Khương Thảo Đan

Viên xương khớp

Nghiên cứu từ INPC –

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

hotline

Tư vấn miễn cước gọi:

1800.1156
  • Trang chủ
  • Khương
    Thảo Đan
  • Đau
    xương khớp
    • Đau vai gáy
    • Đau khớp gối
  • Thoái hóa
    khớp
    • Thoái hóa đốt sống cổ
    • Thoái hóa cột sống lưng
    • Thoái hóa khớp gối
  • Bệnh
    viêm khớp
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
    chuyên gia
  • Tin tức
Trang chủ » Thoái hóa khớp

Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Thoái hóa đốt sống lưng là chứng bệnh khá phổ biến và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Vậy thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Hình ảnh minh họa đi bộ
Hình ảnh minh họa đi bộ

Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ là câu hỏi thường gặp của rất nhiều người bệnh. Câu trả lời là Có.

Thể dục và rèn luyện sức khỏe đều đặn là phương pháp tốt nhất giúp bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống như đốt sống cổ, đốt sống lưng…

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tăng lượng máu và oxi tuần hoàn phần chỏm, sụn và khe xương, làm cho hệ thống cơ của chúng ta chắc hơn.
  • Giảm tình trạng phù nề, sưng tấy, viêm đỏ và cảm giác đau đớn kéo dài khi ở giai đoạn bệnh mãn tính.
  • Giúp các khớp của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, cứng cáp hơn và ít bị tổn thương khi gặp tác động mạnh.
  • Có tác dụng nâng cao tinh thần, giải tỏa áp lực cho người bệnh

Hơn nữa, đây còn là phương pháp dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều thể lực. Có thể thực hiện ở nhiều thời gian và địa điểm khác nhau nên rất thuận lợi và phù hợp cho nhiều đối tượng, nhất là những người bị thoái hóa đốt sống lưng.

2. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi bộ

Hình ảnh minh họa giày đi bộ
Hình ảnh minh họa giày đi bộ

Mặc dù đi bộ rất dễ thực hiện, nhưng để cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống lưng và không gây tác động xấu, bạn nên chú ý chuẩn bị trước những lời khuyên sau từ chuyên gia:

  • Giày đi bộ: Nên chọn cho mình một đôi giày chuyên dụng, có kích thước vừa với bàn chân, độ ma sát tốt, thoáng khí và có khả năng thấm hút mồ hôi. Tránh sử dụng giày quá rộng, không vừa chân vì dễ tuột hoặc quá cứng gây cảm giác khó chịu khi di chuyển.
  • Quần áo thích hợp: Mặc quần áo thể thao hoặc trang phục rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi. Không nên sử dụng các bộ quần áo ôm sát cơ thể bởi chúng sẽ gây gò bó các cơ, khiến chuyển động khó khăn hơn, giảm tính hiệu quả cũng như làm tăng cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
  • Ăn nhẹ và uống nước trước khi đi bộ: bạn nên bổ sung một vài đồ ăn nhẹ nhiều protein, carbohydrate và lượng nước vừa đủ. Chuối, sữa chua ít béo cũng có thể là gợi ý tốt để chúng ta có đủ năng lượng hoạt động khi đi bộ. Đặc biệt, chúng ta không đi bộ sau khi ăn no.
  • Địa điểm đi bộ thoáng mát, trong lành: Đi bộ tại các công viên và những nơi có không gian rộng, nhiều cây xanh, không khí trong lành sẽ giúp chúng ta hít thở tốt, tinh thần trở nên phấn chấn, hoạt động thể dục có hiệu quả.

Người bị thoái hóa đốt sống lưng nên chọn cách di chuyển nhẹ nhàng, ban đầu đi đoạn đường ngắn, sau tăng dần khoảng cách phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mình.

3. Các kỹ thuật đi bộ cho người thoái hóa đốt sống lưng

  • Khởi động kỹ: việc khởi động kỹ sẽ giúp cơ thể tránh gặp phải các tổn thương ở một số bộ phận khớp như chuột rút, bong gân…
  • Duy trì 30 phút mỗi lần: đối với người bị thoái hóa đốt sống lưng, việc đi bộ chỉ nên duy trì trong khoảng thời gian 30 phút mỗi lần. Không nên kéo dài quá lâu hoặc kết thúc quá sớm vì như vậy vừa không tạo ra hiệu quả, vừa khiến cơ thể mệt mỏi, hệ thống xương bị áp lực.
  • Đi bộ nhanh: Người bệnh không cần di chuyển nhanh ngay từ những ngày đầu luyện tập. Nhưng tốc độ di chuyển khi đi bộ cần được cải thiện và tăng lên sau mỗi lần để tăng hiệu quả. Hãy tập luyện với quãng đường đầu tiên chừng 2km cho người bắt đầu. Sau đó tăng dần khoảng cách đến giới hạn và sức chịu đựng của cơ thể, tránh vận động quá sức trong thời gian dài.
  • Giữ tư thế chính xác: Khi đi bộ, chúng ta luôn giữ cơ thể ở tư thế đầu ngẩng cao, mắt nhìn về phía trước, lưng thẳng, hai tay đánh nhịp theo bước chân. Di chuyển một cách nhẹ nhàng với các sải chân ngắn, nhịp thở phải đều, hít sâu và thở ra một cách nhẹ nhàng.

*Lưu ý khi đi bộ

Trong khi đi bộ, ban đầu người bị thoái hóa đốt sống lưng thường có cảm giác đau nhức muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng đó chỉ là dấu hiệu cơ thể tập làm quen với một cảm giác vận động nên không quá lo ngại. Hãy kiên trì bằng những quãng đường ngắn, sau đó tăng dần lên.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không. Và để việc tập luyện có hiệu quả, chúng ta nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp cùng thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Tác giả: Dược Sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh - 01/11/2018
Chia sẻ

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tin liên quan

  • Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không?
  • Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống lưng [có video hướng dẫn]
  • Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không?
  • Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng có hiệu quả không?
  • Thoái hóa cột sống lưng uống thuốc gì?
Bài viết nổi bật
Thoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốt?

Thoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốt?

Thoái hóa khớp gối ở người già và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối ở người già và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối “tấn công” phụ nữ nhiều hơn nam giới – tại sao?

Thoái hóa khớp gối “tấn công” phụ nữ nhiều hơn nam giới – tại sao?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách cải thiện bệnh tại nhà

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách cải thiện bệnh tại nhà

Câu hỏi thường gặp
Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Dùng thuốc tây điều trị bệnh thoái hóa khớp có tác dụng phụ gì không?

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu? Dùng được cho những trường hợp nào? Nên dùng bao lâu và có thể sử dụng cho người đau dạ dày hay không?

Khương Thảo Đan giá bao nhiêu? Dùng được cho những trường hợp nào? Nên dùng bao lâu và có thể sử dụng cho người đau dạ dày hay không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Đau dạ dày, men gan cao có dùng được Khương Thảo Đan không?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Mua Khương Thảo Đan ở đâu?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Đau nhức cổ và vai gáy, đau lan ra bả vai, 2 bên cánh tay, nhức hốc mắt là bệnh gì?

Hotline miễn cước 1800 1156

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt mua Khương Thảo Đan

- Giá bán:

  • 170.000đ/hộp 30 viên
  • 598.000đ/hộp 120 viên Tiết kiệm 82.000đ

- Miễn phí giao hàng khi mua từ 6 hộp (30 viên) hoặc (1 hộp 120 viên + 2 hộp 30 viên)

SẢN PHẨM ĐƯỢC PHÂN PHỐI BỞI

Miền Bắc:

Công ty Dược phẩm Phú Khánh

Nhà thuốc liên hệ nhập hàng:

0243.2123.868

Miền Nam:

Công ty CP Dược phẩm Nam Khánh

Nhà thuốc liên hệ nhập hàng:

0868.368.356

  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách đổi trả và hoàn tiền
  • Phương thức mua hàng
  • Chính sách thanh toán
  • khuongthaodan@gmail.com