả năng giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
Dành thời gian nghỉ ngơi: Các hoạt động thể chất có thể khiến viêm khớp trở nên nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau đớn. Vì vậy, sau khi vận động, người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp ngăn ngừa viêm và giảm đau hiệu quả.
Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau do bị gai xương hiệu quả. Đồng thời, cách này cũng giúp phục hồi chức năng và sự linh hoạt cho cột sống, giảm tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép.
Giảm cân: Nếu trường hợp người bệnh thừa cân, cần lên kế hoạch giảm cân để giảm áp lực lên cột sống và hạn chế nguy cơ bị đau.
Thuốc điều trị gai xương giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả
Ngoài những cách nêu trên, người bệnh gai xương cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Xây dựng một lối sống lành mạnh kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo ăn và kiêng một số loại thực phẩm như:
|
Điều trị bằng phẫu thuật
Với trường hợp gai xương hình thành và phát triển làm chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống gây đau nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Cách này giúp loại bỏ các mô dư thừa, giảm áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh.
Phẫu thuật thường cho hiệu quả nhanh nhưng chi phí tốn kém. Đặc biệt, khả năng phục hồi chức năng sau phẫu thuật cũng mất nhiều thời gian. Vì vậy, trước khi lựa chọn giải pháp này, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Cách phòng ngừa bệnh gai xương
Người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp phòng ngừa tình trạng gai xương xuất hiện dưới đây:
Sử dụng giày vừa chân, có đệm và hỗ trợ vòm bàn chân tốt. Tuyệt đối không cố đi giày bị chật.
Thường xuyên vận động thể chất để xương khớp được hoạt động, tránh việc bị xơ cứng.
Giảm cân khi cần thiết.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh gai xương, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh. Bệnh này để lâu có thể gây ra những ảnh hưởng đến chức năng vận động nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận