Phồng Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Hiệu Quả

Phồng Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Hiệu Quả


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Phồng đĩa đệm là biểu hiện của quá trình thoái hóa tự nhiên đang diễn ra ở cột sống. Tình trạng này gây ra các triệu chứng đau nhức khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. 

Phồng đĩa đệm là gì? 

Đĩa đệm là bộ phận nối giữa đốt sống trên cơ thể với nhau. Trong đĩa đệm có bao xơ bọc ngoài nhân nhầy, giúp giảm ma sát và chống sốc, kết nối các đốt sống di chuyển cùng nhau một cách linh hoạt. Bằng nhiều tác động khác nhau, đĩa đệm có thể bị tổn thương và bào mòn. Một trong những hiện tượng khá phổ biến là phồng đĩa đệm. 

Phồng đĩa đệm là gì? Bệnh lý này còn được gọi là phình hoặc lồi đĩa đệm. Những đĩa đệm bị phồng thường sẽ nghiêng hẳn sang bên phải hoặc trái, gây đau hoặc ngứa ở một bên cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng, vùng ức và giữa các xương sườn. 

Phồng đĩa đệm còn được gọi là phình, lồi đĩa đệm

Phồng đĩa đệm còn được gọi là phình, lồi đĩa đệm

Nếu không sớm phát hiện phồng đĩa đệm và can thiệp điều trị, bệnh có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Một số trường hợp thì đĩa đệm chèn vào dây thần kinh và gây đau vùng lưng mãn tính. 

Theo các chuyên gia xương khớp, phồng đĩa đệm có thể chia thành các loại sau: 

  • Phồng đĩa đệm cột sống cổ: Xảy ra ở vùng cột sống cổ từ C2 đến C7. Phồng đĩa đệm cổ gây đau cổ mãn tính, tê, yếu và ngứa râm ran, thậm chí đau lan xuống cánh tay. 

  • Phồng đĩa đệm thắt lưng: Xảy ra các đốt sống L4 - L5 và L5 - S1. Các triệu chứng phổ biến là đau lưng mãn tính, đau thần kinh tọa ở một hoặc cả hai chân. 

  • Phồng đĩa đệm sau các chấn thương: Các chấn thương khiến nhân mềm gây áp lực lên bao xơ và dẫn đến phồng đĩa đệm. 

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm 

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị phồng đĩa đệm cao, cụ thể: 

  • Sai tư thế: Ngồi hoặc đứng làm việc sai tư thế, giữ nguyên cơ thể ở một vị trí quá lâu có thể khiến đĩa đệm bị bào mòn nhanh chóng và tổn thương. 

  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn, tạo áp lực lớn lên đĩa đệm nên làm tăng nguy cơ bị phình đĩa đệm. Thậm chí, một số trường hợp có thể bị thoái hóa đốt sống và các khớp xương. 

  • Tính chất nghề nghiệp: Người thường xuyên làm việc nặng, uốn hoặc xoắn cột sống có nguy cơ bị phồng đĩa đệm hơn so với bình thường. 

  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa các chất thúc đẩy nguy cơ bị thoái hóa cột sống. Từ đó, các hiện tượng lỗi đĩa đệm xảy ra nhanh hơn so với bình thường. 

  • Ít vận động: Người lười vận động hoặc vận động quá nhiều đều có nguy cơ cao bị phồng đĩa đệm. Khi ít vận động, các khớp thường kém linh hoạt đi và khó chống lại các tác động lực mạnh. 

  • Chấn thương: Các chấn thương ở vùng cột sống có nguy cơ dẫn đến phồng đĩa đệm. 

Có nhiều nguyên nhân gây phồng đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây phồng đĩa đệm

Việc xác định nguyên nhân gây phồng đĩa đệm có vai trò quan trọng. Qua căn nguyên gây bệnh, các bác sĩ và chuyên gia có thể định hướng được phương pháp điều trị bệnh phù hợp, cho hiệu quả cao hơn. 

Dấu hiệu và triệu chứng của phồng đĩa đệm 

Các triệu chứng của phồng đĩa đệm thường được đánh giá qua từng giai đoạn với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số người thậm chí không có biểu hiện ban đầu nhưng khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu sẽ dần lộ ra ngoài. Bạn có thể nhận biết qua các biểu hiện sau: 

  • Đau lưng và đau nhiều hơn khi cử động hoặc hắt hơi. 

  • Co thắt ở cơ lưng. 

  • Yếu và tê chân hoặc cả bàn chân. 

  • Khả năng vận động ở bàn chân, đầu gối và mắt cá chân bị suy giảm. 

  • Khả năng kiểm soát bàng quang và ruột bị hạn chế. 

  • Di chuyển hoặc đi bộ gặp khó khăn. 

  • Ngứa ran hoặc đau ở vị trí các đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ hoặc vai. 

Trong trường hợp phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, ở giai đoạn đầu có thể nhận biết qua các triệu chứng như: 

  • Đau do đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh.

  • Tê hoặc ngứa ran ở một hoặc hai chân. 

  • Yếu cơ khi các tín hiệu ở não bị gián đoạn. 

  • Các vấn đề xảy ra ở ruột và bàng quang. 

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh. 

Bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? 

Những câu hỏi như bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không hay phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không là vấn đề hầu hết bệnh nhân nào cũng thắc mắc. Về vấn đề này, các chuyên gia lý giải như sau: 

Câu hỏi: Bị phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không? 

Thực tế về tình trạng phồng đĩa đệm vùng cổ hoặc lưng có thể tự khỏi ngay cả khi chưa can thiệp điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ ở các trường hợp này là không cao. Nhưng mọi người vẫn có thể áp dụng các biện pháp để đĩa đệm lành lại. 

Trung bình thời gian để chữa lồi đĩa đệm là khoảng 4 - 6 tuần, hoặc có thể lâu hơn. Khi chức năng của đĩa đệm được phục hồi, vị trí lồi cải thiện dần thì cơn đau cũng sẽ giảm và biến mất dần. 

Câu hỏi: Bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? 

Lồi đĩa đệm không nguy hiểm nếu như được điều trị hoặc tự khỏi. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể gây ra một số biến chứng như: 

  • Đau cột sống, tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. 

  • Làm mất chức năng của ruột và bàng quang. 

  • Gây teo tay và cơ bắp chân. 

  • Mất cảm giác tại vùng phồng đĩa đệm. 

  • Đau dây thần kinh tọa ở chân hoặc cánh tay.

Phồng đĩa đệm gây đau nhức khó chịu cho người bệnh

Phồng đĩa đệm gây đau nhức khó chịu cho người bệnh

Chẩn đoán phồng đĩa đệm

Có nhiều cách khác nhau để chẩn đoán và đánh giá bệnh phồng đĩa đệm. Thông thường, các bác sĩ chỉ định cách phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Cụ thể: 

  • Khám lâm sàng: Cảm nhận bằng tay ở vị trí đĩa đệm bất thường, kiểm tra các hoạt động uốn cong cổ về phía trước, nâng chân lên,... kiểm tra sức mạnh cơ bắp và các phản xạ. Qua đó, đánh giá được phần nào tình trạng bệnh. 

  • Xét nghiệm chẩn đoán: Một số xét nghiệm phổ biến để đánh giá bệnh phồng đĩa đệm là chụp CT hoặc chụp tủy đồ, chụp MRI. Các hình ảnh thu về cho kết quả chính xác tình trạng đĩa đệm hư vị trí đĩa đệm bị phồng hoặc các rễ thần kinh bị chèn ép. 

Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm 

Dưới đây là một số phác đồ điều trị được nhiều người bệnh phình đĩa đệm tìm hiểu và áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo: 

Mẹo chữa phồng đĩa đệm 

Thông qua cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và các mẹo cơ bản, tình trạng đau nhức do phồng đĩa đệm gây ra có thể được khắc phục hiệu quả. Một số mẹo phổ biến là: 

Vật lý trị liệu 

Dùng máy móc hỗ trợ hoặc áp dụng các bài tập giúp tăng cường tác động lên cơ bắp ở vùng quanh cột sống, các bài kéo giãn và giảm áp lực cho cột sống. 

Ngoài ra, các biện pháp như chườm nóng, chườm lạnh cũng có hiệu quả giảm đau do phồng đĩa đệm gây ra. 

Mẹo dân gian 

Sử dụng các thảo dược tự nhiên để giảm đau do phồng đĩa đệm gây ra như: 

  • Chuối hột: Chặt ngang thân chuối hột và khoét một lỗ ở trong, đổ đường phèn vào và bịt thân lại bằng túi nilon. Để trong 1 ngày thì chắt lấy nước để uống. Trong nước có các tinh chất giúp giảm đau như saponin, coumarin, flavonoid, uronic,... 

  • Chữa bằng đu đủ xanh: Lấy 1 quả đu đủ xanh cắt đầu và đổ rượu nếp vào, đậy lại và đem đi chưng cách thủy. Khi đu đủ chín, dằm nguyễn ra để đắp lên vùng đĩa đệm bị phình. 

  • Gạo lứt và đường đỏ: Dùng 500g gạo lứt rang giòn rồi xay thành bột. Mỗi lần dùng 2 thìa bột pha với khoảng 200ml nước và đường đỏ để uống. Nên uống trước bữa ăn. 

Mẹo dân gian chữa phồng đĩa đệm

Mẹo dân gian chữa phồng đĩa đệm

Chữa bệnh bằng tây y

Điều trị bảo tồn và phẫu thuật ngoại khoa là hai cách trị lồi đĩa đệm phổ biến của Tây y. 

Điều trị bảo tồn 

Cách này được chỉ định chủ yếu cho đối tượng người bệnh mới chớm bệnh và có các triệu chứng nhẹ. Một số thuốc phổ biến được các bác sĩ kê đơn là: 

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc này không cần kê đơn, thuộc nhóm chống viêm NSAID. Ngoài ra có thể dùng một số loại kem bôi tại chỗ giúp giảm đau và giảm cứng cơ. 

  • Thuốc giảm đau theo toa: Nếu thuốc giảm đau thường không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang thuốc giảm đau kê toa có tác dụng mạnh hơn. Thuốc này dùng cho thời gian ngắn và có nguy cơ gây ra tác dụng phụ. 

  • Thuốc tiêm corticosteroid: Dùng cho những trường hợp có biểu hiện phồng đĩa đệm có sưng viêm. 

Phẫu thuật phồng đĩa đệm 

Phẫu thuật được chỉ định trong một số trường hợp bệnh nhân bị nặng và áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không cho kết quả. Ngoài ra, những người bị phồng đĩa đệm có biến chứng mất kiểm soát bàng quang và đường ruột, bị chèn ép dây thần kinh cũng cần được phẫu thuật điều trị. 

Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật chính là nội soi hoặc mổ mở. Bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ để được chọn phương án tốt nhất khi thực hiện. 

Đông y chữa phồng đĩa đệm 

Đông y là một trong những cách chữa phồng đĩa đệm an toàn và cho hiệu quả cao hàng đầu. Hiện đây đang là xu hướng được khá nhiều người bệnh lựa chọn. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo: 

Bài thuốc 1: 

  • Sử dụng cỏ xước làm vị thuốc chính (300g), kết hợp đỗ trọng và ý dĩ (20g), lá lốt (16g). 

  • Rửa sạch các nguyên liệu và sắc trong ấm liên tục đến khi còn khoảng 2 bát nước. 

  • Chia ra uống sau các bữa ăn chính và lặp lại đều đặn trong nhiều ngày. 

Bài thuốc 2: 

  • Sử dụng các thảo dược võng lạt đa, lá lốt, cỏ xước, tầm gửi cây gạo, rau dền gai, cỏ ngươi,... 

  • Đem nguyên liệu sắc với nước đến khi còn khoảng hơn 1 bát nước, chia uống nhiều lần trong ngày. 

Đông y chữa phồng đĩa đệm an toàn, hiệu quả

Đông y chữa phồng đĩa đệm an toàn, hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm 

Thực tế, việc ngăn chặn phồng đĩa đệm không hề dễ dàng bởi tình trạng này xảy ra một phần do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách để hạn chế bệnh hình thành như: 

  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp để giảm áp lực lên cột sống. 

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tăng cường các cơ xung quanh cột sống. 

  • Nên vận động nhẹ nhàng. 

  • Không mang vác vật nặng. 

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin nhóm D, B, E, omega 3, chất xơ,... 

  • Đi khám bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường nghi ngờ bị phồng đĩa đệm. 

Nhìn chung, bệnh phồng đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ ai và có nguy cơ phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Việc phát hiện và điều trị bệnh từ sớm là quan trọng, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh hình thành biến chứng. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. 

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết