Khô khớp gối là căn bệnh ngày càng xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh lý này gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh cả về sức khỏe, tinh thần và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Nếu không phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm với người bệnh.
Khô khớp gối là gì?
Dịch nhầy bôi trơn ở khớp gối bị giảm hoặc không thể tiết ra dẫn đến khó vận động, thường xuyên phát ra tiếng kêu lạo xạo được gọi là khô khớp gối. Ngoài ra, tình trạng dịch khớp tiết ra quá ít còn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khớp kém linh hoạt và hạn chế khả năng vận động.
Bệnh khô khớp gối thường xảy ra phổ biến ở đối tượng người cao tuổi khi xương đang dần bị lão hóa hoặc những người làm công việc phải ngồi nhiều, ít vận động. Hay những người béo phì, người từng gặp các chấn thương ở vùng gối cũng có thể khiến cho chức năng tiết dịch bôi trơn bị suy giảm.
Khô khớp gối xảy ra do dịch tiết nhầy bị suy giảm
Theo nhiều khảo sát cho thấy, tình trạng khô khớp gối ở người trẻ đang ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu xoay quanh vấn đề lối sống sinh hoạt kém lành mạnh, ít vận động.
Các triệu chứng điển hình của bệnh khô khớp gối
Bạn có thể nhận biết khô khớp gối thông qua một số triệu chứng dưới đây:
Cứng khớp
cảm giác co cứng hoặc co thắt ở bên trong khớp gối.
Giảm khả năng vận động, khớp gối kém linh hoạt hơn hoặc khó co duỗi.
Khớp gối thường xuyên phát ra tiếng kêu lạo xạo hay lục cục khi mở rộng hoặc di chuyển.
Cơn đau nhức xuất hiện và thường trầm trọng hơn khi di chuyển, cử động khớp gối.
Cảm giác đau nhức thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
Khả năng chịu lực của đầu gối bị suy giảm.
Khô khớp gối gây đau nhức khó chịu
Nếu thấy xuất hiện một trong những triệu chứng nêu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ phù hợp. Việc bỏ lỡ giai đoạn đầu của bệnh, để các triệu chứng nặng hơn sẽ cản trở việc điều trị về sau này.
Nguyên nhân nào gây bệnh khô khớp gối?
Một số nguyên nhân gây khô khớp gối có thể kể đến là:
Ít vận động: Các chuyên gia cho biết, việc ít vận động, thường xuyên ngồi lâu ở một vị trí dễ khiến cho khớp gối bị kém linh hoạt, co cứng. Điều này khiến cho quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn, kéo theo chức năng tiết dịch bị suy giảm.
Thoái hóa: Tình trạng thoái hóa khớp khiến cho xương dưới sụn và sụn khớp bị hao mòn, mất đi tính linh hoạt và độ đàn hồi nên dễ bị tổn thương hơn. Lúc này, độ chắc khỏe của ổ khớp cũng bị sụt giảm và kéo theo khả năng tiết dịch giảm và hình thành khô khớp.
Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Người thường xuyên ăn uống thiếu lành mạnh, ngủ ít, hút thuốc, uống rượu bia và dùng chất kích thích dễ làm tăng tốc độ thoái hóa cơ xương khớp và làm khớp gối bị khô.
Chấn thương: Các chấn thương có thể khiến sụn khớp gối và xương dưới sụn bị tổn thương, làm giảm khả năng tiết dịch bôi trơn và dẫn đến khô khớp.
Thừa cân, béo phì: Cân nặng dư thừa khiến cho áp lực lên khớp gối tăng cao và làm hình thành các tổn thương, tăng nguy cơ thoái hóa và khô khớp gối.
Nguyên nhân khác: Một số yếu tố khác làm ảnh hưởng đến khả năng sơ tiết dịch nhầy ở khớp gối có thể kể đến như trật khớp gối, viêm khớp do vi khuẩn, vôi hóa khớp gối, viêm màng bao hoạt dịch khớp gối,...
Khô khớp gối có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Đây là câu hỏi nhiều người bệnh thắc mắc. Thực tế, khô khớp gối sẽ không gây nguy hiểm nếu như bạn phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Trong trường hợp bỏ qua giai đoạn chữa bệnh thích hợp hoặc không có bất kỳ can thiệp nào, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như sau:
Liệt khớp gối: Đây là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của bệnh lý khô khớp gối.Khi khớp gối bị khô và không được tăng tiết dịch nhầy, tình trạng này dễ dẫn đến khớp gối khô cứng và giảm chức năng vận động. Nặng nhất là gối không thể cử động được.
Teo cơ, biến dạng khớp gối: Tình trạng chân bị cong vẹo bất thường, đi lại khập khiễng, di chuyển khó khăn là một trong những biến chứng của bệnh.
Ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa: Các cơn đau thắt lưng xuất hiện kèm theo hiện tượng mệt mỏi, đau nhức do dây thần kinh tọa bị chèn ép.
Khô khớp gối và cách điều trị
Một số cách điều trị bệnh khô khớp gối có thể kể đến là:
Giảm đau tại nhà
Trong trường hợp các triệu chứng đau nhức do khô khớp gối gây ra chưa quá nặng, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương như sau:
Nghỉ ngơi hợp lý: Bệnh nhân nên nâng cao chân hoặc nằm nghỉ để các cơn đau giảm dần. Cách này giúp giảm áp lực lên khớp gối bị tổn thương và thư giãn khớp xương, các mô mềm.
Chườm ấm: Nhiệt độ ấm giúp cho tình trạng đau nhức thuyên giảm do đẩy lùi do cơ chế giãn cơ và dây chằng, kích thích tuần hoàn máu lưu thông. Đồng thời, đây cũng là cách tăng tiết dịch nhầy ở khớp để bôi trơn và thư giãn khớp xương, giảm cứng khớp hiệu quả. Mỗi lần chườm ấm nên thực hiện trong khoảng 15 - 20 phút.
Xoa bóp: Tác động lực nhẹ nhàng lên khớp gối giúp giảm đau và kích thích máu lưu thông, góp phần làm lành tổn thương và tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Chườm ấm giúp kích thích máu lưu thông và giảm đau hiệu quả
Ngoài những biện pháp giảm đau nêu trên, người bệnh có thể kết hợp vận động và luyện tập tại nhà để phòng ngừa và giảm khô khớp gối. KHi vận động nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, có cường độ thích hợp với thể trạng như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe. Mỗi ngày chỉ nên dành một khoảng thời gian nhất định để vận động, không nên lạm dụng vì có thể khiến khớp gối chịu áp lực lớn làm tình trạng đau nhức thêm trầm trọng.
Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc tây thường được ác bác sĩ kê trong đơn thuốc của người bệnh khô khớp gối là:
Thuốc giảm đau không kê đơn: Các thuốc giảm đau như paracetamol có tác dụng đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Tuy hiên, thuốc này chỉ dùng cho trường hợp các triệu chứng đau nhức do khô khớp gối mới khởi phát.
Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này có khả năng chống viêm và giảm đau ở mức trung bình và thường dùng trong khoảng 5 - 7 ngày. Một số loại phổ biến là ibuprofen, aspirin, naproxen,...
Tiêm steroid: Dạng tiêm được dùng trong trường hợp khô khớp gối nặng hoặc khô do viêm khớp và không đáp ứng với các loại thuốc kê trên. Ngoài ra, thuốc này còn có khả năng ức chế miễn dịch và chống viêm mạnh.
Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc dùng cho bệnh nhân khô khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn.
Vật lý trị liệu chữa khô khớp gối
Trong trường hợp khô khớp gối nặng, người bệnh không thể tự vận động hoặc luyện tập tại nhà có thể can thiệp vật lý trị liệu. Giải pháp này có tác dụng điều chỉnh tính ổn định của các ổ khớp và tăng tiết dịch nhầy bôi trơn, giảm đau và phục hồi chức năng của khớp gối.
Vật lý trị liệu khô khớp gối nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn và đi theo phác đồ bài bản. Điều này giúp tăng cao hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng do thực hiện không đúng thao tác.
Vật lý trị liệu giúp ổn định khớp và giảm dịch tiết nhầy ở khớp
Phẫu thuật điều trị khô khớp gối
Nếu trường hợp khớp gối bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị bại liệt, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khớp gối. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp gối hoặc loại bỏ một phần của ổ khớp kết hợp với việc kích thích tái tạo ổ khớp.
Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?
Song song với quá trình điều trị, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp. Điều này góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.
Khô khớp gối nên ăn gì?
Người bệnh khô khớp gối nên tập trung bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp như:
Thực phẩm chứa omega-3: Chất này giúp giảm đau, chống viêm và giảm khô khớp hiệu quả. Omega 3 có nhiều trong cá biển, hạt lanh, hạnh nhân, dầu gan cá tuyết,...
Nhóm thực phẩm chứa nhiều axit alpha-linolenic: Chứa nhiều trong hạt lanh, đậu nành, hạt cải dầu, tía tô, hạt chia.,... Nhóm chất này giúp kích thích tăng tiết dịch khớp bôi trơn, giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
Một số loại thực phẩm khác: Nhóm thực phẩm có chứa vitamin C, vitamin D, vitamin K2,...
Khô khớp gối nên kiêng gì?
Với người bị khô khớp gối nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau:
Nội tạng động vật
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Thức ăn chứa nhiều muối như cà muối, dưa muối,...
Thực phẩm chứa nhiều chất ngọt.
Các chất kích thích và đồ có cồn.
Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì
Cách phòng ngừa bệnh khô khớp gối
Thay vì để bệnh khô khớp gối hình thành và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, mọi người có thể phòng ngừa bằng một số cách dưới đây:
Cân bằng cân nặng ở mức an toàn.
Tránh đứng hoặc ngồi lâu ở một vị trí, nên đi lại vận động mỗi giờ 1 lần khoảng 5 - 10 phút.
Hạn chế mang vác đồ nặng hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở chân quá lâu dẫn đến tổn thương và giảm tiết dịch nhầy.
Cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
Thường xuyên xoa bóp ổ khớp và các mô mềm để khớp được thư giãn, kích thích máu lưu thông và giảm nguy cơ bị khô khớp.
Với người lớn tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như glucosamine để giảm nguy cơ thoái hóa và nguy cơ bị khô khớp.
Cần loại bỏ thuốc lá, chất kích thích ra khỏi cuộc sống hàng ngày bởi chúng có khả năng đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp.
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng sức khỏe cho cơ thể và duy trì sự dẻo dai cho hệ xương khớp, tránh tình trạng khô khớp.
Tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng xương khớp liên quan và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khô khớp gối ngày càng xảy ra phổ biến và có xu hướng trẻ hóa và thường xảy ra với người ngồi nhiều, ít vận động, người cao tuổi. Bạn nên sớm can thiệp điều trị để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận