Tập thể dục là hoạt động rất tốt và cần thiết cho sức khỏe, giúp các cơ xương khớp được vận động trơn tru. Vậy đối với người bị thoái hoá cột sống có nên tập thể dục hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nên tập thể dục không?
Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý thoái hóa xảy ra ở vùng cột sống cổ. Ban đầu, các khớp xương bị tổn thương, giảm hoặc mất chức năng, sau đó lan tỏa tổn thương đến dây chằng và các sụn khớp. Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thường khá mờ nhạt, người bệnh thường bỏ qua khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Các bài tập thể dục rất cần thiết với bệnh thoái hóa cột sống cổ
Ngày nay, bệnh thoái hóa cột sống cổ đã trở thành một căn bệnh phổ biến, có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người thường nghĩ rằng khi bị các vấn đề liên quan đến xương khớp thì nên hạn chế các vận động thể chất, vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp lên sự di chuyển của xương khớp, làm tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
Khi không vận động cổ thường xuyên và giữ nguyên cổ ở một vị trí, các cơ, khớp xương trở nên kém linh động. Dịch khớp từ đó bị giảm tiết, gây mất tính trơn tru tại khớp. Ngoài ra, khi không vận động cổ thường xuyên, các mạch máu cũng sẽ giảm lưu thông, giảm lượng máu tới. Từ đó giảm chất dinh dưỡng cung cấp cho khớp cổ, tăng nguy cơ thoái hóa cũng như làm tình trạng thoái hóa trở nên nặng hơn.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp và đúng cách sẽ không gây hại gì tới người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ mà còn đem lại rất nhiều lợi ích:
- Kiên trì vận động sẽ giúp các màng dịch khớp được linh hoạt hơn làm giảm đáng kể tình trạng đau cứng cổ.
- Các dây chằng bao quanh khớp, các cơ được co duỗi thường xuyên sẽ vững chắc và có được độ đàn hồi tốt, giúp cải thiện sức mạnh của cơ xương khớp, cải thiện được chất lượng sụn khớp.
- Vận động thường xuyên làm tăng tốc độ lưu thông máu, tăng khả năng hồi phục cơ xương khớp cũng như phòng triệu chứng tái phát một cách hiệu quả.
- Ngoài ra, luyện tập thể dục thường xuyên còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm trọng tải lên khớp.
- Tập luyện cũng giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, tăng cường sức đề kháng nâng cao sức khỏe.
Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì ?
Khi cột sống cổ bị thoái hóa, khả năng vận động của đốt sống sẽ giảm. Vì vậy, nếu chọn các bài tập thể dục mạnh hoặc tập sai tư thế sẽ khiến đốt sống bị tổn thương nặng hơn. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ các bài tập thể dục phù hợp với bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng và luyện tập đúng cách để đảm bảo an toàn, đồng thời giúp giảm tình trạng đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Đi bộ
Đi bộ là bài tập thể dục nhẹ nhàng, tác động lên toàn khối cơ xương của cơ thể, đơn giản dễ thực hiện, do đó, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ có thể áp dụng hằng ngày. Khi đi bộ, người bệnh nên kết hợp với động tác xoay cổ nhẹ nhàng sẽ giúp cho hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng đau cứng cổ.
Các bài tập cổ
Bài tập gập cổ lên xuống
Tư thế gập cổ lên xuống hết sức giúp dây chằng và cơ được co giãn một cách hiệu quả, giúp giảm tình trạng cứng cổ, cử động dễ dàng hơn.
Bài tập gập cổ lên xuống giúp gia tăng khả năng vận động của khớp cổ
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.
- Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể, để gáy tựa vào vai, và mắt nhìn về phía sau.
- Sau đó từ từ nâng cổ lên rồi cúi mặt xuống thấp nhất, cố gắng để phần cằm có thể chạm tới ngực. Song song kết hợp hít thở sâu trong suốt bài tập.
- Thực hiện liên tục 10 lần động tác.
Lưu ý: Khi mới bắt đầu thực hiện có thể chưa quen nên không thể gập hoặc ngửa cổ hết sức, không nên gắng sức quá.
Bài tập xoay cổ
Bài tập này giúp các cơ bao quanh sụn khớp cổ trở nên đàn hồi, màng dịch cũng được tác động tăng tiết dịch giúp làm giảm ma sát giữa các khớp, giảm tình trạng đau đáng kể.
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.
- Từ từ xoay đầu sang trái và giữ nguyên tư thế trong 10 giây.
- Tiếp đến từ từ xoay đầu lại tư thế ban đầu và tiếp tục thực hiện tương tự sang bên phải.
- Thực hiện nhẹ nhàng lặp lại động tác 10 lần.
Lưu ý: Khi mới bắt đầu luyện tập, bạn nên tập chậm, xoay cổ nhẹ nhàng tránh tác động mạnh làm cơn đau tái phát.
Bài tập nhún vai
Bài tập này không những chỉ tác động vùng cổ và còn giúp vùng vai và gáy được tác động, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn lưu thông máu tới các vùng này, giảm tình trạng cơn đau lan tỏa.
Bài tập nhún vai tác dụng lên cả vùng cổ và vai gáy
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.
- Từ từ nâng hai vai lên và giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây rồi quay lại tư thế ban đầu.
Ngoài ra có thể thực hiện bài tập này theo một cách khác: Nâng vai phải và giữ trong 5 giây, rồi chuyển sang nâng vai trái và cũng giữ trong vòng 5 giây. Thực hiện liên tục động tác 10 lần trong mỗi buổi tập.
Lưu ý: Chọn một trong hai cách để thực hiện, không thực hiện đồng thời, kiên trì tập đủ cường độ để có hiệu quả.
Bài tập xoay tròn cổ
Động tác xoay tròn cổ tác động đến tất cả cơ, khớp, dây chằng quanh cổ, đẩy nhanh quá trình phục hồi cột sống một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.
- Từ từ xoay đầu xung quanh cổ từ bên trái sang bên phải, từ trước ra sau, tạo thành một vòng tròn trong mỗi lần xoay.
- Làm tương tự các bước như trên sang bên phải.
- Thực hiện động tác 10 lần cho mỗi buổi tập.
Bài tập căng cơ cổ
Các cơ quanh cổ nhờ bài tập này sẽ được căng giãn tối đa, giúp cơ trở nên đàn hồi, linh hoạt hơn, giúp người tập cử động cổ dễ dàng hơn.
Bài tập căng cơ cổ giúp vùng cổ được thư giãn, giảm đau hiệu quả
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.
- Bắt đầu đan hai tay đặt phía sau đầu, đồng thời đầu dồn sức ra phía sau. Lúc này hai tay dùng lực đẩy phần đầu về phía trước. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây sau đó, quay lại tư thế ban đầu.
- Thực hiện lặp lại bài tập 10 lần.
Lưu ý: Động tác này có độ khó tương đối cao, người thực hiện cần hết sức cẩn thận để tránh gây tổn thương tới đốt sống cổ.
Bài tập nghiêng cổ
Nghiêng cổ khiến cho các dây chằng, cơ cũng như màng hoạt dịch được tác động tối đa, làm tăng khả năng tiết dịch của màng, giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.
- Bắt đầu nghiêng cổ nhẹ nhàng từ từ sang bên trái rồi nghiêng cổ sang bên phải.
- Thực hiện động tác liên tục 10 lần.
Đối với người mới thực hiện có thể sẽ gặp khó khăn do khớp xương chưa được linh hoạt, do đó cần tập các động tác nhẹ nhàng, không nên gắng sức quá, đặc biệt nên kiên trì tập đủ các động tác để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số tư thế yoga
Ngoài các bài tập trên, người bệnh có thể tham khảo thêm các bài tập yoga nhẹ nhàng có tác động lên cổ, vai, gáy để khắc phục, giảm cơn đau. Không những thế, tập yoga còn giúp hệ tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, làm tăng lưu lượng máu tới nơi tổn thương bị thoái hóa khiến quá trình hồi phục xương khớp diễn ra nhanh hơn và làm giảm đáng kể tình trạng tê bì tay chân máu tới cung cấp đủ nuôi dưỡng các dây thần kinh.
Những lưu ý khi tập luyện cho người thoái hóa cột sống cổ
Vì khi hoạt động thể dục sẽ có những tác động trực tiếp lên xương khớp - nơi đang bị tổn thương thoái hóa. Vì vậy, khi chọn lựa bài tập thể dục, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chon bài tập một cách phù hợp với bản thân để tránh các tác động khiến các cơn đau vùng cổ trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là nên tìm đến lời khuyên của các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc các huấn luyện viên có chuyên môn kỹ thuật cao.
- Cần theo dõi tiến độ tập luyện và tình trạng, cường độ các cơn đau để có những giải pháp khắc phục kịp thời.
- Cần thực hiện động tác theo đúng kỹ thuật, đặc biệt chú ý vị trí đầu và cổ vì nếu tập sai cách sẽ khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.
- Khi các bài tập áp dụng thấy phù hợp, nên tập luyện theo cường độ tăng dần để cơ thể điều chỉnh và thích nghi kịp thời cũng như giúp tăng hiệu quả tập luyện
- Ngoài tập thể dục, cần tránh các thói quen sinh hoạt làm tăng tình trạng thoái hóa cột sống cổ như: tránh đọc sách, ngồi máy vi tính hoặc lái xe quá lâu…
- Đồng thời người bệnh nên thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng xương khớp.
- Cần lưu ý rằng, dù có những tác dụng nhất định trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ nhưng các bài tập thể dụng chỉ mang tính chất bổ trợ, hỗ trợ làm giảm cơn đau, không mang tính chất điều trị bệnh dứt điểm.
Khương Thảo Đan - Giải pháp cho thoái hóa cột sống cổ
Dù có những công dụng giảm đau hiệu quả nhưng các bài tập thể dục chỉ hỗ trợ phần nào quá trình điều trị bệnh. Vì nguyên nhân đó, nhiều bài thuốc chữa thoái hóa cột sống cổ đã được nghiên cứu, trong đó Khương Thảo Đan được coi là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ.
Khương Thảo Đan - Giải pháp cho thoái hóa cột sống cổ
Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu trực tiếp bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần cần thiết cho sự phục hồi sụn khớp cùng các thảo dược tự nhiên.
Trên đây là bài viết về căn bệnh thoái hóa cột sống cổ cũng như một số phương pháp giúp giảm triệu chứng của cơn đau do thoái hóa cột sống cổ gây nên. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận