Trượt đốt sống, hay còn có tên gọi khác là trượt đốt sống thắt lưng và vấn đề liên quan đến đốt sống, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết tới bạn đọc, giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết và có phương án can thiệp kịp thời.
Trượt đốt sống là bệnh gì?
Bệnh trượt đốt sống có thể gặp khi đốt sống trượt ra trước hoặc sau, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, nhưng phổ biến nhất là cổ và thắt lưng. Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh được chia thành 5 loại:
Loại I: Yếu tố di truyền bẩm sinh, do xương khớp không phát triển
Loại II: Thường ở eo, chủ yếu do gai cột sống gây ra
Loại III: Do quá trình thoái hóa xảy ra song song với viêm xương khớp
Loại IV: Thường hình thành trong quá trình gãy xương, trật khớp hoặc tổn thương khác.
Loại V: Bệnh lý nhiễm trùng, ung thư hoặc các biến chứng của bệnh xương khớp.
Hình ảnh trượt đốt sống
Nguyên nhân gây bệnh trượt đốt sống
Có nhiều yếu tố gây nên bệnh trượt đốt sống, chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau như:
Do bẩm sinh: Vị trí đốt sống sai lệch ngay từ khi sinh ra, các chuyên gia còn gọi đây là trượt đốt sống do quá trình phát triển rối loạn, xảy ra khi thai nhi hình thành xương sống.
Do khuyết eo: Nguyên nhân do khiếm khuyết hoặc tổn thương ở các dây chằng nối đốt sống trên và dưới. Nguyên nhân này thường xuất hiện và phát triển khi người bệnh trong giai đoạn dậy thì.
Thoái hóa vùng đĩa đệm: dẫn đến đốt sống chịu tổn thương, nhất là trục trước của cột sống.
Chấn thương cột sống: Gây gãy cuống, vỡ mấu khớp, dẫn đến tổn thương trụ sau, cột sống không còn vững chắc.
Một số bệnh lý như nhiễm khuẩn, ung thư, loãng xương.. có thể gây ra vết hoại tử, phá hủy cấu trúc cột sống, mất cân bằng giữa 2 trục vận động.
Biến chứng phẫu thuật: Các bác sĩ cắt bỏ phần cung, mấu khớp,... nên người bệnh có nguy cơ cao bị trượt đốt sống. Tỷ lệ này đặc biệt cao nếu xương sống của người bệnh không chắc khỏe ngay từ đầu.
Những nguyên nhân gây bệnh trượt đốt sống
Những triệu chứng phổ biến của bệnh
Tùy thuộc vào mức độ trượt của đốt sống và vị trí mà người bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể như:
Giai đoạn đầu: Đau đớn thoáng qua hoặc không cảm thấy gì
Giai đoạn đau vùng đốt sống bị trượt (thường là thắt lưng): Cơn đau xảy ra nhiều hơn, xuất hiện ở nhiều ở mọi tư thế, lan dần xuống vùng đùi, mông, cẳng chân, bàn chân. Đau hơn khi cột sống phải chịu tác động như cúi người, ho, vặn mình, nằm nghỉ cơn đau giảm bớt. Ngoài ra, người bệnh sẽ thấy khó khăn trong vận động, khi thay đổi tư thế
Giai đoạn nặng: Tư thế và dáng đi bị dị dạng, thay đổi, đùi trong căng cơ, người khom về phía trước. Các cơn đau chuyển sang mãn tính, liên tục và dữ đội, chỉ giảm bớt khi dùng áo nẹp.
Các phương pháp chẩn đoán trượt đốt sống
Nếu cơ thể bạn xuất hiện những điều sau, hãy đến ngay các cơ sở y tế được cấp phép để được hỗ trợ sớm nhất:
Cơn đau liên tục kéo dài, mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc nghỉ ngơi nhưng không đỡ.
Tình trạng bứt rứt, tê bì chân tay ngày càng nặng hơn
Khó khăn trong vận động, cần người trợ giúp
Cảm giác phần xương sống (đặc biệt là lưng) gù đi, cong vẹo sang một bên.
Khi đến các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện những phương pháp chẩn đoán sau:
Chụp X-quang (Phổ biến nhất): Kiểm tra hình thái hiện tại của cột sống ở nhiều tư thế như thẳng, chệch ¾ hoặc ưỡn hết cỡ.
Chụp CTScan: Kiểm tra và đánh giá sơ bộ cấu trúc xương, mức độ trượt và các yếu tố tác nhân gây trượt đốt sống như eo chịu tổn thương, mấu khớp, ống sống hẹp,..
Cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá sự tổn thương của mô mềm, sự chèn ép của dây thần kinh ở vùng xương cột sống, phát hiện sớm những nguyên nhân chèn ép thần kinh.
Phương pháp chụp X-quang chẩn đoán trượt đốt sống
Những biến chứng của bệnh? Trượt đốt sống có chữa được không?
Bệnh trượt đốt sống có thể chữa khỏi không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như mức độ trượt, khả năng phục hồi, thể trạng người bệnh. Nếu bệnh nhân sớm điều trị khả năng phục hồi sẽ cao hơn rất nhiều, tỷ lệ thành công cũng tăng và ngược lại.
Nếu không điều trị sớm, người bệnh có khả năng phải đối diện với những biến chứng nặng nề như:
Cơn đau từ thắt lưng lan dần xuống chân, khó khăn trong việc đi lại, căng cơ, đau đùi, khó khăn khi cúi, ngửa hoặc có hoạt động liên quan đến đốt sống.
Bại liệt
Loãng xương
Các cách điều trị trượt đốt sống hiệu quả
Điều trị nội khoa
Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp can thiệp nội khoa sau để khắc phục tình trạng trượt của đốt sống như:
Sử dụng áo nẹp để cố định vùng đốt sống bị tổn thương, chỉ định những cách hoạt động đúng chuẩn.
Chỉ định nghỉ ngơi, nằm yên một chỗ khi cơn đau dữ dội
Dùng những loại thuốc giảm đau, chống viêm
Điều trị bằng những phương pháp như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập thể dục tăng cường cơ lưng, đùi, bụng.
Giữ cân nặng và vóc người hợp lý
Áo nẹp để cố định vùng đốt sống bị tổn thương
Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị cuối cùng dành cho những bệnh nhân có tình trạng trượt quá nặng:
Vấn đề trượt đốt sống đã điều trị tích cực bằng nội khoa liên tiếp 6 tuần nhưng không có hiệu quả.
Người bệnh đau nhiều, mặc dù đã dùng thuốc hoặc nghỉ ngơi nhưng vẫn không giảm đau.
Bệnh đã gây những biến chứng nặng như: Liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang,....
Trượt bẩm sinh, khuyết eo ở trẻ nhỏ
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh trượt đốt sống người bệnh cần nắm rõ. Tuy không trực tiếp nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận