Khi bước qua tuổi xế chiều, người già thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức do quá trình thoái hóa của xương khớp. Bên cạnh việc điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ, việc chăm sóc người già tại nhà sẽ giúp họ nhanh chóng kiểm soát được bệnh tình, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Khớp gối là khớp tiếp giáp giữa ba đầu xương bao gồm: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Bao bọc quanh khớp gối là một hệ thống dây chằng, gân cơ, và các túi hoạt dịch. Giữa mặt tiếp giáp của các khớp có một lớp sụn và giữa hai khớp lồi cầu đùi và mặt khớp của mâm chày có một lớp lót là sụn chêm để giảm bớt sang chấn của khớp
Thoái hóa khớp gối là do tổn thương của sụn khớp (Ảnh minh họa)
Vậy thoái hóa khớp gối là hiện tượng lớp sụn bị bào mòn, trở nên xù xì, khiến 2 đầu xương cọ xát trực tiếp với nhau gây nên các biểu hiện đau nhức ở người bệnh. Nếu như bệnh không được kiểm soát kịp thời thì lớp sụn càng bị hư tổn nhiều hơn dẫn đến lệch trục khớp, vẹo khớp hoặc biến dạng đầu gối ở người bệnh
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mà đại đa số người sau tuổi trung niên hay mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng sẽ làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh sa sút
Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp gối ở người già
Thoái hóa khớp gối được coi là căn bệnh của người già bởi quá trình thoái hóa gắn liền với tuổi tác của họ
Khi con người ở giai đoạn trưởng thành, các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo nữa. Khi về già, cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần mất đi chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccaride, khiến cho chất lượng sụn khớp kém dần đi, mất dần tính đàn hồi.
Theo nhiều nghiên cứu số lượng người sau tuổi 30 bị mắc thoái hóa khớp gối sẽ liên tục tăng và tăng mạnh ở tuổi 65. Đặc biệt, với những người ở độ tuổi dưới 50 thì phụ nữ sẽ bị nhiều hơn nam giới.
Ngoài ra, có thể cơ thể người già cũng kèm theo một số yếu tố là điều kiện thuận lợi để thoái hóa khớp gối phát triển sớm như: tình trạng béo phì, bẩm sinh, di truyền
- Thừa cân, béo phì: Tình trạng béo phì sẽ tạo thêm áp lực cho khớp khiến cho khớp phải hoạt động một cách căng thẳng nhiều hơn. Lâu ngày nó trở thành tiền đề để người bệnh sớm bị thoái hóa khớp gối
- Bẩm sinh: Một số dị dạng bẩm sinh sẽ làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp và cột sống làm một số khớp phải chịu áp lực quá tải mà gây nên hiện tượng thoái hóa
- Di truyền: nếu như trong gia đình có người thân có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu thì con cháu, những thế hệ đời sau rất có thể phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa khớp sớm hơn so với những người bình thường.
Thoái hóa khớp gối còn có thể là hậu quả các bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong quá khứ, người bệnh có tiền sử gặp các chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao...
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mãn tính, thường tốc độ phát triển bệnh chậm. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì rất dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, tàn phế,..
(Ảnh minh họa)
Tips lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hoá khớp gối tại nhà hiệu quả
Nếu trong gia đình bạn có người bị thoái hóa khớp gối thì bạn không cần phải lo lắng quá. Bởi căn bệnh này chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ người bệnh kiểm soát nó bằng các biện pháp khác nhau.
Bên cạnh việc, đưa thân đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, bạn còn có thể chăm sóc người già bằng những tips cực kì hữu ích như:
Trao đổi với bệnh nhân về tình trạng bệnh của họ
Bạn hãy trao đổi với người bệnh về tình trạng bệnh lý của họ, chia sẻ với họ những điều nên làm và không nên làm trong quá trình điều trị bệnh. Một mặt giúp họ chủ động phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh, mặt khác sẽ làm họ yên tâm hơn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.
Giúp người bệnh cân bằng lại dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò thúc đẩy quá trình hồi phục và ngăn chặn sự tổn thương của sụn khớp. Việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng hợp lý và đúng cách sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời cũng giúp họ duy trì được cân nặng ở mức hợp lý
Đối với người bị thoái hóa khớp gối, bạn cần chú ý bổ sung những dưỡng chất sau trong thực đơn của họ như:
- Ưu tiên các thực phẩm giàu Omega-3, canxi, vitamin D có trong các loại cá béo, trứng, sữa,...giúp cho hệ cơ xương thêm sức bền, làm chậm lại tiến trình thoái hóa của cơ thể
- Bổ sung các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể như cam, quýt, dâu tây,...
- Các loại rau xanh, củ quả tươi là nguồn chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể cần được duy trì trong các bữa ăn
- Thường xuyên sử dụng các loại hạt có nguồn gốc từ thực vật như: óc chó, macca, hạt điều,...nhằm giúp cơ thể hấp thụ một lượng chất béo không bão hòa, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp cho người bệnh
Xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng cho người già
Bên cạnh đó, nếu người bệnh có những thói quen như:
- Sử dụng rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê
- Thích ăn các loại thịt đỏ như (thịt chó, thịt trâu,...)
- Thường xuyên sử dụng các đồ ăn cay, nóng, và thức ăn nhanh
- Ăn các loại bánh kẹo chứa nhiều đường nhân tạo
Nếu là người bình thường những thói quen trên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của họ nhưng khi bị thoái hóa khớp thì chúng lại trở thành “thủ phạm” kích thích quá trình phá hủy sụn khớp, làm cho tình trạng viêm khớp xảy ra một cách nhanh chóng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người bệnh. Do đó, bạn hãy chia sẻ với người bệnh, khuyên họ thay đổi thói quen ăn uống theo hướng tích cực.
Khuyến khích người bệnh vận động, tập thể dục
Khi bị các cơn đau nhức khớp hành hạ triền miên, người bệnh thường có tâm lý ái ngại vận động. Do đó, bạn cần khuyến khích người bệnh nên đi lại (trừ trường hợp đau cấp tính) để tránh tình trạng cứng khớp, các biến chứng teo cơ.
Để giúp người bệnh có thể đi lại một cách thuận tiện, bạn có thể bố trí một số tay vịn giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn hoặc chuẩn bị một số dụng cụ như gậy, nạng hoặc nẹp gối chuyên dụng hỗ trợ vận động cho người già.
Bên cạnh đó, bạn có thể dành thời gian đi bộ cùng với người bệnh, động viên người bệnh tham gia một số lớp học như yoga, dưỡng sinh,...nhằm tăng cường sửa khỏe của cơ bắp, giảm các triệu chức đau nhức và giúp khớp gối vận động linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi tham gia các lớp học người bệnh còn có cơ hội trò chuyện với nhiều người hơn, thúc đẩy tinh thần tích cực, vui vẻ, lạc quan của họ.
Giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau nhức
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không thể tránh được các tình trạng đau nhức, tê bì cứng chân tay. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng ấy bằng một số liệu pháp như: chườm nóng/lạnh, xoa bóp massage
Chườm nóng/lạnh:
Là liệu pháp tận dụng nhiệt độ kích thích vào dây thần kinh cảm giác của người bệnh, giúp người bệnh thoát được các cơn đau nhức. Tùy vào tính chất đau nhức mà bạn lựa chọn liệu pháp nóng hoặc lạnh sao cho phù hợp. Chườm nóng phù hợp với tình trạng đau cứng khớp, còn chườm lạnh giúp cho các khớp đỡ bị viêm sưng.
Xoa bóp:
Xoa bóp là một trong những phương pháp điều trị mà không cần dùng thuốc trong Đông y. Các động tác xoa bóp sẽ giúp người bệnh đả thông kinh mạch, làm cho tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, khớp ít bị tê cứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn
Giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ
Nhắc nhở người bệnh uống thuốc
Khi về già, trí nhớ của con người ta thường nhớ trước quên sau. Do đó, bạn cần thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ với đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn nhằm phát huy được tối đa công dụng của thuốc, tránh các tác dụng phụ. Đồng thời, bạn cũng cần khuyên người bệnh tránh nghe và sử dụng những bài thuốc, vị thuốc không rõ nguồn gốc. Bởi chúng tiềm ẩn những nguy cơ không thể lường trước được cho người bệnh
Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị
Điều trị thoái hóa khớp gối là cả một quá trình dài hạn và để nhằm hạn chế những tác dụng phụ của thuốc thì hiện nay nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng các thực phẩm chức năng có chứa các thành phần của sụn khớp như: glucomine, chondroitin hay collagen type – II không biến tính (UC-II).
Bạn cần lưu ý rằng trên đây là các thực phẩm “bổ trợ” cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối chứ không phải là thuốc chữa bệnh. Trước khi cho người bệnh sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào bạn cần đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhằm giúp người bệnh một cách tốt nhất.
Thường xuyên quan tâm, chia sẻ và động viên người bệnh
Khi người bệnh đã ở cái tuổi xế chiều rồi, thì điều họ không mong mỏi gì hơn chính là sự quan tâm, chia sẻ từ những người thân xung quanh. Và đây cũng chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho người bệnh, giúp họ vượt qua được những trở ngại tâm lý do bệnh tật mang lại mà sống vui vẻ, tích cực, lạc quan hơn.
Kết luận
Như bạn đã biết, thoái hóa khớp gối là căn bệnh của tuổi già và gần như không có biện pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, việc bạn tích cực chăm sóc cho người bệnh là cách giúp họ “chung sống” với căn bệnh mà vẫn vui vẻ lạc quan. Hi vọng bài viết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau khớp gối trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích!
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận